Giải pháp để thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 81)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.2. Giải pháp để thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ

Với vị trí là cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, trƣớc hết mỗi cán bộ Kiểm sát viên của ngành kiểm sát khi thực hiện nhiệm vụ phải nhận thức đầy đủ vị trí vai trò của VKS trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và trong khởi tố vụ án nói riêng.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trƣớc hết ở giai đoạn khởi tố vụ án Kiểm sát viên phải nắm chắc những vấn đề lý luận về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, về đối tƣợng và phạm vi của hai hoạt động này.

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Kiểm sát viên phải nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các tố giác và tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT. Có biện pháp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nhƣ Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra nhà

23 Phạm Mạnh Hùng (2007), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quan hệ giữa Viện kiểm sát và cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát (18), tr. 45 – 48.

nƣớc, Thuế, Quản lý thị trƣờng ... để kịp thời nắm đƣợc các vi phạm có dấu hiệu tội phạm, từ đó yêu cầu các cơ quan đó chuyển hồ sơ cho CQĐT xử lý.Bên cạnh đó, tăng cƣờng tuyên truyền chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát để nhân dân hiểu, cung cấp cho VKS các thông tin về tội phạm.

Nắm chắc các căn cứ khởi tố vụ án hình sự, và không khởi tố vụ án hình sự có căn cứ, đúng pháp luật.Nâng cao trách nhiệm pháp lý của mình trong việc áp dụng các biện pháp bắt khẩn cấp, tạm giữa, khám xét bảo đảm có căn cứ và đúng pháp luật. Đối với các trƣờng hợp phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, và khám xét, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ và chỉ phê chuẩn khi có đủ căn cứ đƣợc quy định trong BLTTHS.

Trong hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng, tử thi phải tham gia nhanh chóng, nghiêm túc và sát sao nhằm nắm tình hình ban đầu và kịp thời đề ra các yêu cầu đảm bảo cho hoạt động khám nghiệm đúng trình tự, thủ tục luật định và việc phát hiện dấu hiệu của tội phạm đƣợc nhanh chóng, chính xác.

3.2.3. Giải pháp về tăng cường công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo điều hành

Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Viện trƣởng VKS các cấp, kết hợp với tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án. Với vai trò là ngƣời lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ những hoạt động của VKS, đòi hỏi trƣớc hết Viện trƣởng các cấp phải tham gia trực tiếp vào những hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp quan trọng, bảo đảm các quyết định pháp lý đƣợc ban hành phải đúng đắn, hợp pháp, có căn cứ.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Viện trƣởng cấp trên đối với Viện trƣởng cấp dƣới trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp

ở giai đoạn khởi tố vụ án, Viện trƣởng cấp trên cần có biện pháp để các VKS cấp dƣới thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê, chế độ thỉnh thị nghiệp vụ, đồng thời phải tạo cơ chế chặt chẽ trong việc xử lý các thông tin báo cáo, trả lời thỉnh thị của VKS cấp trên. Viện trƣởng cấp trên phải tăng cƣờng sự chỉ đạo đồng thời với việc tăng cƣờng biện pháp kiểm tra các hoạt động của cấp dƣới, nhƣ quy định chế độ giao ban công tác giữa VKS cấp trên đối với VKS cấp dƣới, lập các đoàn kiểm tra công tác, ...

Bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của Viện trƣởng cũng phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc thực hiên chức năng, nhiệm vụ. Việc nâng cao trách nhiệm của Viện trƣởng cần gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm sát viên, không nên quá coi trọng trách nhiệm của Viện trƣởng mà hạ thấp vai trò của Kiểm sát viên dẫn đến tình trạng Kiểm sát viên không phát huy đƣợc tính chủ động, ỷ lại. Ngƣợc lại không nên quá coi trọng vai trò của Kiểm sát viên mà bỏ quên trách nhiệm của Viện trƣởng.Cuối cùng là đảm bảo và tăng cƣờng tính độc lập trong hoạt động của VKS các cấp.

3.2.4. Giải pháp về công tác cán bộ của ngành Kiểm sát

Tăng cƣờng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Cán bộ kiểm sát phải không ngừng rèn luyện ý thức chính trị, luôn luôn nắm vững các chủ trƣơng, chính sách của Đảng trong công tác phòng, chống tội phạm. Việc rèn luyện ý thức chính trị phải luôn đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của ngƣời cán bộ Kiểm sát theo nhƣ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn.” Việc xa rời rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức của ngƣời cán bộ kiểm sát sẽ dẫn đến việc dễ bị lợi ích vật chất, tinh thần cám dỗ và đi đến vi phạm pháp luật.

Cán bộ kiểm sát phải không ngừng học tập nâng cao trình độ pháp lý và trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Mỗi cán bộ phải ra sức học tập, nghiên cứu, tự nâng cao trình độ về mọi mặt, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của ngành và các thao tác nghiệp vụ đƣợc quy định trong các quy chế nghiệp vụ. Bên cạnh đó Lãnh đạo ngành kiểm sát cần có sự quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo cán bộ.

Tóm lại, để một ngƣời vô tội bị lâm vào vòng lao lý, đó không chỉ là điều đau khổ đối với bản thân họ mà đối với cả gia đình họ, nguyên nhân dẫn đến điều đó một phần là do những ngƣời tiến hành tố tụng. Để kẻ phạm tội nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, là một điều xã hội không thể chấp nhận đƣợc. Nguyên nhân một phần cũng là do những ngƣời tiến hành tố tụng. Vì vậy những ngƣời tiến hành tố tụng trong đó có các kiểm sát viên, những ngƣời có quyết định ảnh hƣởng đến sinh mạng chính trị của ngƣời khác, khi tiến hành tố tụng, ngoài chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, thì cần phải có đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp trong sáng, mới có thể giải quyết một cách đúng đắn, công minh chính xác mọi vấn đề góp phần bảo vệ công lý và pháp chế XHCN.

3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho ngành kiểm sát

Cần tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang bị cho các VKS trong thời gian tới là một yêu cầu khách quan để phục vụ tốt hơn cho hoạt động nghiệp vụ của ngành kiểm sát và yêu cầu này cũng chính là thực hiện một trong tám nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết số 08 -NQ/TW của Bộ chính trị đã nêu đó là: “Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tƣ pháp có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, có cơ chế chính sách hợp lý đối với cán bộ tƣ pháp. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí, phƣơng tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bƣớc hiện đại hóa các cơ quan tƣ pháp. Phấn đấu đến năm 2005 xây dựng đủ trụ sở và cơ sở làm việc của các cơ quan tƣ pháp từ trung ƣơng đến cấp huyện”. Do vậy, chúng tôi kiến nghị với các cấp, các ngành Trung ƣơng cần quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất mà cụ thể trƣớc mắt cần xây dựng trụ sở làm việc cho đơn vị nào chƣa có trụ sở làm việc; sửa chữa, cải tạo lại những trụ sở đã xuống cấp nghiêm trọng và đầu tƣ một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác nhƣ ở các huyện miền núi thì cần trang bị phƣơng tiện ô tô, hơn nữa trong thời gian tới thực hiện chủ trƣơng tăng thẩm quyền cho cấp huyện nên số lƣợng cán bộ ở các VKS cấp huyện sẽ tăng trong khi các trang thiết bị tối thiểu nhƣ bàn ghế hiện nay nhiều đơn vị không đủ các cán

bộ phải dùng chung bàn và tủ đựng tài liệu, vì vậy cũng cần trang bị đầy đủ trang thiết bị tối thiểu cho các VKS cấp huyện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với những yếu tố tác động làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện chức năng của VKS trong khởi tố vụ án hình sự đặt ra vấn đề cần phải có những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp.

Trƣớc hết cần phải có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể giúp hoạt động áp dụng các quy định của BLHS trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đƣợc thuận lợi.

Sửa đổi một số quy định của BLTTHS theo hƣớng quy định rõ hơn cơ chế để VKS quản lý, xử lý mọi tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố có hiệu quả, quy định lại thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cần có những quy định là cơ sở pháp lý để CQĐT thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các yêu cầu của VKS.

Sửa đổi bổ sung theo hƣớng quy định trách nhiệm, quyền hạn khởi tố vụ án chủ yếu thuộc về VKS, sau khi khởi tố vụ án VKS chuyển hồ sơ cho Cơ CQĐT để tiến hành điều tra. Trách nhiệm của CQĐT là thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của VKS.

Bên cạnh đó các giải pháp để thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ; tăng cƣờng công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo điều hành; tăng cƣờng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật; không ngừng học tập nâng cao trình độ pháp lý và trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và tăng cƣờng cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện làm việc là những đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của VKS ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Vai trò của VKS trong khởi tố vụ án hình sự” trên phƣơng diện tiếp thu chọn lọc những tri thức khoa học về quyền công tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS, trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về VKS trong khởi tố vụ án hình sự và thực trạng hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự, trong phạm vi đề tài, luận văn đã làm rõ một cách tƣơng đối có hệ thống những vấn đề sau đây:

1. Đã phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề về hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vai trò của VKS đối với hoạt động này.

2. Đã phân tích rõ một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án, khái niệm và đặc điểm khởi tố vụ án, cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án, trình tự khởi tố vụ án và ý nghĩa của khởi tố vụ án.

3. Đã phân tích đƣợc vai trò của VKS trong khởi tố vụ án, nêu ra đƣợc khái niệm nội dung đối tƣợng của quyền công tố, khái niệm và nội dung hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, đã nêu rõ nội dung của hoạt động thực hành quyền công tố trong khởi tố vụ án hình sự, đã nêu rõ nội dung của hoạt động thực hành quyền công tố trong khởi tố vụ án là những biện pháp pháp lý độc lập mà VKS thực hiện trong giai đoạn khởi tố vụ án bao gồm hoạt động phát động công tố - khởi tố vụ án và một số hoạt động khác nhƣ yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; và một số biện pháp khác nhƣ hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp, tạm giữ, khám xét; nội dung của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án là những biện pháp mà VKS không trực tiếp ra quyết định, qua công tác kiểm sát, nếu phát

hiện các vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án thì kiến nghị, yêu cầu xử lí, bổ sung khắc phục vi phạm.

4. Luận văn đã nghiên cứu nội dung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về VKS trong khởi tố vụ án hình sự, có sự so sánh giữa các quy định của BLTTHS 1988 và BLTTHS 2003. Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá một cách khoa học những kết quả đã đạt đƣợc qua những hoạt động của VKS các cấp trong khởi tố vụ án hình sự những năm qua. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc còn bộc lộ những tồn tại hạn chế nhất định. Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhƣng nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định của pháp luật chƣa phù hợp và bên cạnh đó là năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ Kiểm sát viên còn hạn chế. Từ những nguyên nhân đó là cơ sở để tác giả đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự.

5. Luận văn đã đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về VKS trong khởi tố vụ án hình sự, đáng chú ý là các kiến nghị nhằm tạo điều kiện để hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT đạt hiệu quả cao và một số giải pháp góp phần tạo điều kiện để VKS thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong khởi tố vụ án. Mở rộng thẩm quyền khởi tố vụ án cho VKS, sửa đổi luật theo hƣớng quy định thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về VKS, bổ sung những quy định về việc CQĐT phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu khởi tố vụ án của VKS. Bên cạnh đó là một số giải pháp trong quản lý, tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát, trong công tác cán bộ và kiến nghị tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất ....

Những kết quả đạt đƣợc trong luận văn của tác giả thể hiện sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân và sự thận tình chỉ bảo của thầy cô giảng viên trong

suốt quá trình học tập, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, một ngƣời thầy và là một ngƣời lãnh ðạo trong ngành.

Tuy vậy, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của học viên có hạn, chắc chắn nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên xin kính mong sự tiếp tục chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thiện kiến thức khoa học và phục vụ tốt cho công tác thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Hà Nội mới online (27/7/2010), “Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết: Xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, nghiêm minh.”

2. Lê Cảm (2001), “Những vấn đề lý luận về quyền công tố”, Tạp chí

Khoa học pháp luật (4).

3. Lê Cảm (2004), Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng

hình sự, Tạp chí Kiểm sát, (2).

4. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001) Giáo trình Luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)