Những tồn tại, hạn chế về hoạt động của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 60 - 64)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONGKHỞI TỐ VỤ ÁN

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế về hoạt động của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế về hoạt động của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự khởi tố vụ án hình sự

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự cũng nhƣ hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm.Những hạn chế đó đƣợc thể hiện dƣới các bình diện sau:

Trong việc khởi tố vụ án hình sự; yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án.Trong giai đoạn khởi tố vụ án VKS chủ yếu thực

hiện chức năng kiểm sát nhiều hơn. Một mặt do pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS hẹp, mặt khác do Kiểm sát viên chƣa nhận thức đầy đủ chức năng công tố, còn phụ thuộc nhiều vào CQĐT, vì vậy, tỷ lệ số vụ án mà VKS khởi tố so với tổng số vụ án đã khởi tố là rất nhỏ, cụ thể trong 05 năm từ 2008 tới 2013, tổng số vụ án đã khởi tố là 483.951vụ, trong đó số vụ án VKStrực tiếp khởi tố là 376 vụ, bằng khoảng 0,08%.

Đối với yêu cầu khởi tố vụ án của VKS thì số yêu cầu rất ít, trong năm năm từ 2008 đến 2013, các VKS trong cả nƣớc chỉ yêu cầu khởi tố 1.876 vụ,

trong đó CQĐT đã khởi tố 1.740 theo yêu cầu của VKS, chiếmtỉ lệ yêu cầu của VKS đƣợc CQĐT thực hiện chỉ đạt khoảng92%. Điều này phản ánh số lƣợng và chất lƣợng của các yêu cầu khởi tố của VKStƣơng đối cao.

Trong hoạt động tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong giai đoạn 2008 đến 2013 toàn ngành

kiểm sát đã thụ lý giải quyết số lƣợng tin báo, tố giác là:

Bảng số 5. SỐ TỐ GIÁC TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VIỆN KIỂM SÁT THỤ LÝ GIẢI QUYẾT Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số tố giác, tin báo VKS thụ lý giải quyết trong năm 96.098 120.098 112.145 98.675 92.335 101.347

Nguồn:Báo cáo tổng kết của VKS nhân dân tối cao các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2008 – 2013 VKS các cấp đã thụ lý giải quyết một số lƣợng rất lớn các tin báo, tố giác về tội phạm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho VKS kiểm sát tốt hơn hoạt động giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của CQĐT, kịp thời yêu cầu CQĐT tiến hành khởi tố vụ án, hoặc không khởi tố vụ án. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong giai đoạn từ 2008 đến 2013 VKS các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 1.876 và CQĐT đã khởi tố 1.740 (xem bảng số 4).

Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác và tin báo tội phạm còn có những mặt hạn chế tồn tại, đó là VKS các cấp còn thụ động trong công tác tiếp nhận các tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố mà chỉ tập trung chủ yếu kiểm sát việc giải quyết tố giác , tin báo và kiến nghị khởi tố, v́ vậy chƣa nhận đƣợc nhiều các tố giác , tin báo tội

phạm và kiến nghị khởi tố. Chƣa nắm đƣợc đầy đủ số tin báo mà CQĐT đã tiếp nhận, thụ lý và giải quyết nên không kiểm sát đƣợc hoạt động này. Sở dĩ có những tồn tại nêu trên là xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, công dân chƣa hiểu hết chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát, nên không đến tố giác với VKS khi có tội phạm xảy ra. Còn đối với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội khi phát hiện, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm thì hầu hết chỉ báo cho cơ quan công an mà không báo cho VKS biết để theo dõi hay các cơ quan đƣợc giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nhƣ Hải quan, kiểm lâm ... thì chƣa chủ động cung cấp thông tin về tội phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý cho VKS đƣợc biết.

Thứ hai, với việc chủ yếu thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các tố giác, tin báo về tội và kiến nghị khởi tố đã dẫn tới tình trạng là VKS không nắm đƣợc hết việc thụ lý các tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố hoặc chỉ nắm đƣợc các tố giác, tin báo về tội phạm mà CQĐT đánh giá là có khả năng điều tra khám phá vụ án đƣợc, còn các tin báo về tội phạm ẩn mà chƣa xác định đƣợc rõ đối tƣợng phạm tội thì thƣờng không báo cáo cho VKS biết, nên một số lƣợng không nhỏ các tố giác, tin báo về tội phạm sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của VKS, việc làm đó có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.

Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Bên cạnh những mặt đã làm đƣợc, trong thời gian qua công tác kiểm sát hoạt động khởi tố của VKS còn có những hạn chế tồn tại nhất định nhƣ vấn để xảy ra việc khởi tố oan, sai dẫn đến phải đình chỉ điều tra. Việc làm đó đã làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Là cơ quan đƣợc Nhà nƣớc giao trách nhiệm kiểm sát việc khởi tố nhằm bảo đảm cho việc khởi tố có căn cứ, đúng pháp luật nhƣng nhiều VKS chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm này, nên đã để cho CQĐT khởi tố vụ án tràn lan sau đó phải đình chỉ. Quá trình kiểm sát việc khởi tố chƣa

chặt chẽ, không nắm chắc các quy định pháp luật, việc khởi tố vụ án tràn lan, không có căn cứ, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật.Theo số liệu thống kê của VKS tối cao, trong toàn quốc, từ năm 2008 tới 2013 số vụ án và số bị can do CQĐT và VKS đình chỉ nhƣ sau:

Bảng số 6. SỐ VỤ ÁN VÀ SỐ BỊ CAN DO CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ VIỆN KIỂM SÁT ĐÌNH CHỈ

Năm Cơ quan quyết định đình chỉ Số bị can

bị đình chỉ vì không có tội

Cơ quan điều tra VKS

Số vụ Số bị can Số vụ Số bị can Số bị can

2008 1.420 1.844 437 1.000 219 2009 2.366 3.452 861 1.904 104 2010 1.509 1.667 465 818 85 2011 1.437 1.943 561 1.286 98 2012 1.765 2.031 440 837 112 2013 1.427 1.925 601 1.012 78 Tổng 9.924 12.862 3.365 6.857 696

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKS nhân dân tối cao các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013

Kiểm sát việc áp dụng thay đổi các biện pháp bắt khẩn cấp và tạm giữ.

Nhiều VKS chƣa làm tốt hoạt động này nên xảy ra nhiều trƣờng hợp bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp không có căn cứ, bắt ngƣời trong trƣờng hợp quả tang không đúng pháp luật. Tình trạng vi phạm thời hạn tạm giữ vẫn còn xảy ra.

Kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Một

số VKS các cấp không nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình nên trong nhiều trƣờng hợp chƣa tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng

còn lúng túng, thụ động, tham gia cho đủ thành phần chứ không phát hiện các vi phạm của CQĐT trong quá trình khám nghiệm hiện trƣờng, hoặc nếu có phát hiện nhƣng lại không đề ra yêu cầu khắc phục kịp thời, dẫn đến việc giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn và thiếu tính khách quan, vụ án phải điều tra, xét xử lại nhiều lần.

2.3. NGUYÊN NHÂN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)