8. Kết cấu của luận văn
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
Cải cách tƣ pháp là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, yêu cầu khách quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy Nhà nƣớc, điều chỉnh phạm vị nội dung và phƣơng thức hoạt động của Nhà nƣớc cho phù hợp. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chế XHCN phải đƣợc đề cao hơn bao giờ hết. Trong cải cách bộ máy nhà nƣớc, cải cách tƣ pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tƣ pháp là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đảng của ngƣời dân, bảo đảm kỷ cƣơng xã hội18.
Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và X của Đảng, đặc biệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với nhiệm vụ cải cách tƣ pháp, tạo bƣớc chuyển mới trong nhận thực và hành động của các cơ quan tƣ pháp. Nghiên cứu nội dung Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 cho thấy yêu cầu của cải cách tƣ pháp đối với các cơ quan tƣ pháp ở nƣớc ta là:
- Xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Hoạt động tƣ pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử đƣợc tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
18Trần Đức lƣơng (2007), “Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (1-122)
- Cải cách tƣ pháp phải đặt dƣới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp.
- Cải cách tƣ pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tƣ pháp. Các cơ quan tƣ pháp, cơ quan bổ trợ tƣ pháp phải đặt dƣới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.
- Cải cách tƣ pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt đƣợc của nền tƣ pháp XHCN Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nƣớc ngoài phù hợp với hoàn cảnh nƣớc ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.
- Cải cách tƣ pháp phải đƣợc tiến hành khẩn trƣơng, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bƣớc đi vững chắc.
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tƣ pháp.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp, nhất là cán bộ có chức danh tƣ pháp, theo hƣớng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, đạo đực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ.
Một trong những nội dung trọng tâm của công cuộc cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta là cải cách hệ thông cơ quan VKS nhân dân.Nghị quyết số 08-NQ/TW
của Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới chỉ rõ:Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tƣ pháp. Hoạt động công tố phải đƣợc thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội ... Nâng cao chất lƣợng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng với luật sƣ, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác.19
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, trong đó có nội dung: “hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKS theo hƣớng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp, Nghiên cứu hƣớng tới chuyển thành Viện công tố.”20Hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 xác định:Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực đƣợc tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thƣợng thẩm đƣợc tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toàn án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm,... Trƣớc mắt VKS nhân dân giữ nguyên chức năng nhƣ hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. VKS nhân dân đƣợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án. Nghiên
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
cứu việc chuyển VKS thành Viện công tố, tăng cƣờng trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra21.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục ghi nhận các nội dung: xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN; hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng hệ thống cơ quan tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra... . Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng một nên tƣ pháp trong sạch dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Yêu cầu đó đòi hỏi ngành kiểm sát phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự, dân sự và thủ tục tố tụng tƣ pháp; hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai ngƣời vô tội; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan tƣ pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp và bổ trợ tƣ pháp trong sạch, vững mạnh ... Bên cạnh đó, toàn ngành cần tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện lời dạy của Bác Hồ đồ với ngƣời cán bộ kiểm sát: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn.”22
Nhƣ vậy, theo nội dung trên, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc trong việc đổi mới tổ chức hoạt động của VKS là về chức năng nhiệm vụ bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp. Nghiên cứu hƣớng tới chuyển thành Viện công tố, về tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án.
21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
22 Báo Hà Nội mới online (27/7/2010), “Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết: Xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, nghiêm minh.”