hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Từ những vấn đề còn tồn tại ở trên, xin đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng và thừa nhân một số khái niệm phù hợp với thực tế của đời sống trong lĩnh vực ly hôn, vắ dụ như khái niệm ly thân.
Có thể nói ly thân là việc các bên không còn coi nhau như vợ chồng nhưng một hoặc cả hai bên chưa muốn ly hôn. Thông thường, tình trạng ly thân là tiền đề cho việc ly hôn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ly thân không phải là tiền đề cho việc ly hôn, mà nó được duy trì theo ý muốn của các bên. Trên thực tế có nhiều cặp vợ chồng sống xa nhau, không coi nhau như vợ chồng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ chưa muốn ly hôn hoặc chưa có điều kiện để ly hôn.
Thứ hai, các văn bản pháp luật cần có những quy định rõ ràng và thắch hợp để dẫn đến cách hiểu và áp dụng thống nhất ở các cấp Tòa án, từ đó xác định rõ ràng thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong nước, Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài. Hiện nay án lệ đã được quy định là nguồn pháp luật trong nước, Tòa án nhân dân Tối cao ban hành các án lệ và được áp dụng trên thực tiễn, tuy nhiên số lượng các án lệ còn ắt và việc áp dụng chưa nhiều vì là quy định mới.
Thứ ba, xét về mặt thủ tục hiện nay, vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài nói chung và việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt
Nam nói riêng còn là một vấn đề rất phức tạp. Đặc biệt là trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề này, thủ tục giải quyết còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Vậy nên, lựa chọn pháp luật nơi nào để giải quyết cũng là một vấn đề.
Thứ tư, cần quy định và kiểm soát chặt chẽ công cuộc thực hiện hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định...Thực hiện triệt để và chắnh xác các quy định trong các HĐTTTP hay các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Mọi đơn từ, lời khai của người đang ở nước ngoài gửi về Tòa án Việt Nam đều phải được cơ quan đại diện Ngoại giao của Việt Nam nơi bị đơn cư trú xác nhận, hoặc phải được hợp pháp hóa Lãnh sự (trừ các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam về miễn hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ tài liệu).
Thứ năm, đối với trường hợp Tòa án xét xử cho ly hôn do bị đơn là người ở nước ngoài không liên lạc với người trong nước hoặc người trong nước không liên lạc được với người nước ngoài. Nếu vợ chồng có tài sản chung, con chung chưa thành niên, thì tòa giao con chung, tài sản chung cho vợ hoặc chồng trong nước nuôi dưỡng con chung và tạm thời quản lý khối tài sản chung. Khi người nước ngoài có yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con...để đảm bảo tắnh pháp lý của các quy định trên thiết nghĩ nên được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có tắnh pháp lý cao như Luật, nghị định hoặc Thông tư liên ngành và đặc biệt là BLTTDS.
Thứ sáu, các vụ án ly hôn mà khi kết hôn, đương sự vì mục đắch xuất cảnh, vụ lợi, chứ không vì mục đắch hôn nhân, nếu đủ cơ sở, tòa án xử hủy hôn chứ không xử cho ly hôn và có hình thức phạt tiền. Riêng các vụ án kết hôn nhằm mục đắch xuất cảnh mà anh, em có quan hệ trong phạm vi ba đời kết hôn
với nhau, Tòa án xử hủy hôn nhân trái pháp luật, phạt tiền và tùy mức độ có thể truy tố về mặt hình sự. Tuy nhiên khi xử hủy hôn, cần xem xét nhất là quyền và lợi ắch của phụ nữ và trẻ em để tránh thiệt thòi cho đối tượng này.
Thứ bảy, những vụ án ly hôn, có căn cứ để khẳng định là khi kết hôn bị cưỡng ép, không tự nguyện, Tòa án không cho ly hôn mà xử hủy việc kết hôn trái pháp luật, đồng thời, đề nghị truy tố về hình sự theo Bộ luật hình sự đối với hành vi cưỡng ép kết hôn.
Thứ tám, cần năng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cho đội ngủ thẩm phán như nâng cao trình độ ngọai ngữ, hay mở các lớp đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức pháp luật...của các thẩm phán để thuận lợi, nhanh chóng giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, thẩm phán trước khi xử ly hôn thì cần tìm hiểu điều tra xác minh kỹ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, phải tìm hiểu tâm tư tình cảm, nguyện vọng của vợ, chồng cũng như xác định diễn biến tâm lý của vợ, chồng trong thời gian tiến hành giải quyết vụ kiện để hòa giải, hạn chế số lượng án ly hôn.
Thứ chắn, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Toà án và Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài trong việc uỷ thác tư pháp. Để việc điều tra, xác minh, định giá, lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài trong vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cũng như việc tống đạt cho họ bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu liên quan bảo đảm cho việc xét xử được thuận lợi cần thiết có cơ chế phối hợp chặt chẽ, cụ thể giữa Tòa án và Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong việc ủy thác tư pháp.
Thứ mười, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ
chức xã hội. Vấn đề kết hôn với người nước ngoài đã có từ lâu, và rất phát triển trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, từ phắa cộng đồng, xã hội chưa thật sự quan tâm và các đoàn thể dường như cũng bỏ qua, không thấy có vai trò và trách nhiệm trong chuyện này. Ngay cả Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức chắnh trị xã hội của Phụ nữ mà cũng chưa thật quan tâm đến số phận các thành viên của Hội kết hôn với người nước ngoài. Ngoài ra cần trang bị đầy đủ kiến thức cho những phụ nữ kết hôn với người nước ngoài.
Thứ mười, Thành lập Tòa án gia đình nằm trong hệ thống Tòa án Việt Nam. Hiện nay, theo luật tổ chức Tòa án 2015, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Tòa gia đình và người chưa thành niên. Tuy nhiên, Tòa chuyên trách này mới được triển khai tại thành phố Hồ Chắ Minh mà chưa được xây dựng và triển khai tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng như các tòa tỉnh ở khu vực phắa Bắc. Ở Nhật Bản đã có Tòa án gia đình ở cấp quận, huyện từ năm 1949. Tòa án gia đình theo quy định của pháp luật Nhật Bản có nhiệm vụ giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình như hủy bỏ việc kết hôn, yêu cầu ly hôn, quan hệ cha mẹ với con cái, cấp dưỡng... Ở một số nước khác như Đài Loan, Hàn Quốc thì Tòa án gia đình cũng được thành lập và nằm trong hệ thống Tòa án. Vì vậy, nên chăng khi pháp luật Việt Nam cũng thành lập Tòa án gia đình ở cấp quận, huyện để giải quyết các vấn đề về hôn nhân và gia đình, nhằm đẩy mạnh việc thụ lý và giải quyết các vụ việc ngay từ địa phương và chuyên môn hóa cao chức năng, nhiệm vụ của tòa án đặc biệt này.
Thứ mười một, Quy định rõ hơn về cách thức tống đạt cho đương sự ở nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể. Để việc ủy thác tư pháp có hiệu quả, ngoài việc nguyên đơn cần phải cung cấp chắnh xác địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài thì cần nghiên cứu bổ sung quy định pháp luật về cách thức tống đạt giấy
tờ qua trực tiếp qua đường bưu điện hoặc qua nhân thân của đương sự ở nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả cao. Trên thực tế có nhiều trường hợp Tòa án làm thủ tục lấy lời khai, tống đạt bản án qua ủy thác tư pháp thì không có kết quả nhưng khi làm thủ tục gửi trực tiếp cho đương sự thì họ có đơn và văn bản phúc đáp yêu cầu của Tòa án rất kịp thời.
Tóm lại, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nên tập trung vào một số vấn đề như: Bổ sung quy định cụ thể điều chỉnh riêng đối với quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài; xây dựng thủ tục tố tụng riêng biệt cho việc xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Bộ luật Tố tụng dân sự; mở rộng áp dụng tập quán quốc tế trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Việc điều chỉnh này không chỉ phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước mà còn phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng và pháp luật về hôn nhân gia đình nói chung.
Bên cạnh các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam bằng việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật trong nước, Nhà nước cần tắch cực ký kết, tham gia các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 là chương dành cho việc phân tắch, đánh giá thực tiễn việc giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thời gian vừa qua và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Tác giả đã làm rõ và đánh giá khách quan những thành tựu đã đạt được của nước ta trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài như: Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian qua là khá toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của việc điều chỉnh các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh ở Việt Nam trong giai đoạn mới; Các quy phạm pháp luật hiện hành về cơ bản là thống nhất, khắc phục được tình trạng tản mạn, chồng chéo đã xảy ra trong các thời kỳ trước; Việc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trên cơ sở các điều ước quốc tế cũng ngày càng có bước tiến quan trọng, khá nhiều hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết được, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết tranh nhanh chóng và hiệu quả các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài; Trong những năm qua, năng lực cán bộ của các cơ quan thực thi pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng được nâng cao, các công chức làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật luôn ý thức được tránh nhiệm công tác, phấn đấu học tập rèn luyện nâng cao trình độ, giữ vững đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ tư pháp, thẩm phán được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức thường xuyên cũng góp phần không nhỏ vào việc xử lý các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, tình trạng đọng án, án bị hủy cũng vì vậy mà giảm rõ rệt, chất lượng giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng có hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ắch hợp pháp của các bên đương sự.
Tác giả cũng phân tắch và chỉ rõ những hạn chế chủ yếu còn tồn tại trong lĩnh vực này như sau: pháp luật thực định ở nước ta vẫn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, một số quy định chưa phù hợp với thực tế; những vụ việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chắ nhiều trường hợp không nhận được sự trả lời, ngay cả đối với các nước mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập điều ước quốc tế với họ; Thiếu hiểu biết về pháp luật việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài của công dân Việt Nam; Năng lực cán bộ của các cơ quan thi hành pháp luật, nhất là về chuyên môn và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các hoạt động thi hành pháp luật vẫn còn hạn chế; Công tác quản lý cán bộ, giáo dục chuyên môn, tác nghiệp cho công chức chưa được chú trọng đầy đủ. Một số ắt cán bộ trong cơ quan thi hành pháp luật thiếu tự giác rèn luyện, thoái hóa biến chất, thiếu trách nhiệm, dẫn đến việc ra quyết định sai trái, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài;
Trên cơ sở đánh giá các ưu, nhược điểm của pháp luật và của công tác giải quyết các vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, tác giả mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta.
KẾT LUẬN
Quan hệ hôn nhân nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng đang dần trở thành một vấn để phổ biến và phức tạp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn cầu hoá.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả đã lý giải rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản làm nền tảng cho việc phân tắch và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn công tác giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài Việt Nam và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả việc giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
Trên cơ sở phân tắch của mình, tác giả đã rút ra kết luận như sau: ỘLy hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa vợ và chồng mà ắt nhất một trong hai bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến việc ly hôn ở nước ngoàiỢ.
Luân văn cũng đã làm rõ các vấn đề nguồn pháp luật điều chỉnh vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài; các nguyên tắc và các phương pháp điều chỉnh vấn đề ly hôn có yếu tố nước; nhấn mạnh rằng hiện nay chưa ở nơi nào trên thế giới có quy phạm thực chất thống nhất điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, cho nên trong lĩnh vực này hiện chỉ có phương pháp áp dụng quy phạm xung đột. Và như vậy, các vấn đề cụ thể về ly hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay được giải quyết theo pháp luật quốc gia được quy phạm xung đột chỉ dẫn áp
dụng. Đó chắnh là các quy phạm xung đột do quốc gia tự xây dựng và quy phạm xung đột thống nhất do các quốc gia thỏa thuận xây dựng bằng cách ký kết các