năm 1986
2.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Trong giai đoạn này, vẫn chưa có điều luật nào quy định trực tiếp, cụ thể về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Với tinh thần kháng chiến cứu nước và kiến quốc được đặt lên hàng đầu nên hoạt động lập pháp chưa được Nhà nước quan tâm và chú trọng. Do đó, hệ thống văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng rất ắt được ban hành. Dù vậy, các quy định chung cũng vẫn có thể dùng để áp dụng đối với trường hợp xảy ra ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vắ dụ: Điều 1 Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/4/1946 quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy chỉ rất chung chung: "Trong toàn cõi Việt Nam, các Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với
mọi người, bất cứ quốc tịch nào". Đặc biệt, pháp lệnh số 159-SL ban hành
17/11/1950, là một văn bản pháp luật riêng biệt đầu tiên đề cập đến vấn đề ly hôn. Thông qua các Sắc lệnh này đã có rất nhiều điểm mới, tiến bộ so với các quy định trước đó về vấn đề này như vấn đề về tự do ly hôn là quyền của cả vợ và chồng; các nguyên nhân ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn đều được quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn trước rất nhiều, tạo cơ sở pháp lắ để các cơ quan có thẩm quyền có thể xử lắ nhanh chóng và chắnh xác.
2.1.2.2 Giai đoạn từ 1954 đến 1975
Trong giai đoạn này, miền Nam và miền Bắc Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các quy định khác nhau. Do đó, vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng chịu sự điều chỉnh khác nhau.
+ Ở miền Bắc: Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 ra đời đánh dấu một bước ngoặt trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình trong thời gian bấy giờ. Trên cơ sở các quy định của Hiến Pháp về vấn đề liên quan đến hôn nhân, về tố tụng thì những quy định cụ thể như việc hòa giải, chấp nhận thuận tình của vợ chồng trong ly hônẦ đã tách quan hệ hôn nhân gia đình ra khỏi ngành luật dân sự. Tuy vậy, cho đến thời điểm này thì vẫn chưa có quy định riêng cho việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
+ Ở miền Nam: Khác với quy định của pháp luật miền Bắc trong giai đoạn này, dưới chắnh quyền phản động, vấn đề ly hôn giữa vợ và chồng không được công nhận thể hiện một tư tưởng phản động, thụt lùi của chắnh quyền này trong việc giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình. Theo đó vợ chồng không được phép ly hôn, cấm vợ chồng ruồng bỏ nhau, quy định trừng phạt nghiêm khắc về h nh sự đối với các trường hợp ngoại hônẦđã tạo ra sự mâu thuẫn sâu sắc trong đời sống chung vợ chồng khi mà tình cảm vợ chồng không còn nữa, đời sống chung không thể kéo dài nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì. Tuy đã có quy định về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại các Điều 24, 25, 70 trong Luật Gia đình nhưng chỉ là những quy định về thủ tục và tắnh hợp pháp của hôn thú mà không có quy định về nội dung ly hôn có yếu tố nước ngoài đúng như theo tinh thần chung của Luật này.
Cho đến năm 1972 khi Bộ Dân Luật ra đời thì những quy định về cấm ly hôn giữa vợ và chồng mới được thay thế. Bộ luật này có quy định về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhưng cũng vẫn chỉ là quy định về thủ tục và các điều kiện hôn thú mà chưa có quy định về vấn đề ly hôn.
2.1.2.3 Giai đoạn từ 1975 đến 1986
Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. Do vậy trong giai đoạn này, pháp luật trong cả nước được thống nhất, những quan hệ hôn nhân gia đình được giải quyết theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. Giai đoạn này Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 vẫn là căn cứ chắnh để xem xét, giải quyết các vụ việc mà ắt có sự thay đổi bổ sung đáng kể nào.