Phương pháp điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 27 - 32)

1.4. Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài

1.4.2. Phương pháp điều chỉnh

Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, hiện nay có hai phương pháp điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đó là phương pháp thực chất (áp dụng quy phạm thực chất thống nhất) và phương pháp xung đột (phương pháp áp dụng quy phạm xung đột).

Như đã trình bày ở Mục 1.3.2, hiện nay, trên thế giới chưa có quy phạm thực chất thống nhất điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng nên trong lĩnh vực này hiện chỉ có phương pháp áp dụng quy phạm xung đột. Và như vậy, các vấn đề cụ thể về ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết theo pháp luật quốc gia được quy phạm xung đột chỉ dẫn áp dụng.

Các quy phạm xung đột hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm quy phạm xung đột do quốc gia tự xây dựng và quy phạm xung đột thống nhất do các quốc gia thỏa thuận xây dựng bằng cách ký kết các Điều ước quốc tế để cùng áp dụng. Tuy nhiên, quy phạm xung đột do quốc gia tự xây dựng là chủ yếu. Hiện nay, các nước trên thế giới áp dụng các quy phạm xung đột chủ yếu sau đây để hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài:

- Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo quốc tịch của đương sự. Đây là quy phạm chủ yếu và được áp dụng rộng rãi trên thế giới để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng được quy định trong pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới và cả trong Công ước La Haye về tư pháp quốc tế năm 1902, công ước Bustamante năm 1928 và nhiều điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp.

- Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo nơi cư trú của đương sự. Quy phạm này được áp dụng trong những trường hợp không áp dụng luật theo quốc tịch của đương sự mà pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế quy định. Ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số nước Nam Mỹ quy phạm này còn là quy phạm chủ yếu được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.

- Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo nơi có tài sản của vợ chồng. Quy phạm này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực sở hữu, thừa kế bất động sản v.vẦcó yếu tố nước ngoài nhưng trong một số trường hợp cũng được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.

- Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo nơi tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Quy phạm này được quy định trong pháp luật quốc gia của các nước và trong cả các Điều ước quốc tế, đặc biệt Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng trong một số trường hợp cũng được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Việc áp dụng quy phạm xung đột nào cụ thể do từng quốc gia tự quy định trong pháp luật quốc gia hoặc thỏa thuận với nhau để quy định trong Điều ước quốc tế. Vắ dụ, theo Điều 17 Bộ Luật Dân sự Đức, việc ly hôn được giải quyết theo luật của nước người chồng mang quốc tịch khi xin ly hôn, và cho phép dẫn chiếu ngược trở lại hoặc dẫn ciếu đến luật của nước thứ ba. Đồng thời còn quy định chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết việc ly hôn khi nội dung của nó phù hợp với điều kiện ly hôn mà pháp luật của Đức quy định.

Theo quy định của các nước Đông Âu, vấn đề ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước mà vợ chồng mang quốc tịch lúc xin ly hôn (Điều 21 Luật Tư pháp quốc tế của cộng hòa Séc, Điều 17 Luật Tư pháp quốc tế của cộng hòa Balan, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia định của BungaryẦ). Trường hợp vợ chồng có quốc tịch khác nhau lúc xin ly hôn thì áp dụng luật nơi chung sống của vợ chồng (theo pháp luật Balan) hoặc luật của nước có tòa án giải quyết việc ly hôn (theo pháp luật của cộng hòa Séc)v.vẦ

Việc áp dụng luật nơi cư trú của vợ chồng cũng được nhiều nước quy định. Vắ dụ, theo pháp luật của Pháp, việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật nơi cư trú chung của hai vợ chòng; trường hợp vợ chồng không có nới thường trú chung thì áp dụng pháp luật của nước mà vợ chồng mang quốc tịch. Tòa án Pháp cũng vẫn công nhận một số trường hợp việc ly hôn được giải quyết trên cơ sở pháp luật nước ngoài mặc dù điều kiện ly hôn không được pháp luật của pháp quy định.

Việc áp dụng luật của nước mà tòa án giải quyết việc ly hôn là thực tiễn phổ biến ở các nước như Anh, Hoa Kỳ, Singapore, Thụy Sỹ và Trung QuốcẦ. Như vậy, việc xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết vấn đề ly hôn cũng đồng thời là xác định luật áp dụng cho bản thân việc ly hôn. Ở các nước này, thẩm quyền của tòa án thường được xác định theo nơi cư trú của đương sự (theo quy định của nước Anh, là nơi cư trú của người chồng), mặc dù, về nội dung, khái niệm nới cư trú ở các nước không hoàn toàn giống nhau.

Kết luận chƣơng 1

Từ những nội dung đã trình bày ở trên, có thể nói chương 1 đã góp phần lý giải rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản làm nền tảng cho việc phân tắch và đánh giá nội dung các vấn đề sẽ được trình bày ở các chương 2 và 3. Cụ thể, chương 1 đã làm rõ khái niệm Ộly hôn có yếu tố nước ngoàiỢ, sự thống nhất của các văn bản pháp luật Việt Nam trong việc xác định khái niệm này. Tác giả đã rút ra kết luận của mình như sau: ỘLy hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt

quan hệ vợ chồng giữa vợ và chồng mà ắt nhất một trong hai bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến việc ly hôn ở nước ngoàiỢ.

Tác giả cũng đã phân tắch làm rõ thêm hậu quả của việc ly hôn; nguồn pháp luật điều chỉnh vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài; các nguyên tắc và các phương pháp điều chỉnh vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnh rằng hiện nay trên thế giới chưa có quy phạm thực chất thống nhất điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng nên trong lĩnh vực này hiện chỉ có phương pháp áp dụng quy phạm xung đột. Và như vậy, các vấn đề cụ thể về ly hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay được giải quyết theo pháp luật quốc gia được quy phạm xung đột chỉ dẫn áp dụng.

Các quy phạm xung đột hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm quy phạm xung đột do quốc gia tự xây dựng

và quy phạm xung đột thống nhất do các quốc gia thỏa thuận xây dựng bằng cách ký kết các Điều ước quốc tế để cùng áp dụng. Tuy nhiên, quy phạm xung đột do quốc gia tự xây dựng là chủ yếu.

Tác giả cũng đã phân tắch một số quy phạm xung đột chủ yếu hiện nay đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây cũng chắnh là các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và thực thi pháp luật quốc gia cũng như ký kết các Điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM KÝ KẾT VÀ THAM GIA VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT LY HÔN

CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài

Chế định ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định ngày càng chặt chẽ và phát triển cùng với sự phát triển chung của các quy định về hôn nhân và gia đình nói chung. Mặt khác, do vấn đề này không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà còn chịu sự tác động của những hệ thống pháp luật khác nhau như Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Do đó, việc phát triển của các quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình phát triển về ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)