Giai đoạn từ 2000 đến trước khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 38 - 39)

Qua hơn 13 năm thi hành, những nguyên tắc cơ bản và các quy định chung của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 vẫn tiếp tục phát huy hiệu lực trong đời sống xã hội, được nhân dân tôn trọng và chấp hành. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 ban hành trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới nên nhiều quy định của luật chưa phù hợp với sự vận động của các quan hệ hôn nhân và gia đình trong cơ chế thị trường và sự giao lưu kinh tế trong điều kiện Ộmở cửa và hội nhậpỢ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 trên cơ sở cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 và các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 về hôn nhân và gia đình và kế thừa - phát triển những nguyên tắc cơ bản và các quy định còn phù hợp của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 là một yêu cầu bức thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành hẳn một chương riêng (Chương XI) gồm 7 Điều quy định về chế độ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Riêng ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại các Điều 102 và 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993.

Nhằm cụ thể hoá một số quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Chắnh phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 về Quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XI, năm 2004, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. BLTTDS 2004 đã quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, việc dân sự, trong đó có cả các vụ việc dân sự, việc dân sự về ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. BLTTDS 2004 ra đời, cùng với các văn bản pháp luật nội dung khác đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các vụ việc về ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, trải qua khoảng thời gian khá dài (hơn 10 năm thi hành), trong khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại với nhiều nước trên thế giới, vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng đã diễn ra ngày càng phố biến và đa dạng, phức tạp. Vì vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải có quy định bổ sung để phù hợp với thực tế. Năm 2013, Nghị định 24/2013/NĐ-CP của chắnh phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã thay thế Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chắnh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Nghị định 24/2013/NĐ-CP ra đời được cho là phù hợp với tình hình thực tế tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, Nghị định 24/2013/NĐ-CP được thi hành chưa được bao lâu thì Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được ban hành, thay thế Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cùng các văn bản hướng dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)