3.1. Thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
3.1.1. Những thành tựu đạt được
Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam trong thời gian qua đã tạo dựng được cơ sở pháp lý cơ bản để điều chỉnh, giải quyết quan hệ quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta. Có thể chỉ ra một số kết quả đã đạt được như sau:
Một là, các văn bản, quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian qua là khá toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của việc điều chỉnh các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Đối với pháp luật trong nước, có thể kể đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, BLTTDS năm 2015, Nghị định 126/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015... đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Về điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trên cơ sở các Điều ước quốc tế cũng ngày càng có bước tiến quan trọng. Nhà nước ta đã ký kết được rất nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp. Các Hiệp định này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Việc giải quyết xung đột pháp luật trong các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình ngày càng hoàn thiện và cụ thể hơn. Giúp cho quá trình áp dụng và thực thi pháp luật được hiệu quả hơn.
Hai là, các quy phạm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hiện hành về cơ bản là thống nhất, khắc phục được tình trạng tản mạn, chồng chéo đã xảy ra giữa các quy phạm pháp luật trong các thời kỳ trước. Trước đây, do Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 quy định chung chung về việc giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nên đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành như Pháp lệnh năm 1993, Nghị định 184/CP, Thông tư liên ngành số 503/TTLB hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 184/CP... việc ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn đã dẫn đến tình trạng phức tạp, khó áp dụng. Với sự ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kế thừa các quy
định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, giúp điều chỉnh một cách thống nhất các vấn đề liên quan đến quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Nếu trong thời kỳ trước đây, số lượng án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xét xử chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với vụ án được thụ lý, thì nay có thể nói rằng với một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết và rõ ràng như pháp luật hiện hành thì việc giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại các cơ quan có thẩm quyền của nước ta đã thuận lợi hơn rất nhiều. Tình hình thụ lý của các năm sau có chiều hướng tăng hơn so với năm trước và tỷ lệ giải quyết các vụ án này những năm gần đây có chiều hướng tăng thường là trên 90%, số lượng các vụ án bị hủy giảm, lượng án tồn, án quá hạn rất ắt.
Nhìn chung, trong những năm qua, năng lực cán bộ của các cơ quan thực thi pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng được nâng cao, các công chức làm việc trong các cơ quan thi pháp luật luôn ý thức được tránh nhiệm công tác, phấn đấu học tập rèn luyện nâng cao trình độ, giữ vững đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ tư pháp, thẩm phán được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức thường xuyên cũng góp phần không nhỏ vào việc xử lý các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, tình trạng đọng án, án bị hủy cũng vì vậy mà giảm rõ rệt. Có thể nói rằng đến nay trình độ và năng lực của thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương đã được nâng lên một tầm mới. Nhờ đó, chất lượng giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng có hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ắch hợp pháp của các bên đương sự. Đội ngũ cán bộ làm công tác hành chắnh trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp lý đáp ứng được tình hình đất nước.