Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giải quyết vụ án hành chính, từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh hải dương ĐHQGHN khoa luật (Trang 58 - 83)

2.3. Đánh giá chung về chất lƣợng giải quyết án hành chính tạ

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giải quyết án hành chính tại TAND tỉnh Hải Dương vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Giao gửi chậm Thông báo thụ lý và bản án cho cho các đương sự

Theo khoản 1 Điều 126 Luật TTHC: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án [34].

Theo khoản 2 Điều 196 Luật TTHC năm 2015, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải cấp, gửi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp [34]. Tuy nhiên thời gian vừa qua, vẫn còn một số vụ án, TAND tỉnh gửi chậm thông báo thụ lý, bản án là vi phạm các quy định của pháp luật nêu trên. Những sai sót này đã được VKSND tỉnh Hải Dương phát hiện thông qua công tác kiểm sát và kiến nghị bằng văn bản đến TAND tỉnh Hải Dương.

- Lúng túng trong việc xác định người khởi kiện khi cá nhân, tổ chức nhờ người khác làm đơn. Xác định thiếu người bị kiện

Ví dụ qua vụ án sau đây:

Chị L.T.M khởi kiện về Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của UBND huyện T và Quyết định về giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện T, nhưng khi thụ lý Tòa án chỉ xác định người bị kiện là Chủ tịch UBND huyện T là xác định thiếu người bị kiện vì: Tuy hai quyết định

trên đều do Chủ tịch huyện T ký nhưng đối với Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, Chủ tịch huyện ký với tư cách là đại diện UBND huyện vì đây là nhiệm vụ quyền hạn thuộc về UBND huyện, còn việc giải quyết khiếu nại l n 1 là nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện T, không phải là chức năng của UBDN huyện. Do đó, người bị kiện đối với hai quyết định trên là khác nhau.

Trong vụ án trên, sau khi gửi thông báo thụ lý, Viện Kiểm sát đã phát hiện và kiến nghị việc này nên Tòa án đã kịp thời khắc phục và thông báo đưa thêm người bị kiện là Chủ tịch UBND huyện vào tham gia tố tụng.

- Đưa thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong vụ án. Đây là sai sót nghiêm trọng dẫn đến án bị hủy

Ví dụ về vụ án sau đây:

Năm 2004, gia đình bà Vũ Thị N. được giao 225m2

đất canh tác thuộc tờ bản đồ số 01, thửa 185, khu D, xã T, huyện L,tỉnh Hải Dương. Gia đình bà đã sử dụng ổn định; năm 2015 Nhà nước thu hồi để xây dựng trụ sở Kho bạc huyện L. Ngày 01/12/2016, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện L lập phương án chỉ bồi thường, hỗ trợ cho gia đình bà hoa màu và tài sản trên đất; không bồi thường giá trị đất. Ngày 20/2/2017, UBND huyện L ban hành Quyết định 996/QĐ-UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với thửa đất nêu trên.

Do không đồng ý, bà đã khiếu nại Quyết định số 996 đến Chủ tịch UBND huyện L. Ngày 09/3/2017, Chủ tịch UBND huyện L ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 2086/QĐ-UBND có nội dung: Giữ nguyên Quyết định 996.

Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại l n 1, bà N tiếp tục khiếu nại l n 2 lên Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Ngày 10/4/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 93/QĐ-UBND giải quyết

khiếu nại l n 2, nội dung: Công nhận Quyết định giải quyết khiếu nại l n đ u số 2086/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND huyện L; Không công nhận nội dung khiếu nại của bà N.

Ngày 14/3/2018, bà N khởi kiện đề nghị TAND tỉnh Hải Dương hủy Quyết định số 2086/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND huyện L và Quyết định số 93/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.

Trong vụ án trên, cấp sơ thẩm có sai sót như sau: Đất canh tác là Nhà

nước giao cho hộ gia đình chứ khơng phải giao riêng cho bà N nên Tòa án c n làm rõ tại thời điểm giao ruộng, hộ gia đình bà N gồm mấy nhân khẩu là những ai để đưa tham gia vào tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên TAND tỉnh Hải Dương chỉ xác định đương sự trong vụ án này gồm bà N (người khởi kiện) và người bị kiện là Chủ tịch UBND huyện L và Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mà không đưa chồng con bà N (những người được giao ruộng cùng bà N tại thời điểm nhà nước chia ruộng) là đưa thiếu người tham gia tố tụng. Sau khi xử sơ thẩm, vụ án đã bị kháng nghị và Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy án để giải quyết lại vì đưa thiếu người tham gia tố tụng.

- Vi phạm trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật

Vi phạm này thường thể hiện ở việc thu thập chứng cứ chưa đ y đủ để làm cơ sở đánh giá QĐHC, HVHC đúng hay sai dẫn đến cấp phúc thẩm hủy sửa án.

Ví dụ 1: Vụ án sau đây

Gia đình bà Lưu Thị T có thửa đất ở rộng 114m2 tại thôn P, xã H, huyện B, tỉnh Hải Dương. Thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường 394 (km10+500, km 13+700) đoạn qua xã H, gia đình bà bị thu hồi 17,33 m2

. Tại Quyết định số 4967 ngày 25/12/2008, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đợt 1; song UBND huyện B không bồi thường mà chỉ hỗ trợ về

đất với giá 50.000đ/m2. Trong khi các hộ dân ở hai xã giáp ranh cũng có đất bị thu hồi khi thực hiện dự án này thì họ lại được nhận bồi thường với giá 3.000.000đ/m2

. Cho rằng quyền lợi của mình chưa được đảm bảo, hộ bà T cùng một số hộ dân thơn P có đất bị thu hồi đã làm đơn khiếu nại gửi UBND huyện B đề nghị xét lại nguồn gốc sử dụng đất và xác định chiều rộng mặt đường 194 (nay là đường 394); đề nghị bồi thường khi thu hồi đất. Ngày 26/3/2013. Chủ tịch UBND huyện B ban hành Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 (viết tắt: Quyết định 901) giải quyết khiếu nại: Không công nhận nội dung khiếu nại của các hộ dân thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo nâng cấp đường 394 đoạn qua địa phận xã H, huyện B. Không đồng ý với Quyết định 901, các hộ dân trong đó có hộ bà T tiếp tục khiếu nại đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương giải quyết. Ngày 30/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 2687/QĐ-UBND ngày 30/10/2014, giải quyết khiếu nại l n 2 của 93 hộ dân thơn P, xã H, có nội dung:...(1) Do các cơ quan nhà nước và công dân đều

khơng có các tài liệu pháp lý để xác định chiều rộng đường 394 đoạn qua xã H thời kỳ lập bản đồ 299, việc UBND huyện B sử dụng tờ bản đồ đo đạc đất dân cư số 11 (bản đồ 299) xác định mặt đường rộng 12,5m, tuy chưa đầy đủ tính pháp lý nhưng là phương án có lợi cho người bị thu hồi đất vì chưa tính phần hành lang giao thơng 10m mỗi bên nên UBND tỉnh chấp nhận phương án này; (2) Giao Chủ tịch UBND huyện B Chỉ đạo rà sốt lại tồn bộ hồ sơ vụ việc để đảm bảo giải quyết xác đáng đối với các hộ dân đang sinh sống trên thửa đất trước ngày 21/12/1982 và đã được thể hiện trên bản đồ 299 (nếu có)...

Cho rằng quyền lợi của mình chưa được giải quyết thỏa đáng, ngày 25/3/2015 bà T khởi kiện đến Tịa án và tiếp tục có đơn khởi kiện bổ sung ghi ngày 05/11/2016 yêu c u Tòa án giải quyết các nội dung như sau: (1) Buộc UBND huyện B phải ban hành quyết định thu hồi đất cá biệt và phải bồi

thường cho gia đình bà theo giá đất hiện nay. (2) Đề nghị hủy quyết định giải quyết khiếu nại l n đ u số 901/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của Chủ tịch UBND huyện B và hủy quyết định giải quyết khiếu nại l n 2 số 2687/QĐ- UBND ngày 30/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.

Đại diện theo pháp luật của UBND huyện B trình bày: Thực hiện các Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 29/3/2006, Quyết định số 591/QĐ- UBND ngày 21/02/2008 của UBND tỉnh về phê duyệt dự án, thu hồi đất phục vụ dự án cải tạo nâng cấp đường 394 (Km12+500 – Km13+700) đoạn qua xã H, huyện B. UBND huyện B đã ra Quyết định số 893 ngày 30/8/2006 thành lập Ban giải phóng mặt bằng, triển khai giao nhiệm vụ cho Ban giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND xã H tiến hành các quy trình về thu hồi đất như: Thông báo cho các hộ dân biết, đo đạc kiểm đếm, xác định loại đất, làm phương án đền bù, hỗ trợ việc thu hồi đất, tài sản trên đất. Căn cứ biên bản kiểm kê, bản đồ 299; báo cáo của UBND xã H tại tờ trình số 08/TTr-UBND ngày 10/5/2007, bản xác định nguồn gốc sử dụng đất của xã H lập ngày 04/01/2008, UBND huyện B xác định chiều rộng mặt đường 394 đoạn qua xã H rộng 12,5m, và diện tích 17,33 m2

đất do hộ bà T sử dụng là đất hành lang bảo vệ an toàn giao thông do nhà nước quản lý, nên UBND huyện B không ban hành quyết định thu hồi đất cá biệt và chỉ hỗ trợ mức 50.000đ/m2

chứ không bồi thường theo giá trị đất ở. Tuy nhiên, các hộ dân thơn P. trong đó có hộ bà T vẫn khơng đồng tình với phương án này, vì vậy UBND huyện B đã đơn đốc UBND xã H xác định lại nguồn gốc sử dụng đất của các hộ dân. Căn cứ Biên bản xác định nguồn gốc sử dụng đất ngày 06/10/2010 của UBND xã H, ngày 29/10/2010 UBND huyện B đã tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ bổ sung cho 27 hộ dân, khơng có hộ bà T. Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các căn cứ pháp luật khi ban hành Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 về giải quyết khiếu nại l n 1 là đúng pháp luật. Nên không

đồng ý hủy Quyết định số 901 của Chủ tịch UBND huyện B theo yêu c u khởi kiện của người khởi kiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương có quan điểm cho rằng: Khi bà T có đơn khiếu nại l n 2, Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành thẩm tra xác minh các quy trình thực hiện đền bù hỗ trợ khi thu hồi đất đối với hộ gia đình bà T và hơn 90 hộ dân khác tại thôn P, xã H, huyện B. Căn cứ kết quả xác minh, Chủ tịch UBND tỉnh xác định: UBND huyện B căn cứ bản đồ 299 để xác định chiều rộng mặt đường 394 là 12,5m, tuy chưa có cơ sở chính xác, nhưng có lợi cho người dân nên chấp nhận. Chủ tịch UBND tỉnh đã thận trọng: Giao cho Chủ tịch UBND huyện B rà soát lại để giải quyết xác đáng đối với các hộ dân đang sinh sống trên thửa đất trước ngày 21/12/1982 và đã được thể hiện trên bản đồ 299 (nếu có).

Tại phiên tịa, phía người khởi kiện thay đổi nội dung khởi kiện, chỉ yêu c u UBND huyện B phải ban hành quyết định thu hồi đất cá biệt và bồi thường theo giá đất ở đối với diện tích 17,33m2

đất bị thu hồi; đề nghị hủy một ph n quyết định giải quyết khiếu nại l n 1 số 901 của Chủ tịch UBND huyện B và quyết định giải quyết khiếu nại l n 2 số 2687 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương liên quan đến nội dung không chấp nhận khiếu nại của bà T về yêu c u phải ban hành quyết định thu hồi đất cá biệt và được bồi thường theo giá đất ở đối với diện tích bị thu hồi. Ngồi ra, người bị kiện trình bày và giữ nguyên các căn cứ khởi kiện như đã nêu ở trên. Đại diện VKSND tỉnh Hải Dương tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến đề nghị HĐXX tạm ngừng phiên tòa để thẩm định lại diện tích đất của hộ bà T.

Tại bản án sơ thẩm, Tịa án khơng chấp nhận đề nghị tạm ngừng phiên tòa để thẩm định của Viện kiểm sát và tuyên xử: Chấp nhận yêu c u khởi kiện của bà Lưu Thị T. Buộc UBND huyện B phải ban hành quyết định thu hồi đất cá biệt đối với diện tích 17,33 m2 đất ở của bà T để phục vụ dự án cải tạo,

nâng cấp đường 394 đoạn qua xã H (Km12+500 – Km13+700) huyện B.UBND huyện B thực hiện bồi thường cho bà T diện tích 17,33m2

đất bị thu hồi theo giá đất ở theo quy định của pháp luật. Hủy một ph n quyết định giải quyết khiếu nại số 901/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của Chủ tịch UBND huyện B về nội dung không công nhận khiếu nại của bà T. Hủy một ph n quyết định giải quyết khiếu nại số 2687/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về nội dung không công nhận khiếu nại của bà T.

Sau khi xét xử sơ thẩm, UBND huyện B đã kháng nghị lên TAND cấp cao để xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ theo yêu c u của UBND huyện B đối với thửa đất nêu trên của bà T. Kết quả thẩm định cho thấy tổng diện tích đất của nhà bà T sau khi trừ đi 17,33 m2

mà gia đình bà T bị thu hồi, diện tích đất cịn lại của gia đình bà T vẫn đủ theo số liệu ghi trong sổ sách quản lý đất đai lưu giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm theo hướng bác đơn khởi kiện của bà T.

Ví dụ 2: Qua vụ án sau đây:

Ơng Nguyễn Văn T khởi kiện VAHC đề nghị Tịa án: Hủy QĐHC số 1299/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của Chủ tịch UBND huyện M về việc công nhận kết quả dồn ô đổi thửa của thôn B, xã Đ, huyện M; đề nghị buộc UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, UBND xã Đ, trưởng thôn B - xã Đ - huyện M phải cơng khai xin lỗi gia đình ơng; đề nghị buộc UBND xã Đ phải trả lại cho gia đình ơng 0,47 sào ruộng ở khu sau Chùa; 9,92 sào ruộng ở khu Đ m và yêu c u địa phương bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh th n của gia đình ơng số tiền: 69.970.000 đồng.

Cấp phúc thẩm cho rằng bản án sơ thẩm có những sai sót sau:

Hải Dương, Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 02/10/2013 của UBND huyện M, tỉnh Hải Dương về việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, địa bàn huyện M giai đoạn 2013 - 2015. Từ cuối năm 2013 đến đ u năm 2014, UBND xã Đ, huyện M, tỉnh Hải Dương tiến hành xây dựng kế hoạch, xây dựng đề án và tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã. Tuy nhiên, đối với 110 mẫu 03 sào khu Đ m Dơi và khu sau chùa thôn B đã quy hoạch sử dụng vào mục đích khác (khơng quy hoạch để sản xuất nông nghiệp) nhưng xã Đ và thôn B lại chia nhỏ mỗi suất 10m2 đất khu Đ m và 36m2 đất sau chùa sau đó dồn theo nhóm để sản xuất nông nghiệp là trái với kế hoạch dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng của tỉnh, huyện, trái với Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 xã Đ của huyện M. Khi 07 hộ dân có khiếu nại, Chủ tịch UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giải quyết vụ án hành chính, từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh hải dương ĐHQGHN khoa luật (Trang 58 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)