Nâng cao chất lượng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giải quyết vụ án hành chính, từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh hải dương ĐHQGHN khoa luật (Trang 92 - 96)

3.2. Giải pháp n ng cao chất lƣợng giải quyết án hành chính ,t

3.2.3. Nâng cao chất lượng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư

Thư ký Tòa án

Thẩm phán và HTND đều tham gia Hội đồng xét xử nên là những người tiến hành tố tụng có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động xét xử

VAHC. Bởi vậy, nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử cho đội ngũ Thẩm phán, HTND là yêu c u cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn. Để nâng cao chất lượng Thẩm phán và HTND, trong thời gian tới, TAND tỉnh Hải Dương c n thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho Thẩm phán, HTND như: Chuyên môn sâu về Luật TTHC, về quản lý hành chính và các văn bản luật có liên quan đến hoạt động giải quyết án hành chính, từ đó giúp các Thẩm phán, HTND có nền tảng kiến thức phong phú, vững chắc khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như khi tham gia xét xử và phán quyết về các QĐHC, HVHC bị khởi kiện. Không chỉ đào tạo về nghiệp vụ, mà công tác tổ chức tập huấn, đào tạo về kỹ năng giải quyết án hành chính cũng rất c n thiết, bao gồm: Kỹ năng độc lập khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo tính khách quan, vô tư khi xét xử của Thẩm phán, HTND; kỹ năng xây dựng hồ sơ, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét xử, kỹ năng soạn thảo bản án,…

Khi có các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành (hoặc được sửa đổi, bổ sung), văn bản hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật nào đó thì tùy thuộc vào hồn cảnh và điều kiện cụ thể mà TANDTC có kế hoạch tập huấn cho các đối tượng c n thiết và thời gian phù hợp. Mặt khác, TANDTC cũng phải xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đảm bảo cho mỗi Thẩm phán, HTND trong một nhiệm kỳ đều được bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử các loại vụ án nói chung, các VAHC nói riêng.

Thực trạng đội ngũ Hội thẩm TAND hiện nay còn nhiều bất cập, cịn nhiều HTND chưa có kiến thức c n và đủ phục vụ cho hoạt động xét xử do họ h u như làm kiêm nhiệm. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng này thường gặp rất nhiều khó khăn, do đó c n phải được quan tâm hơn. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác này, TANDTC c n có chương trình tập huấn riêng cho HTND. Nội dung chương trình bồi dưỡng cho HTND chủ

yếu là các văn bản pháp luật, văn bản pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung, văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì điều kiện thời gian tập huấn bồi dưỡng cho HTND có hạn, nên ngồi việc tổ chức các lớp tập huấn tập trung, c n cung cấp thêm tài liệu cho họ tự nghiên cứu. Mặt khác, khi b u HTND c n chọn những người có đủ sức khỏe, có nhiệt tình và thời gian để tham gia xét xử và đặc biệt phải là người có kiến thức và am hiểu pháp luật và lĩnh vực mà mình đảm nhận.

Thư ký Tòa án là một nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán. Tại phiên tòa, Thư ký cũng là người tiến hành tố tụng, chịu trách nhiệm ghi chép lại tồn bộ diễn biến của phiên tịa và thực hiện một số hành vi tố tụng khác theo quy định của Luật tố tụng. Thực tế cho thấy, hiệu quả và chất lượng công tác xét xử của các Tịa án khơng thể thiếu vắng vai trò của đội ngũ Thư ký Tòa án. Đối với các chức danh này, ngồi trình độ về pháp luật (cử nhân luật), theo

tính chất cơng việc của họ địi hỏi phải có kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn nhất định, cũng như phải đáp ứng các yêu c u khác về phẩm chất đạo đức và tinh th n trách nhiệm công tác. Hiện tại, pháp luật khơng địi hỏi người được tuyển dụng vào các chức danh Thư ký Tòa án phải qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ Thư ký Tịa án. Do đó trên thực tế, những người được bổ nhiệm vào các chức danh này thường “tự học” là chính, nên khơng tránh khỏi những sai sót nhất định, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật. Vì vậy, họ cũng c n phải thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng hồ sơ, phương pháp ghi biên bản phiên tòa và các biên bản tố tụng khác của Tòa án, nắm bắt được các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật để có thể giúp Thẩm phán xây dựng hồ sơ vụ án một cách khoa học.

Đối với Thẩm phán, như đã phân tích ở trên, năng lực xét xử của Thẩm phán không chỉ được đánh giá qua trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, kỹ năng tiến hành tố tụng mà cịn được đánh giá qua tiêu chí bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài

thì làm việc gì cũng khó”. Tài và đức có mối quan hệ mật thiết, tác động qua

lại với nhau. Nghề xét xử càng đòi hỏi ở mức độ cao về tài và đức, bởi vì hoạt động của Tịa án ln ln liên quan đến con người. Đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các VAHC là giá trị của những phán quyết công minh, khách quan, đúng pháp luật. Đặc trưng khác biệt của Thẩm phán hành chính là giải quyết các xung đột, sự phản ứng của tổ chức và công dân đối với cách hành xử, xử sự của cơng quyền đối với họ. Việc khó của Thẩm phán là giải quyết sao cho vừa bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Thực trạng, giải quyết án hành chính đã và đang chịu áp lực từ nhiều góc độ khác nhau như: từ phía xã hội, từ quyền lực chính trị, quyền lực tổ chức - hành chính, lợi ích chính trị, kinh tế... Một trong những nguyên nhân khiến lượng án hành chính thụ lý ít cũng là do đạo đức của Thẩm phán, HĐXX chưa đáp ứng được yêu c u, cịn nể nang, e dè, ưu ái thậm chí sợ sệt đối với người bị kiện vì họ có quyền lực. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ thì việc chú trọng rèn luyện và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ Thẩm phán làm công tác giải quyết án hành cũng là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết án hành chính. Thẩm phán hành chính của TAND cấp tỉnh phải có khả năng độc lập và lịng dũng cảm, thái độ cơng bằng, vơ tư, khách quan; đồng thời phải có tinh th n trách nhiệm cao, bằng sự tận tụy, thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo trong quá trình lựa chọn các tình tiết, chứng cứ và các căn cứ pháp lý để giải quyết án một cách tốt nhất. Phải phổ biến, quán triệt sâu sắc tới toàn thể Thẩm phán nội dung Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán đã được Chủ tịch Hội đồng tuyển

chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ký ban hành ngày 04/7/2018. Thường xuyên thanh kiểm tra việc chấp hành của các Thẩm phán đối với Bộ quy tắc này và xử lý thật nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giải quyết vụ án hành chính, từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh hải dương ĐHQGHN khoa luật (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)