Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật và tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giải quyết vụ án hành chính, từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh hải dương ĐHQGHN khoa luật (Trang 90 - 92)

3.2. Giải pháp n ng cao chất lƣợng giải quyết án hành chính ,t

3.2.2. Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật và tuyên truyền

pháp luật

Trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đặc biệt trong nhà nước pháp quyền thì pháp luật ln giữ vị trí thượng tơn. Giải thích pháp luật với nhiệm vụ làm sáng tỏ hơn các quy phạm pháp luật có vai trị vơ cùng quan trọng. Theo khoản 2 Điều 74 Hiến pháp 2013 thì cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật chỉ có Ủy ban thường vụ Quốc hội, hình thức sản phẩm giải thích là Nghị quyết. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ giải thích về Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Điều ước quốc tế. Đây là mơ hình được xây dựng cho chủ thể giải thích pháp luật thuộc hệ thống cơ quan lập pháp. Với mơ hình này, Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích pháp luật trong khn khổ lập pháp nên khó thực hiện được thường xuyên và không đáp ứng được kịp thời nhu c u của giải thích pháp luật.

Tuy nhiên, bằng thực tế hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước Việt Nam đều tham gia quá trình vào việc giải thích pháp luật, ví dụ như hoạt động ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện luật của Chính phủ,

trong đó có thể đưa ra các định nghĩa về một số thuật ngữ mà luật chưa giải thích chi tiết. Tương tự, Luật Tổ chức TAND số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014 đã gián tiếp trao cho Tịa án quyền giải thích pháp luật thơng qua quy định như sau:

2. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;

c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án TAND tối cao về công tác của TAND để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước [33, Điều 22, Khoản 2].

Trong thời gian qua, Tịa án đã thực hiện việc giải thích pháp luật thơng qua hoạt động diễn giải, thể hiện rõ nhất trong các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, các công văn giải đáp nghiệp vụ, hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất và các án lệ được thông qua. Tuy nhiên, hiện tại quyền giải thích pháp luật của Tịa án chưa được quy định trong Hiến pháp nên việc giải thích pháp luật mới chỉ dừng lại ở Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và chỉ Tòa án trong cả nước thực hiện theo các hướng dẫn này. Vì vậy, quyền giải thích pháp luật của Tịa án c n được pháp luật quy định cụ thể, đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật.

Luật TTHC năm 2015 được ban hành với nhiều điểm mới tiến bộ hơn, đối tượng khởi kiện cũng được mở rộng hơn, tạo nhiều cơ hội để người dân

thực hiện quyền khởi kiện của mình tại Tịa án; trình tự, thủ tục cũng đổi mới hơn khiến cho người dân yên tâm thực hiện quyền của mình. Mặc dù vậy, việc khởi kiện VAHC vẫn còn là khái niệm tương đối mới mẻ, phức tạp trong nhận thức của mỗi người dân về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Nói tới Tịa án, người dân Việt Nam dường như chỉ nghĩ đến đó là cơ quan xét xử các vụ án hình sự, hơn nhân và gia đình, dân sự. Mặt khác, QLHCNN là một lĩnh vực rộng lớn mà không phải ai cũng hiểu về quyền khởi kiện, đối tượng khởi kiện và thủ tục khởi kiện. Hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân liên quan đến khiếu kiện hành chính cịn ở mức độ hạn chế, chưa được quan tâm nhiều. Các hình thức tuyên truyền chưa được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm sâu sát. Bản thân TAND tỉnh Hải Dương cũng chưa đưa VAHC nào ra xét xử lưu động để phục vụ mục đích tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi t ng lớp nhân dân. Vì vậy đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành chính trong thời gian tới là c n thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định, hành vi của cơ quan cơng quyền và người có thẩm quyền trong cơ quan ấy. Do đó trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là TAND tỉnh Hải Dương c n nâng cao hơn nữa cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến khiếu kiện hành chính nói riêng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, không chỉ thơng qua việc xét xử cơng khai các phiên tịa hành chính tại trụ sở Tịa án mà cịn phải thơng qua các buổi đối thoại, làm việc tiếp xúc với đương sự, thơng qua các phiên tịa lưu động, ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giải quyết vụ án hành chính, từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh hải dương ĐHQGHN khoa luật (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)