Khái quát về tổ chức và hoạt động TGPL ở Việt Nam giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 51 - 54)

2.1. Khái quát tổ chức và hoạt động TGPL ở Việt Nam giai đoạn trước khi ban

2.1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động TGPL ở Việt Nam giai đoạn trước năm

trước năm 1997

Hoạt động TGPL hiểu theo nghĩa rộng đã có ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 đến nay. Trong cơ chế đó, khái niệm TGPL hoàn toàn đồng nhất với khái niệm "bao cấp pháp lý" gắn với những quy định về quyền bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Các hoạt động mang tính chất TGPL xuất phát từ bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo tư tưởng của Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người, đặc biệt cho nhóm người yếu thế trong xã hội. Đặc điểm của hoạt động trợ giúp này là ở chỗ tất cả mọi chí phí cho hoạt động tư vấn, xét xử (kể cả hình sự, dân sự...) đều do ngân sách Nhà nước chi trả, các đương sự hầu như không phải bỏ ra một khoản chi đáng kể nào. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, thậm chí cả cơ quan, tổ chức Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng tổ chức các hoạt động tư vấn, đại diện cho đương sự, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của đương sự là thành viên của tổ chức mình mà không thu phí. Trong giai đoạn trước năm 1987, có thể chia thành hai thời điểm như sau:

Trước khi Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 được ban hành thì hoạt

động TGPL ở nước ta chưa được tổ chức thành một hệ thống tổ chức nghề nghiệp hoàn chỉnh và có đặc điểm sau:

+ Hoạt động giúp đỡ pháp lý cho nhân dân được điều chỉnh trong các

văn bản pháp luật khác nhau, chưa có văn bản pháp luật nào chính thức ghi nhận hoạt động TGPL. Các văn bản pháp luật mang tính chất TGPL trong giai đoạn này có giá trị bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và các cá nhân và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

+ Chưa có hệ thống cơ quan TGPL chuyên trách thực hiện TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách, vì vậy hiệu quả hoạt động TGPL ở giai đoạn này chưa cao. Những hoạt động mang tính TGPL đã tồn tại và từng bước phát triển, thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như Văn phòng hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội; Đoàn luật sư được tổ chức trong Toà án nhân dân hoặc là Đoàn bào chữa viên nhân dân do Uỷ ban pháp chế (sau này là Bộ Tư pháp) quản lý.

+ Hoạt động giúp đỡ pháp lý của Luật sư, bào chữa viên nhân dân trong thời kỳ này mang tính chất bao cấp của Nhà nước mà không phải là hoạt động nghề nghiệp. Các hoạt động mang tính TGPL do các luật sư, bào chữa viên thực hiện chủ yếu là bào chữa cho bị cáo trong các vụ án hình sự theo chỉ định của Toà án, còn trong các lĩnh vực như hành chính, lao động, việc làm và một số lĩnh vực pháp luật khác ít được đề cập đến.

Ngày 18/12/1987, Pháp lệnh tổ chức luật sư ra đời, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam. Theo Pháp lệnh, luật sư

thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác có giảm phí hoặc miễn thù lao cho một số công dân và tổ chức trong một số trường hợp cụ thể. Sự ra đời của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của dịch vụ pháp lý miễn phí ở Việt Nam. Theo đó,

hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật được coi là một hoạt động nghề nghiệp và Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư. Bên cạnh hoạt động bào chữa, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác có trả phí cho công dân và tổ chức thì Quy chế Đoàn luật sư cũng quy định những trường hợp được miễn phí trả thù lao và những trường hợp được xét miễn hoặc giảm thù lao cho những công dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi có đơn đề nghị của đương sự.

Như vậy, trong giai đoạn trước Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987, các Đoàn bào chữa viên thực hiện các công việc bào chữa cho đương sự mà không thu thù lao; sau khi Pháp lệnh Tổ chức luật sư được ban hành, theo Quy chế Đoàn luật sư thì một số trường hợp khi đương sự nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý được miễn hoặc giảm thù lao. Hoạt động TGPL trong thời kỳ này của các cơ quan Nhà nước chỉ mang tính chất như một hoạt động công vụ và hoạt động TGPL của Hội luật gia, các Đoàn luật sư chưa phải là hoạt động TGPL chính thức của các luật sư, chưa có cơ chế bảo đảm trong quy định của pháp luật và chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, do đó mang tính chất phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội hoặc mang tính tự nguyện, từ thiện và nhân đạo. Ngay cả khi các trường hợp miễn, giảm thù lao luật sư do các Đoàn luật sư tỉnh, thành phố thực hiện theo Quy chế Đoàn luật sư thì các công việc TGPL miễn phí đó vẫn còn rất hạn chế, vẫn chưa thực sự được tiến hành một cách thống nhất, có tổ chức, hệ thống, đồng thời chưa được pháp luật quy định như một nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư hành nghề đối với cộng đồng, do đó kết quả các loại vụ việc được giúp đỡ pháp lý miễn phí còn ít. Việc giúp đỡ miễn phí cho người nghèo cũng chưa trở thành trách nhiệm của Nhà nước, tùy thuộc vào sự quan tâm của từng Đoàn Luật sư, diện các đối tượng được giúp đỡ pháp lý còn hẹp. Người nghèo và các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số

cư trú vùng sâu vùng xa không có điều kiện để đến với các loại hình nêu trên, vì vậy, không ít trường hợp quyền lợi của các đối tượng đó không được bảo vệ.

Ngày 18/5/1995, tại phiên họp Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Chúng ta cần chú ý đến các biện pháp để

tăng cường hoạt động pháp lý mang tính kinh doanh, dịch vụ phục vụ đầu tư nhưng cũng cần chú trọng công tác tư vấn, hướng dẫn pháp luật cho nhân dân, mà đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc ít người. Công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu và làm ngay trong thời gian tới” [50]. Ban Bí thư Trung ương Đảng đề nghị Ban

cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp: “xác định phạm vi

thích hợp hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân, trước hết chú trọng tổ chức tư vấn pháp luật của nhà nước…; cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật” [49]. Trong thư ngày 20/12/1995

gửi cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười một lần nữa nhấn mạnh: “Nhà nước

phải nghiên cứu sớm thành lập một hệ thống các tổ chức tư vấn pháp luật không mất tiền dành cho người nghèo, các gia đình thuộc diện chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số” [50]. Những chỉ đạo này đã định hướng để đổi

mới tư duy về công tác cung ứng dịch vụ pháp lý, đặt mốc cho quá trình chuyển biến sâu sắc và toàn diện trong nhận thức tạo tiền đề về mặt chính trị - pháp lý cho sự ra đời và phát triển của công tác TGPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)