6. Kết cấu bài khóa luận
3.1. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo về trẻ em
3.1.2. Thực trạng về việc áp dụng pháp luật trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ
3.1.2. Thực trạng về việc áp dụng pháp luật trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em em
Hiện nay, nước ta có khoảng 26,3 triệu trẻ em, chiếm khoảng 27% dân số, theo dự báo trong thời gian tới trẻ em sẽ chiếm khoảng 30% dân số. Tất cả trẻ em này đều có nhu cầu được bảo vệ an toàn. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khoảng 4 triệu, chiếm khoảng 16% dân số trẻ em, trong đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 1.47 triệu trẻ em (chiếm 5,8% so với tổng số trẻ em). Nhóm trẻ em có nguy cơ bị tổn thương hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em bị bạo lực; bị buôn bán bắt cóc; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề xã hội, có tệ nạn xã hội, có người vi phạm pháp luật khoảng trên 2,5 triệu em. Đây là nhóm trẻ em có nhu cầu cao hơn được bảo vệ an toàn trong cuộc sống62. Và tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 2,1 triệu trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa có điều kiện để thực hiện đầy đủ quyền của mình63.
Áp dụng pháp luật là loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. Áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chủ yếu ở cấp can thiệp và hỗ trợ, được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền áp dụng và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em. Tòa án là một trong số các cơ quan nhà nước được trao quyền tiến hành áp dụng pháp luật nhằm thực hiện quyền tư pháp với nhiệm vụ là xét xử, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
62 Lã Văn Bằng (2019), Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, Đề tài Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.98-99.
63 UNICEF (2018), Báo cáo Trẻ em trong tiến trình phát triển ở Việt Nam Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, Hà Nội, tr.28.
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để hiểu rõ hơn về việc áp dụng pháp luật của Tòa án, tác giả sẽ nêu ra môt số bản án thực tế:
Theo bản án 338/2019/HSST ngày 12/09/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử kín sơ thẩm Vụ án hình sự thụ lý số 278/2019/HSST ngày 21 tháng 05 năm 2019 đối với bị cáo Nguyễn Văn H, sinh ngày 11/03/2000, tại Đồng Tháp. Bị cáo bị truy tố về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo điểm c khoản 3 Điều 142 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo kết quả điều ra, bị cáo Nguyễn Văn H có hành vi xâm hại bé Võ Thị Hồng N (sinh ngày 16/07/2009). Bị cáo H đã dùng tay kéo quần của N xuống đầu gối và tự kéo quần mình xuống, cầm dương vật đưa vào âm đạo của N từ phía sau. N không có phản ứng. Do âm đạo của N nhỏ nên H không thể đưa sâu vào bên trong mà để dương vật cọ vào âm đạo nhiều lần. Sau đó, H đổi tư thế nằm dưới mông của N, dùng tay đưa chân của N lên eo của mình, rồi tiếp tục trở lại tư thế ban đầu. Sau khi xuất tinh lên mông của N, H kéo quần của N và quần của mình lên rồi bò về chỗ cũ ngủ. Khoảng 10 phút sau, N đi xuống tầng trệt kể cho bà P (mẹ của bé N) nghe. Bà P đi lên gác dùng tay tát vào mặt H 02 cái. Ngày 01/01/2018, do sợ H sẽ tiếp tục thực hiện hành vi trên với trẻ N nên bà P đã trình báo với Công an xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn. Qua quá trình điều tra và thẩm vấn tại phiên tòa, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bị cáo Nguyễn Văn H phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Văn H 18 năm tù về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 01/01/2019.
Hay theo một bản án khác được xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 08/2020/TLST-HS-CTN ngày 18/05/2020 theo Quyết định đưa vụ án rá xét xử số 07/2020/QĐXXST-CTN-TA ngày 22 tháng 5 năm 2020 đối với bị cáo Ngô Thanh P, sinh ngày 21/06/2002, nơi sinh tại An Giang. Theo kết quả điều tra khoảng tháng 12/2019, thông qua mạng xã hội zalo, Ngô Thanh P quen và phát sinh quan hệ tình cảm với em Đoàn Phạm Thị Ngọc G,
sinh ngày 01/3/2007. Khoảng 18 giờ ngày 21/02/2020, P và G dùng điện thoại di động nhắn tin, G rủ P đến phòng trọ của bà Phạm Thị Ngọc L (mẹ ruột của G) thuê ở tổ 2, khóm 3, phường N, thành phố C, tỉnh An Giang chơi. Khoảng 19 giờ cùng ngày, P điều khiển xe mô tô biển số 67F1-423.58 đến phòng trọ của bà L gặp G như đã hẹn. Do bà L đi buôn bán chưa về nên cả hai vào bên trong phòng trọ nằm nói chuyện. Sau đó, P thực hiện hành vi giao cấu với G thì bị bà L đi về phát hiện, đuổi P ra khỏi phòng trọ và đến Công an phường N tố giác. Ngày 24/02/2020, P đến Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Châu Đốc đầu thú.Quá trình điều tra còn xác định: Ngoài lần trên, P còn 01 lần thực hiện hành vi giao cấu với G, cụ thể: Khoảng 11 giờ ngày 14/02/2020, P đến nhà G ở tổ 8, khóm H, thị trấn N, huyện T, tỉnh An Giang chơi. Tại đây, cả hai qua phòng ngủ bên trong nhà ông Đoàn Văn Đ (chú ruột của G) ở bên cạnh nhà G nằm nói chuyện. Lợi dụng ông Đ đi vắng và xung quanh nhà không có người nên P đã thực hiện hành vi giao cấu với G. Xong, cả hai ra về. Qua quá trình thẩm vấn và xét xử, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên bố bị cáo Ngô Thanh P phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 1242; điểm b, r, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 54; Điều 91; khoản 1 Điều 101 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Xử phạt bị cáo Ngô Thanh P 09 năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 24/02/2020.
Từ những phân tích trên và minh chứng cụ thể bằng bản án số 338/2019/HSST ngày 12/09/2019 và bản án số 08/2020/TLST-HS-CTN ngày 18/05/2020, tác gả nhận thấy nguyên tắc xét xử của hệ thống pháp luật Việt Nam rất công tâm trong việc xét xử tất cả các tội danh nói chung và đặc biệt là các tội danh về trẻ em hay cụ thể hơn là về tội xâm hại tình dục trẻ em. Cơ quan xét xử đã áp dụng chính xác các điều khoản của tội danh thông qua yếu tố cấu thành của tội phạm. Việc pháp luật quy định độ tuổi rất cụ thể khi chia thành từng mốc tuổi phù hợp như độ tuổi dưới 13 tuổi và từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, để tránh trường hợp định nhầm khung hình phạt. Với bản án số 338/2019/HTST ngày 12/09/2019, xảy ra hành vi xâm hại tình dục, cháu Võ Thị Hồng N mới 10 tuổi, do đó tác giả nhận thấy hành vi của bị cáo H đã đủ yếu tố cấu
thành tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Hay với bản án thứ 2, mặc dù hành vi quan hệ tình dục của Ngô Thanh P và Đoàn Phạm Thị Ngọc G là đồng thuận nhưng bé Đoàn Phạm Ngọc G chưa đủ 16 tuổi và khi quan hệ với G, bị cáo Ngô Thanh P cũng chưa đủ 18 tuổi. Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tuyên bố P phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.
Ngoài việc định khung hình phạt đối với người phạm tội, cơ quan xét xử cũng chú trọng đến việc xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội thông qua các khoản Điều 51 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể trong 02 bản án số 338/2019/HSST và bản án số 08/2020/TLST đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm s, khoản 1, khoản 2 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 là “Người phạm tội có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cãi” nhằm thể hiện sự khoan hồng và tạo cho người phạm tội có thái độ tích cực là tự thú hay đầu thú hoặc khai báo thành khẩn, có thái độ ăn năn sau khi thực hiện hành vi phạm tội để tránh gây khó khăn cho việc lấy lời khai của các cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Bên cạnh các tình tiết giảm nhẹ thì cơ quan xét xử cũng xem xét đến tình tiết tăng nặng để tránh lọt tội. Đây là thành tựu đáng được ghi nhận của hệ thống pháp luật Hình sự Việt Nam khi đã có những quy định rất rõ và cụ thể ở từng tội danh và mức hình phạt cũng rất nghiêm khắc để nhằm trừng trị người phạm tội và lấy lại sự công bằng cho trẻ em. Hơn nữa, mục đích chủ yếu của BLHS là lấy cái cá nhân để răn đe cái chung nhằm bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, tối ưu nhất, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và an toàn cho trẻ.
Về hậu quả, nhiều con số thể hiện mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài về thể chất, tinh thần đối với trẻ em và gia đình: 337 trẻ bị tử vong (trong đó 191 trẻ bị giết, 146 trẻ bị các hình thức xâm hại khác dẫn đến tử vong); 418 trẻ có thai do bị xâm hại tình dục; 193 trẻ bị rối loạn tâm thần, 375 trẻ bị thương tật, 180 trẻ phải bỏ học. Các trẻ em bị xâm hại đều phải gánh chịu những tổn hại về thể chất, tinh thần với những mức độ khác nhau. Việc giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cơ quan điều tra đã khởi tố 7.119 vụ với 7.211 bị can. Tỷ lệ giải quyết án của Viện kiểm sát đạt
98,5% số vụ và 98,7% số bị can. Tòa án đã đưa ra xét xử 6.892 vụ với 7.686 bị cáo; việc áp dụng hình phạt cơ bản nghiêm minh, bảo đảm tính răn đe64.
Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định đến việc bảo vệ trẻ em bằng nhiều cấp độ, trong đó cấp độ can thiệp có đưa ra giải pháp cách ly trẻ ra khỏi môi trường hoặc đối tượng đe dọa, để tránh việc trẻ bị ám ảnh về quá khứ hay những địa điểm đã từng xảy ra hiếp dâm, theo tác giả đây là điều luật tiến bộ vì đã có thể nhìn ra được mối nguy hại khi để trẻ tiếp tục sống trong môi trường không lành mạnh nhưng đến hiện nay vẫn chưa có bất kì trường hợp nào hay số liệu nào thống kê đến vấn đề này. Và nếu giải pháp này không được thực thi hoặc thực thi nửa vời sẽ gây ra tình trạng trẻ bị hoảng loạn và tâm trạng bất ổn khi bị tác động bởi khung cảnh xung quanh tác động. Cần phải cách ly những đối tượng phạm tội ra khỏi xã hội để tránh trường hợp người phạm tội quay lại trả thù nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân, hoặc có nhiều người phạm tội tiếp tục gây án trong khu vực sinh sống. Việc cách ly người phạm tội ra khỏi môi trường sống là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Các hành vi xâm hại để lại những hậu quả nghiêm trọng đến gia đình, xã hội, làm suy thoái nền kinh tế và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ. Chính vì vậy, việc xử lý đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em cần giải quyết trong thời gian sớm nhất và nhanh chóng nhất.