Trách nhiệm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trước vấn nạn nạn xâm

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 48)

6. Kết cấu bài khóa luận

2.2. Trách nhiệm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trước vấn nạn nạn xâm

xâm hại tình dục.

Để nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em của cá nhân và gia đình sau khi kí Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 thì Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Trẻ em năm 2016; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; tiếp theo đó là các văn bản dưới luật liên quan đến quyền lợi trẻ em cũng được ban hành để nhanh chóng kịp thời triển khai về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định rằng “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”50. Đồng thời trách nhiệm trực tiếp và cần thiết nhất trong việc bảo vệ quyền trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục thuộc về các thành viên trong gia đình. Từ đó, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội như sau:

“1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.

2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều

bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”51.

Vừa phải có trách nhiệm phòng, chống nạn xâm hại tình dục trẻ em thì cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình cũng phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em; thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Từ những quy

50 Xem Khoản 2, Điều 6, Luật số 25/2004/QH11 về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 51 Xem Điều 26 , Luật số 25/2004/QH11 về Luật Bảo vệ, chăm soc và giáo dục trẻ em năm 2004.

định của pháp luật về trách nhiệm cá nhân, gia đình đối với việc bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục cần phải có sự chủ động cũng như nâng cao hơn về trách nhiệm trong việc phòng, chống xâm hại tình dục.

Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để bảo đảm việc thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cái. Cha mẹ, và tùy trường hợp có thể là người giám hộ hợp pháp, có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ52. Dù không quy định trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục nhưng những quy định này cũng đã bao hàm đến trách nhiệm của cha mẹ cũng như những người liên quan đến bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra tại Điều 34 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 cũng nhắc đến trách nhiệm của các quốc gia thành viên: “Các Quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Vì mục đích này, các Quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp ở cấp quốc gia, song phương và đa phương để ngăn ngừa;

1. Việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào;

2. Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong hoạt động mại dâm hay các hoạt động tình dục trái pháp luật khác;

3. Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay trong các tài liệu khiêu dâm.”

Tất cả vì trẻ em sẽ là nguyên tắc chỉ đạo cho những người có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn trẻ: trách nhiệm đó trước hết là thuộc về bố mẹ trẻ. Trẻ sẽ phải có đủ cơ hội để vui chơi và giải trí, được định hướng theo cùng những mục đích giáo

52 Xem khoản 1 Điều 18 Nghị quyết số 44-25 ngày 20/11/1989 của Đại hồi đồng Liên Hiệp Quốc về Công ước quyền trẻ em 1989.

dục: xã hội và chính quyền phải cố gắng phát huy quyền này của trẻ53. Trách nhiệm của gia đình luôn được đặt lên cao nhất, sự quan tâm chăm sóc và giáo dục trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tiếng nói và sự giúp đỡ từ người thân, họ hàng, cộng đồng xung quanh là một điều quan trọng và có tác dụng tích cực trong viêc bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục, những người thân trong gia đình không những là chỗ dựa tinh thần mà còn là nơi mà những nạn nhân có thể chia sẻ, cầu cứu khi cần thiết.

Quyền trẻ em, đặc biệt quyền được sống an toàn, lành mạnh, được bảo vệ khỏi xâm hại đang trở thành một trong những vấn đề toàn cầu, được xã hội các cơ quan, tổ chức quan tâm và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục. Các cơ quan tổ chức Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em được quy định tại các Điều từ Điều 79 đến Điều 95 Luật Trẻ em năm 2016 cùng với các Điều 33 đến Điều 39 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống xâm hại tình dục, bao gồm trách nhiệm của: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo xâm hại tình dục (gồm: Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp); trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trách nhiệm của Bộ Y tế; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng; trách nhiệm của một số Bộ, ngành có vai trò trực tiếp giải quyết và xử lý hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em như: Trách nhiệm của Bộ y tế; trách nhiệm của cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát.

Cán bộ y tế là người duy nhất có thể can thiệp nhằm ngăn chặn và quản lý các hậu quả đối với sức khỏe của nạn nhân là trẻ em khi trẻ em bị xâm hại tình dục, qua đây có thể thấy được trách nhiệm của y tế cũng vô cùng quan trong trong việc bảo vệ,

hỗ trợ công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Lạm dụng tình dục trẻ em là một thực tế đáng báo động và đang ngày càng được báo cáo nhiều hơn ở Ấn Độ cũng như trên toàn cầu. Các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia y tế đồng minh thường là điểm tiếp xúc đầu tiên với trẻ em bị lạm dụng và gia đình của chúng. Họ có vai trò chính trong việc phát hiện lạm dụng tình dục trẻ em, chăm sóc và hỗ trợ ngay lập tức và lâu dài cho các nạn nhân và gia đình của họ. Ấn Độ đã thông qua Đạo luật bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm phạm tình dục (POCSO) vào năm 2012. Đây là luật toàn diện về lạm dụng tình dục, mở rộng phạm vi các hình thức vi phạm tình dục, khiến việc báo cáo lạm dụng trở nên bắt buộc và xác định các hướng dẫn để kiểm tra nạn nhân. Các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần có được kiến thức chuyên môn cần thiết để đánh giá lâm sàng về lạm dụng tình dục trẻ em, cũng như phòng ngừa, quản lý và báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ em54.

Bên cạnh đó, trách nhiệm tập trung chủ yếu vào các cơ quan hành pháp, tư pháp và vai trò của họ trong việc phòng chống xâm hại tình dục đối với trẻ em quy định tại Luật Trẻ em năm 2016 bao gồm trách nhiệm của cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, cụ thể:

Trách nhiệm của Tòa án: Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội

chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi

54 Bản gốc tiếng anh: Child Sexual Abuse: Management and prevention, and protection of children from Sexual Offences (POCSO) Act.

“Child Sexual Abuse is an alarming reality and is being increasingly reportedin India as well as globally. Pediatricians and allied medical professionals are often the first point of contact with abused children and their families. They have a key role in detecting Child Sexual Abuse, providing immediate and long-term care and support to the victims and their families. India has adopted the Protection of Children from Sexual Offences Act (POCSO) in 2012. It is a comprehensive law on sexual abuse, which expands the scope and range of forms of sexual offences, makes reporting of abuse mandatory and defines guidelines for the examination of victims. Pediatricians and health care professionals need to acquire necessary expertise for clinical evaluation of child sexual abuse, and its prevention, management and reporting”.

phạm pháp luật khác. Cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 81 Luật Trẻ em năm 2016 quy định

“Tòa án nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để tiến hành xét xử hành vi vi phạm quyền trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc xét xử, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”.

Trách nhiệm Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm

vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong đó Kiểm sát viên đóng vai trò quan trọng trong thủ tục tư pháp, là cầu nối giữa cơ quan Công an và Tòa án. Khi hành vi xâm hại tình dục xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì Viện kiểm sát sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo sự nghiêm minh và đặc biệt là bảo vệ lợi ích hợp pháp của trẻ em khi là nạn nhân của xâm hại tình dục. Chính vì vậy, Viện kiểm sát cũng là cánh tay góp phần bình ổn vấn nạn xâm hại tình dục, bảo vệ quyền lợi của trẻ em một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Tại khoản 3, 4 Điều 81 Luật Trẻ em năm 2016 quy định

“Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em”.

Trách nhiệm của cơ quan Công an: Công an các cấp có vai trò đảm bảo

an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; trấn áp tội phạm. Công an được yêu cầu can thiệp khi có bạo lực tranh chấp xảy ra hoặc ngay sau đó. Tại khoản 1

Điều 88 Luật Trẻ em năm 2016 “Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan bảo vệ pháp luật hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em”.

Dù vẫn còn nhiều chế định cần hoàn thiện trong tương lai để bảo vệ quyền trẻ em trước vấn nạn bạo lực gia đình, nhưng nhà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đều muốn tạo ra một môi trường an toàn và bình đẳng cho trẻ em. Mỗi cơ quan, tổ chức có vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có thể đóng góp to lớn vào mục tiêu khắc phục, ngăn chặn, bảo vệ, giáo dục đặc biệt là phục hồi tâm lý trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình. Nếu làm được những điều này sẽ khiến người dân tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung được trình bày ở chương 1. Tại chương 2, tác giả đi sâu vào trình bày những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục.

Qua chương 2, có thể thấy rằng các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục, cụ thể là nội dung quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em về thể xác, tinh thần và tình dục; bước đầu làm cơ sở pháp lý yêu cầu trách nhiệm pháp lý của cá nhân, gia đình, tổ chức và các cơ quan đối với vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như pháp lý về các tội xâm hại tình dục trẻ em theo Bộ luật Hình sư Việt Nam hiện hành, Luật Trẻ em năm 2016. Từ đó, rút ra ý nghĩa sau cùng là bảo vệ trẻ em và trừng trị tội phạm. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu tìm hiểu quy định pháp luật Hình sự của một số nước trên thế giới như Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, Canada và Đức nhằm tìm ra điểm tương đồng cũng như điểm khác biệt.

Qua nghiên cứu có thể thấy, trẻ em là đối tượng cần thiết phải được bảo vệ chăm sóc và giáo dục một cách đặc biệt, nhận đầy đủ tình yêu thương từ gia đình và xã hội, cần được bảo vệ cả về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Để trẻ có thể phát triển toàn diện về tâm sinh lý.

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC BẢO VỀ TRẺ EM TRƯỚC VẤN NẠN XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Trong thực tế, thời gian qua đã có không ít các trường hợp trẻ em bị xâm hại, thậm chí là hiếp dâm khiến nhiều người phẫn nộ. Điều đáng nói những vụ việc này xảy ra ở nhiều môi trường, thậm chí ở nơi cho là lành mạnh, an toàn nhất đó là môi trường giáo dục. Tại sao ngày càng nhiều những hành vi liên quan đến xâm hại tình dục xảy ra, nguyên nhân từ đâu. Để làm rõ vấn đề này, trong phạm vi bài luận tác giả đưa ra một số quan điểm về thực trạng, khuyến nghị một số giải pháp để góp phần

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)