Thực trạng về việc thi hành pháp luật trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu bài khóa luận

3.1. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo về trẻ em

3.1.1. Thực trạng về việc thi hành pháp luật trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ

DỤC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Trong thực tế, thời gian qua đã có không ít các trường hợp trẻ em bị xâm hại, thậm chí là hiếp dâm khiến nhiều người phẫn nộ. Điều đáng nói những vụ việc này xảy ra ở nhiều môi trường, thậm chí ở nơi cho là lành mạnh, an toàn nhất đó là môi trường giáo dục. Tại sao ngày càng nhiều những hành vi liên quan đến xâm hại tình dục xảy ra, nguyên nhân từ đâu. Để làm rõ vấn đề này, trong phạm vi bài luận tác giả đưa ra một số quan điểm về thực trạng, khuyến nghị một số giải pháp để góp phần làm giảm thiểu tối đa các hành vi xâm hại tình dục, đặc biệt là những hành vi xâm hại tìn dục ở trẻ em.

3.1. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo về trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục. em trước vấn nạn xâm hại tình dục.

3.1.1. Thực trạng về việc thi hành pháp luật trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em. em.

Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là hành vi đáng bị lên án và trừng trị. Vì bất kì trẻ em nào, dù nam hay nữ cũng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục bởi bất kì người nào. Không phân biệt tuổi tác, XHTD xảy ra ở tất cả độ tuổi, đáng chú ý là ở độ tuổi trẻ em. Trẻ em bị xâm hại bằng nhiều cách khác nhau dưới hình thức đụng chạm vào cơ thể hoặc không đụng chạm, nhưng xét cho cùng tất cả hành vi trên đều làm trẻ tổn thương. Chính vì vậy, pháp luật cần phải điều chỉnh, ban hành pháp luật kịp thời để đảm bảo các quyền con người, quyền công dân cho những trẻ bị xâm hại nói chung và những trẻ bị xâm hại tình dục nói riêng.

Việc bảo đảm thực hiện pháp luật thông qua hình thức ban hành pháp luật là một trong những biện pháp chủ yếu để đưa các quy định pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục. Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em

từng bước được hoàn thiện để đảm bảo chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. Việc Quốc hội thông qua Luật Trẻ em năm 2016 đã đánh dấu mốc quan trọng về những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hài hòa pháp luật Quốc gia với Công ước về Quyền trẻ em (CRC). Để cụ thể hóa quy định việc bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục Luật Trẻ em năm 2016 đã chuyển từ cách bảo vệ trẻ em tiếp cận tình huống cụ thể sang tiếp cận bảo vệ trẻ em mang tính hệ thống theo 03 cấp độ: Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại, đồng thời quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, chinh phục và tái hòa nhập cộng đồng. Luật quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ quyền cho trẻ em nói chung và quyền bảo vệ trẻ về vấn đề bị xâm hại tình dục nói riêng. Từ năm 2015 đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán về bảo vệ trẻ em và hướng dẫn thực hiện một số quy định theo các điều khoản như: BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 theo hướng xử lý nghiêm đối với hành vi xâm hại người chưa thành niên; Luật Trẻ em năm 2016 quy định về quyền trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cơ sở giáo dục; Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về việc áp dụng một số quy định tại Điều 141,142,143, 144,145, 146, 147 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi; Nghị định 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về bảo vệ chăm sóc trẻ em; Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi để đảm bảo thân thiện và đạt lợi ích tốt nhất cho trẻ; Ngoài ra, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình khác về bảo vệ trẻ em như: “Tháng hành động về trẻ em” được tổ chức vào tháng 6 hàng năm; “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015”; “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Ngày 07/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030”.

Tại các quốc gia trên thế giới kể cả những nước phát triển cũng đang phải đấu tranh nhằm phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em. Tuy nhiên, trong thực tế việc thi hành pháp luật về bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục còn nhiều bất cập,còn chậm trễ, có rất nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra một cách dã man và thiếu ý thức từ nhiều gia đình hiện nay. Cụ thể, theo một báo cáo của hiệp hội thương mại Solidarity Helping Hand, Nam Phi, cứ 3 phút lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục tại quốc gia này55. Khoảng 01 trong 04 trẻ em gái và 01 trong số 13 trẻ em trai bị lạm dụng tình dục trẻ em vào một thời điểm nào đó trong thời thơ ấu56. Tại bang Victoria, năm 2014, sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu có tựa đề “Phản bội lòng tin” (Betrayal of trust) của Uỷ ban về gia đình và phát triển cộng đồng, Quốc hội bang này đã phê chuẩn chương trình hành động nhằm mục đích phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và các hậu quả xảy ra với trẻ em, trong đó bao gồm chương trình cải cách pháp luật hình sự. Kết quả cải cách bước đầu là chính quyền bang Victoria phê duyệt bổ sung 03 tội danh mới trong Bộ Luật hình sự, bao gồm: Tội dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi xâm hại (có hiệu lực thi hành từ ngày 09/04/2014), tội không báo tin xâm hại tình dục trẻ em (có hiệu lực ngày 24/10/2014) và tội không bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại tình dục (có hiệu lực ngày 01/07/2015)57.

Ở Việt Nam theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó, trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%, cứ 8 giờ trôi qua, tại Việt Nam lại có thêm một trẻ em bị XHTD58. Những hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chỉ khi chạm ngưỡng hình sự mới bị phát hiện, xử lý, những con số đưa ra có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia

55 https://kenh14.vn/nhung-con-so-gay-soc-ve-tinh-trang-xam-pham-tinh-duc-tre-em-tai-nhieu-nuoc-tren-the- gioi-20170313155922078.chn.

56 https://www.cdc.gov/violenceprevention/childsexualabuse/fastfact.html.

57 Sở Tư pháp bang Victoria, Thực hiện các khuyến nghị từ báo cáo “Phản bội lòng tin (Betrayal of trust implementation)”, xem tại http://www.justice vic

go.au/home/safer+communities/protecting+children+and+families/betrayal+of+trust+unpementation. 58 https://suckhoedoisong.vn/cu-8-gio-troi-qua-lai-co-1-tre-em-viet-bi-xam-hai-tinh-duc-169132211.htm

đình chiếm tỉ lệ cao với 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm59. Theo số liệu tổng hợp từ các Bộ, ngành, địa phương mỗi năm có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện và xử lý. Năm 2016, có 1.724 em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 1.155 trẻ em bị xâm hại tình dục, chiếm 67%. Năm 2017, có 1.642 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 1.397 em bị xâm hại tình dục, chiếm 85,1%. Trong 06 tháng đầu năm 2018, có 790 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 605 em bị xâm hại tình dục, chiếm 76,6%; trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, còn nhiều mặt tồn tại và hạn chế về công tác bảo vệ trẻ em. Ở nhiều nơi trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời, việc bố trí nguồn lực còn rất hạn chế, còn nhiều hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, một số vụ việc xử lí kéo dài và chưa nghiêm, Thủ tướng cho rằng phải coi đây là nhiệm vụ hàng ngày của các địa phương, của ngành, nhà trường và xã hội60. Hay theo số liệu thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống bạo hành trẻ em (NSPCC) độ tuổi trung bình của trẻ bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục61.

Tóm lại, quá trình thi hành pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, việc hướng dẫn thi hành pháp luật chưa cụ thể, chưa có kế hoạch tổng thể và phân bố ngân sách chưa rõ ràng cho việc thực thi ở xã, địa phương gây ra tình trạng đào tạo nhân lực về chống xâm hại tình dục trẻ em còn hạn chế. Tình hình xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, con số xâm hại tình dục ngày càng gia tăng. Ý thức chấp hành bảo vệ quyền trẻ em vẫn còn kém và chưa hiệu quả. Vì vậy,

59 http://thoibaoaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2018-08-06/hon-2000-tre-em-bi-xam-hai-moi-nam-chi-la- phan-noi-cua-tang-bang-chim-60679.aspx, truy cập ngày 31/05/2019.

60 http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=28128. 61 https://www.google.com/search?q=hi%E1%BB%87p+h%E1%BB%99i+qu%E1%BB%91c+gia+ph%C3%B2n g+ch%E1%BB%91ng+b%E1%BA%A1o+h%C3%A0nh+tr%E1%BA%BB+em+NSPCC&sxsrf=AOaemvJnbk R94DGZPe- MpdsCLAgckSPQdQ%3A1635841951372&ei=n_eAYfT2Fcnaz7sPwdCmkA8&oq=hi%E1%BB%87p+h%E1 %BB%99i+qu%E1%BB%91c+gia+ph%C3%B2ng+ch%E1%BB%91ng+b%E1%BA%A1o+h%C3%A0nh+tr %E1%BA%BB+em+NSPCC&gs_lcp=Cgdnd3Mtd2l6EAM6BwgAEEcQsAM6BggAEBYQHjoICCEQoAEQi wNKBAhBGABQ_1VY4HlggH9oAXACeACAAbsBiAH2BpIBAzAuNpgBAKABAcgBCLgBAsABAQ&scli ent=gws-wiz&ved=0ahUKEwi0wq2TovnzAhVJ7XMBHUGoCfIQ4dUDCA4&uact=5

việc thi hành pháp luật cần phải thực hiện nghiêm chỉnh hơn nhằm kịp thời bảo vệ

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)