Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về khai sinh, khai tử

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền khai sinh, khai tử trong hoạt động công chứng (Trang 103 - 109)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo đảm

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về khai sinh, khai tử

tử trong hoạt động công chứng

Thứ nhất, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản ý nhà nước về khai sinh, khai tử. Công tác quản ý, đăng ký khai sinh, khai tử cần được coi là công tác quan trọng của cấp uỷ, chính quyền địa phương, không phải là công tác của riêng ngành Tư pháp. Các Sở Tư pháp cần xác định vai trò nòng cốt của mình, chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cũng như sự phối hợp với các sở, ban, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện; sớm có giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý hoặc hạn chế, yếu kém trong công tác quản ý, đăng ký hộ tịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đăng ký hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; việc đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài; thay đổi, cải chính thông tin… kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử

Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng ực cán bộ, công chức làm công tác khai sinh, khai tử, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã.

Như vậy, về mặt pháp lý, mặc dù các văn bản pháp luật hiện hành quy định về chức danh, số ượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn chưa ghi nhận một cách chính thức về chức danh Hộ tịch vi n, nhưng các văn bản này đã quan tâm bố trí thêm chức danh Tư pháp - Hộ tịch; do đó, trước mắt các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm, bố trí đủ mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 công chức chuyên trách về hộ tịch. Để có một đội ngũ àm công tác hộ tịch chuyên nghiệp, ổn định; đủ về số ượng, bảo đảm về chất ượng; đáp ứng được yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong giai đoạn hiện nay thì công chức được bố trí vào vị trí Tư pháp - Hộ tịch phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch để đảm nhiệm công tác chuyên môn.

Thứ ba, tiếp tục củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan; bảo đảm tính kết nối, liên thông giữa cơ quan quản ý, đăng ký hộ tịch với các cơ quan khác có i n quan trong quản lý và khai thác các thông tin, số liệu về khai sinh, khai tử.

Thứ tư, tăng cường bảo đảm các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp. Các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác khai sinh, khai tử trong việc góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đ nh để quan tâm, đầu tư hơn cho công tác này. Cần dành kinh phí nhất định cho việc mở các lớp tập huấn, các đợt tuyên truyền để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình. Tại các xã, phường, thị trấn cần trang bị đầy đủ phương tiện làm việc (máy tính), tủ ưu hồ sơ, sổ hộ tịch, bố trí địa điểm tiếp dân...

Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền. Cần coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ không thể thiếu của chính quyền các cấp; nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, đặc biệt là bà con thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa là đòi hỏi cấp bách, cần được thực hiện thường xuy n. Để thu hút sự tham gia của bà con, cần có những tài liệu chuẩn phục vụ công tác tuyên truyền, trong đó ưu ý tr nh

độ của bà con theo từng vùng (tránh việc đọc văn bản), bên cạnh đó cũng cần đầu tư những khoản kinh phí cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền, để bảo đảm hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý khai sinh, khai tử, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Thứ bảy, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi có yêu cầu đăng ký khai sinh, khai tử. Thực hiện yêu cầu cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm bớt chi phí và phiền hà cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch; tuy nhi n, để người dân thực sự được hưởng lợi từ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đòi hỏi trước hết là các công chức trực tiếp giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân phải là những người có đạo đức, có tâm với nghề; thực hiện đúng chức trách của cán bộ công chức nói chung và cán bộ làm công tác khai sinh, khai tử nói ri ng đã được quy định cụ thể trong pháp luật.

Thứ tám, đổi mới công tác thống kê, báo cáo về khai sinh, khai tử. Các ngành, các cấp cần quan tâm đến công tác thống kê, báo cáo về hộ tịch. Số liệu báo cáo phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, bảo đảm độ chính xác của số liệu.

Tiểu kết chƣơng 3

Như vậy, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện vấn đề đăng ký khai sinh, khai tử là một vấn đề quan trọng đã và đang được Nhà nước cũng như các cá nhân, tổ chức đặc biệt là tổ chức công chứng quan tâm đặc biệt. Để nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử tạo thuận lợi cho công tác công chứng thì cần phải đưa ra chủ trương và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký khai sinh, khai tử. Hoạt động khai sinh, khai tử cần được quan tâm và hoàn thiện nhiều hơn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

1. Quyền khai sinh, khai tử là một quyền nhân thân của cá nhân. Nghiên cứu quyền khai sinh, khai tử phải đặt trong mối liên hệ với quyền nhân thân. Quyền nhân thân của cá nhân có nguồn gốc lịch sử rất sớm. Việt Nam là một trong những quốc gia có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh trong việc bảo vệ quyền nhân thân nói chung, quyền khai sinh, khai tử nói riêng.

2. Quyền khai sinh, khai tử có mối quan hệ và tác động qua lại với các quyền nhân thân khác được quy định trong BLDS. Luận văn đã chỉ ra mối quan hệ cũng như sự tác động này đồng thời phân tích được những đặc điểm riêng của quyền khai sinh, khai tử nhằm làm rõ mối quan hệ về quyền khai sinh, khai tử trong hoạt động công chứng, từ đó à cơ sở để xác định được các biện pháp bảo đảm quyền khai sinh, khai tử trong hoạt động công chứng.

3. Pháp luật Việt Nam có những quy định về quyền khai sinh, khai tử không chỉ trong BLDS mà còn đề cập trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Tr n cơ sở đối chiếu với các văn bản pháp luật về công chứng, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa quyền khai sinh, khai tử trong hoạt động công chứng. Quy định pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo quyền khai sinh, khai tử của cá nhân trong hoạt động công chứng. Luận văn đã chỉ ra về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật về khai sinh, khai tử trong họat động công chứng và đồng thời à cơ sở để hoàn thiện pháp luật và thực hiện trên thực tiễn trong việc bảo đảm quyền của mỗi cá nhân.

4. Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về quyền khai sinh, khai tử nói chung và quyền khai sinh, khai tử trong hoạt động công chứng nói riêng. Bên cạnh giải pháp về pháp luật, các giải pháp khác cũng được luận văn xác định là cần được chú trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quyền khai sinh, khai tử trong hoạt động công chứng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 2. Quốc hội (2014), Luật hộ tịch, Hà Nội. 3. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 4. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 5. Quốc hội (2014), Luật công chứng, Hà Nội

6. Chính Phủ (2015), Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành uật hộ tịch

7. Chính Phủ (2015), nghị định số 29/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng

8. Li n hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. 9. Li n hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em.

10. Nguyễn Công Bình (2008), Bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. 11. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 01/2008/TT- BTP ngày 02/6 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/52005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.

12. Chính phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10 về việc đăng ký hộ tịch, Hà Nội.

13. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.

14. Chính phủ (2006), Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, Hà Nội.

15. Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 20/02 sửa đổi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.

16. Mạnh Dương (2008), Quyền với họ, tên của cá nhân: Chuyện bi hài ở làng đổi họ, Báo Thanh Niên.

của một người cần được hướng dẫn cụ thể", Dân chủ và pháp luật, (4).

18. Bùi Đăng Hiếu (2009), "Khái niệm và phân oại quyền nhân thân", Luật học, (7).

19. Thảo Linh (2008), "Cần có hướng dẫn việc đăng ký họ, t n khi đăng ký khai sinh", Dân chủ và pháp luật, (2).

20. Hoàng Long (2008), "Quyền thay đổi họ, t n từ pháp uật đến thực tiễn", Dân chủ và pháp luật, (3).

21. L Đ nh Nghị (2008), Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự iệt Nam, Luận án tiến sĩ , Trường Đại học Luật Hà Nội.

22. L Đ nh Nghị (2008), "Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp uật dân sự", http://ledinhnghi.net.

23. Phùng Bích Ngọc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự iệt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

24. Nhà Pháp uật Việt - Pháp (1997), Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự, Hội thảo khoa học, tổ chức tại Hà Nội.

25. Nhà Pháp uật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Minh Oanh (2008), Quyền nhân thân liên quan đến cá biệt hóa cá nhân: Quyền của cá nhân đối với họ tên, dân tộc, hình ảnh, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.

27. Đinh Thị Mai Phương (2003), Một số vấn đề về quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự trong Bộ luật Dân sự iệt Nam, Đề tài nghi n cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tư pháp - dự án Jica.

28. Nguyễn Kỳ Sanh (2006), "Khốn khổ v cái t n", Báo Tuổi trẻ, ngày 7/7. 29. Nguyễn Đ nh Toàn (2008), "Xác định họ đối với cá nhân", Dân chủ và pháp luật, (7).

30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự iệt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Viện Khoa học pháp ý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội

32. Tổng hợp báo cáo của các Sở Tư pháp năm 2017 33. Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Bộ Ngoại giao

34. Nguồn: Trung tâm Thông tin và Tư iệu dân số, Tổng Cục Dân số 35. Trang web:

http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2040 36. Trangweb:

http://www.quangngai.gov.vn/vi/sotp/Pages/qnp-vaitrocuagiaykhaisinh-qnpnd- 1027-qnpnc-23-qnpsite-1.html

37. Trang web: http://plo.vn/phap-luat/cong-chung-vien-vu-con-dau-khai-tu-cha- me-chong-noi-gi-723416.html

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền khai sinh, khai tử trong hoạt động công chứng (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)