Quản lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam (Trang 70 - 71)

Thực ra việc cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ không khác gì cho vay không có tài sản bảo đảm. Chủ yếu dựa trên uy tín của bên vay vốn với bên cho vay, uy tín trong vấn đề thanh toán của bạn hàng, đối tác của bên vay. Việc nhận TSĐB là quyền đòi nợ, đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro, đối với một số ngân hàng, đây gần như hình thức tín chấp. Chính vì thế, cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ đề cao tính quản lý theo dòng tiền. Để quản lý tài sản bảo đảm, các TCTD thường yêu cầu Bên nợ Khách hàng vay vốn phải thanh toán tiền vay qua tài khoản duy nhất mở tại TCTD nhận thế chấp. Hoặc là tiền về đến đâu thu nợ đến đấy, hoặc khi tiền về tài khoản của Bên vay vốn mở tại TCTD nhận thế chấp, TCTD sẽ phong tỏa tài khoản (có cam kết trước với Bên vay vốn) hoặc cho bên vay vốn chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm và yêu cầu bên vay vốn ký phong tỏa để bảo đảm.

Pháp luật không quy định chi tiết về việc kiểm tra tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Việc kiểm tra này thường nằm trong quy trình kiểm soát sau cho vay của các TCTD. Mỗi TCTD tự quy định khác nhau cho nhân viên tín dụng thực hiện, song có thể nhận thấy những điểm chung trong việc quản lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ như sau:

- Kiểm tra thực tế: Cùng với bên vay vốn thực hiện đối chiếu công nợ (cái này thông thường sẽ rất khó), kiểm tra tài khoản; kết hợp với bên vay vốn thực hiện bàn giao hàng hóa đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa; đối với xây lắp thì kiểm tra tiến độ, khối lượng công trình thực hiện; đối với sản xuất cần kiểm tra lô hàng thực hiện theo hợp đồng,...

- Kiểm tra tính tuân thủ: như dòng tiền của bên nợ Khách hàng vay vốn có đảm bảo thanh toán theo đúng điều kiện của Hợp đồng hay không? Cung cấp

Tại PG Bank việc quản lý tài sản bảo đảm được quy định khá ngắn gọn: “Sau khi nhận thế chấp quyền đòi nợ, cán bộ quản lý tín dụng có trách nhiệm phối hợp cùng bộ phận kế toán để theo dõi việc chuyển tiền thanh toán của bên thứ ba cho Bên thế chấp, đảm bảo khi các khoản tiền này về được quản lý xử lý kịp thời”.

Ngoài ra để quản lý chặt chẽ hơn một số TCTD áp dụng việc: Gắn Mobile banking vào số điện thoại của cán bộ tín dụng để nắm bắt dòng tiền của Khách hàng vay vốn, tài khoản khi cho vay bằng quyền đòi nợ phải là tài khoản tại TCTD nhận thế chấp và là tài khoản duy nhất, không hủy ngang trong mọi trường hợp và phải được thể hiện vào hợp đồng tín dụng hoặc cam kết ba bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)