bên cạnh đó pháp luật còn thiếu các quy định cụ thể về ứng phó sự cố môi trƣờng làng nghề. Pháp luật hiện hành chỉ mới dừng lại ở việc có các quy định chung về ứng phó sự cố môi trƣờng. Trong khi đó, làng nghề là nơi mang những đặc tính riêng nhƣ quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật sản xuất thô sơ. Do đó, sự cố môi trƣờng làng nghề có những điểm khác biệt so với sự cố môi trƣờng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,… Vì vậy, nếu chỉ có các quy định chung về ứng phó sự cố môi trƣờng mà không có các quy định riêng về vấn đề này đối với các khu vực làng nghề thì hiệu quả thực thi sẽ bị hạn chế.
2.5. Thực trạng pháp luật về khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trƣờng làng nghề trƣờng làng nghề
Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trƣờng còn phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng thông qua các hoạt động gồm:
Một là: Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVMT trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng;
Hai là: Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng và hạn chế sự lan rộng, ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;
Ba là: Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVMT;
Bốn là: Bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
Năm là: Báo cáo cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVMT việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trƣờng.
2.6. Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề