Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở việt nam (Trang 70 - 78)

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy từng tính chất và mức độ vi phạm mà chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật nhà nƣớc và bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật dân sự nếu có thiệt hại xảy ra. Xử lý vi phạm pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền dựa vào quy định pháp luật để đƣa ra các quyết định mang hậu quả bất lợi cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Xử lý vi phạm pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là một dạng cụ thể của xử lý vi phạm pháp luật nên cũng gồm bốn loại xử lý vi phạm đó là: xử lý hình sự, xử lý vi phạm hành chính, xử lý dân sự, xử lý kỷ luật nhà nƣớc.

* Xử lý hình sự

Xử lý hình sự là chế tài nghiêm khắc nhất. Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến xử lý trách nhiệm hình sự trong BVMT làng nghề, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm 2015), Thông tƣ liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA- BTNMT ngày 06/02/2009 của Bộ Công an, Bộ Tài nguyên môi trƣờng hƣớng dẫn quan hệ phối hợp công tác, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.

Tình hình vi phạm pháp luật về môi trƣờng nói chung và tội phạm về môi trƣờng nói riêng ngày càng gia tăng nhanh chóng với tính chất tinh vi và khó phát hiện. BLHS năm 2015 ra đời đã có nhiều nội dung đổi mới về nhóm tội phạm môi trƣờng. Chƣơng XIX của BLHS năm 2015 gồm 12 điều, từ Điều 235 đến Điều 246 quy định về tội phạm môi trƣờng.

Mở rộng chủ thể của tội phạm môi trường: Chủ thể của tội phạm môi trƣờng bao gồm cá nhân và pháp nhân thƣơng mại. Việc bổ sung trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc thắt chặt hành lang pháp lý trong BVMT. Pháp nhân thƣơng mại là những chủ thể gây ra ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trong thời gian qua. Điển hình có thể kể đến hoạt động xả thải trực tiếp của công ty TNHH gang thép Hƣng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã hủy hoại nghiêm trọng môi trƣờng biển một khu vực của các tỉnh miền Trung.

Hành vi phạm tội của các tội phạm môi trường được định lượng hóa một cách cụ thể: BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể các dấu hiệu định tội mang tính định tính nhƣ “gây hậu quả nghiêm trọng”, “diện tích lớn” trƣớc đây bằng việc định lƣợng hóa cụ thể. Ví dụ: Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại Điều 182a BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm

2009) quy định “Ngƣời nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” thì Điều 236 BLHS năm 2015 quy định tội này với mức định lƣợng cụ thể đối với chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dƣới 5.000 kilôgam (khoản 1), từ 5.000 kilôgam đến dƣới 10.000 kilôgam (điểm a, khoản 2) [71].

Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 còn mở rộng phạm vi áp dụng và nâng mức phạt tiền đối với nhóm tội phạm về môi trƣờng. Có thể nói, các quy định mới về tội phạm môi trƣờng trong BLHS năm 2015 đã tạo ra sự tƣơng thích giữa pháp luật hình sự và pháp luật hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật về chế tài hình sự đối với tội phạm môi trƣờng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Có thể kể ra nhƣ: Tội phạm về môi trƣờng theo BLHS năm 2015 không có tội phạm nào đƣợc phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì không có tội danh nào có khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình) trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trƣờng trong thực tế là rất lớn [25]. Điều này dẫn đến chế tài của pháp luật không đủ sức răn đe những hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng của các chủ thể trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, gây bức xúc trong dƣ luận.

* Xử lý vi phạm kỷ luật nhà nƣớc

Chủ thể bị xử lý kỷ luật nhà nƣớc là chủ thể đặc biệt, là những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, đơn vị của nhà nƣớc. Khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho ngƣời vi phạm pháp luật về BVMT hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trƣờng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Pháp luật quy định nhƣ vậy, tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng biện pháp kỷ luật nhà nƣớc nhƣ một công cụ giáo dục, răn đe các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng nói chung và ô nhiễm môi trƣờng làng nghề nói riêng chƣa đƣợc thực hiện và triển khai hiệu quả. Có thể thấy rằng, để xảy ra hậu quả ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, không thể không nhắc đến sự thiếu trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc quản lý, giám sát. Đặc biệt, có những chủ thể quản lý do suy đồi phẩm chất đạo đức, vì tƣ lợi, vụ lợi cá nhân đã làm lơ, bỏ qua, bao che cho những hành vi vi phạm. Chính vì vậy, để công tác giám sát, quản lý môi trƣờng làng nghề đƣợc đề cao và thực hiện hiệu quả, pháp luật cần có những chế tài nghiêm khắc hơn nữa nhằm răn đe, giáo dục đối với các chủ thể quản lý có hành vi vi phạm trong việc bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nói chung và môi trƣờng làng nghề nói riêng.

* Xử lý dân sự

“Xử lý dân sự là việc xác định thiệt hại xảy ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức và chủ thể gây ra thiệt hại đó phải có nghĩa vụ bồi thường” [10]. Căn cứ pháp lý để áp dụng trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đó là: Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trƣờng.

Theo quy định tại Điều 163 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng bao gồm: suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trƣờng; thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trƣờng gây ra.

Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc pháp luật quy định nhƣ sau [40]:

Thứ nhất, ô nhiễm môi trƣờng và hậu quả do ô nhiễm môi trƣờng phải đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời;

Thứ hai, hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng của tổ chức, cá nhân phải đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, ngƣời đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về BVMT có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;

Thứ tƣ, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thƣờng thiệt hại do hành vi của mình gây ra;

Thứ năm, trƣờng hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng do thực hiện nhiệm vụ đƣợc tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.

* Xử lý vi phạm hành chính

Để tăng cƣờng công tác xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nói chung và ô nhiễm môi trƣờng làng nghề nói riêng, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh, có thể kể đến đó là: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT [11] bao gồm: các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch BVMT, ĐTM và đề án BVMT; các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng; các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; các hành vi vi phạm quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung; các hành vi vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phƣơng tiện giao

thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trƣờng; các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nƣớc, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về BVMT.

Những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phạm hành chính trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

Thứ nhất, hình thức xử phạt chính, mức xử phạt: Có hai hình thức xử phạt chính, đó là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung: bao gồm các hình thức sau:

Một là: Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn đối với các loại giấy phép môi trƣờng nhƣ: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trƣờng,…hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

Hai là: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT;

Ba là: Bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả nhƣ: buộc khôi phục lại tình trạng môi trƣờng đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi

trƣờng bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về BVMT; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trƣờng của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc xây lắp công trình BVMT theo quy định; buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; truy thu số phí BVMT nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Pháp luật là một công cụ hữu hiệu để quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nói chung cũng nhƣ môi trƣờng làng nghề nói riêng. Trong thời gian qua, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề đã từng bƣớc đƣợc xây dựng và hoàn thiện, tạo đƣợc hành lang pháp lý khá đầy đủ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng làng nghề trên địa bàn cả nƣớc. Tuy nhiên, song song với những thành tựu đã đạt đƣợc, pháp luật về kiểm soát môi trƣờng làng nghề vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần phải khắc phục. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là cần phải có các phƣơng hƣớng và giải pháp hiệu quả để củng cố, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề trong điều kiện hiện nay.

Chƣơng 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở việt nam (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)