Các quy định về kiểm soát chất thải từ các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở việt nam (Trang 54)

2.2. Thực trạng pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng làng nghề

2.2.2. Các quy định về kiểm soát chất thải từ các làng nghề

Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có nhiều đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn ấy, quá trình phát triển làng nghề hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức lớn về ô nhiễm môi trƣờng. Với đặc thù là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, nếu không có sự quan tâm, đầu tƣ đúng mức trong việc BVMT thì các làng nghề lại chính là một nguồn thải lớn thải ra các chất thải nguy hại đối với môi trƣờng. Chính vì lẽ đó, pháp luật đã yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT nhƣ: Thu gom, xử lý nƣớc thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng; thu gom, phân loại, lƣu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật; giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định

của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trƣờng; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hƣởng xấu đối với môi trƣờng xung quanh và ngƣời lao động; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trƣờng; xây dựng và thực hiện phƣơng án BVMT [40].

Hoạt động kiểm soát chất thải có thể coi là hoạt động quản lý chất thải. Khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định: “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải” [40]. Pháp luật Việt Nam đặt ra những yêu cầu đối với việc quản lý chất thải, đó là: chất thải phải đƣợc quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy; chất thải thông thƣờng có lẫn chất thải nguy hại vƣợt ngƣỡng quy định mà không thể phân loại đƣợc thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.

Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu quy định về các khái niệm liên quan đến quản lý chất thải nhƣ sau:

Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã đƣợc phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau.

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lƣu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.

Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.

Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.

Do mỗi loại chất thải lại có phƣơng pháp xử lý và gây ảnh hƣởng khác nhau đến môi trƣờng nên pháp luật cũng có những quy định khác nhau trong quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý đối với từng loại chất thải.

* Pháp luật về kiểm soát chất thải rắn thông thƣờng tại làng nghề

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu định nghĩa chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Nhƣ vậy, tại các làng nghề tồn tại cả chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng [17]. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời [13].

Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng phải đƣợc phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trƣờng hợp không thể phân loại đƣợc thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. Chủ các cơ sở sản xuất tại làng nghề là chủ nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng phải có trách nhiệm phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng theo yêu cầu của pháp luật; có thiết bị lƣu chứa, khu vực lƣu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý; thực hiện trách nhiệm phân định, phân loại, lƣu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng; tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lƣợng hoặc ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng; định kỳ báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng trong báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ. Việc thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng phải bảo đảm không đƣợc làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi

Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý tại địa phƣơng, khoản 17 và 18 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trƣờng; Điều 34 Nghị định số 38/2015 ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Điều 70 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng phát sinh trên địa bàn tỉnh; hàng năm thống kê, tổng hợp, cập nhật về tình hình phát sinh, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng tại địa phƣơng và báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng để tổng hợp, theo dõi [17].

Về trách nhiệm của các cơ sở sản xuất trong việc quản lý chất thải rắn, Điều 70 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định các cơ sở này phải thu gom, phân loại, lƣu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định trách nhiệm của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng và chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng [40].

* Pháp luật về kiểm soát nƣớc thải tại làng nghề

Nƣớc thải là nƣớc đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [12]. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, việc quản lý chất thải phải tuân theo nguyên tắc: nƣớc thải phải đƣợc thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng; nƣớc thải có yếu tố nguy hại vƣợt ngƣỡng quy định phải đƣợc quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. Nƣớc thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nói chung và làng nghề nói riêng phải đƣợc thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Các cơ sở sản xuất tại làng nghề phải thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nƣớc thải (trong trƣờng hợp không xử lý tập trung), khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng tƣơng ứng; phân loại chất thải rắn, chuyển cho đơn vị thu gom theo đúng quy định [5].

Theo quy định của khoản 1 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, các cơ sở sản xuất ở làng nghề là đối tƣợng phải có hệ thống xử lý nƣớc thải. Khoản 3 Điều 12 Thông tƣ số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về bảo vệ môi trƣờng cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định về hệ thống xử lý nƣớc thải nhƣ sau: hệ thống thu gom nƣớc thải, nƣớc mƣa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nƣớc của làng nghề, không để xảy ra hiện tƣợng tắc nghẽn, tù đọng nƣớc thải và ngập úng; hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung (nếu có) bảo đảm công suất xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng tƣơng ứng đối với tổng lƣợng nƣớc thải phát sinh từ làng nghề trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận. Pháp luật quy định cơ sở sản xuất tại làng nghề có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trƣờng phải tổ chức quan trắc môi trƣờng nƣớc thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: chỉ đạo, tổ chức việc thu gom, xử lý nƣớc thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; quan trắc, kiểm soát chất lƣợng nƣớc tại các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh; đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận và quản lý kết quả quan trắc nƣớc thải tự động liên tục; tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nƣớc thải, quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận nội tỉnh; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và các địa phƣơng liên quan tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận có phạm vi liên tỉnh theo quy định; hàng năm báo cáo tình hình quản lý, xử lý nƣớc thải cho Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng để tổng hợp, theo dõi. Trong khi đó, Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm quy định yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý về quản lý, kiểm soát chất thải; hƣớng dẫn quản lý, xử lý nƣớc thải và thống nhất ban

hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng về xả nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, các cơ sở sản xuất tại làng nghề xả nƣớc thải ra môi trƣờng có nghĩa vụ nộp phí BVMT với mức phí do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trƣờng quy định.

* Pháp luật về kiểm soát khí thải tại làng nghề

Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Đồng thời trong quá trình sản xuất, các tổ chức, cá nhân này phải hạn chế việc sử dụng nguyên vật liệu, phƣơng tiện giao thông, máy móc thiết bị thải khí độc ra môi trƣờng. Bên cạnh đó, phƣơng tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại vƣợt ngƣỡng quy định phải đƣợc quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại (theo Điều 102 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014). Khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất tại làng nghề đƣợc xếp vào loại khí thải công nghiệp. Do đó, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề có phát sinh khí thải công nghiệp và thuộc đối tƣợng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT phải xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khí thải công nghiệp (bao gồm các số liệu đo đạc, thống kê, kiểm kê về lƣu lƣợng, thông số, tính chất, đặc điểm khí thải công nghiệp) có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nội dung này khi lập báo cáo kết quả hoàn thành công trình BVMT và báo cáo công tác BVMT hàng năm; phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp. Về trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm quy định nguồn thải khí thải, thông số khí thải quan trắc tự động, liên tục đặc thù, yêu cầu kỹ thuật, chuẩn kết nối dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục [20].

Hiện nay, việc xử lý khí thải tại làng nghề đã và đang đƣợc quan tâm, đánh giá, xem xét và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, mặc dù các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có ý thức thực hiện nhƣng máy móc, thiết bị chủ yếu còn sơ sài, đơn giản, chƣa giảm thiểu đƣợc triệt để ảnh hƣởng của khí thải gây ra đối với môi trƣờng. Điều này dẫn đến chất lƣợng môi trƣờng không khí tại các làng nghề đang bị suy giảm.

* Pháp luật về kiểm soát chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tƣơng tác với chất khác gây nguy hại đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Pháp luật quy định việc phân định chất thải nguy hại đƣợc thực hiện theo mã, danh mục và ngƣỡng chất thải nguy hại. Các chất thải nguy hại phải đƣợc phân loại theo mã chất thải nguy hại để lƣu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lƣu chứa phù hợp. Các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tƣơng tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phƣơng pháp đƣợc sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lƣu chứa. Chất thải nguy hại phải đƣợc phân loại bắt đầu từ thời điểm đƣa vào lƣu giữ hoặc chuyển đi xử lý.

Về trách nhiệm của chủ nguồn chất thải nguy hại đƣợc quy định nhƣ sau: Chủ nguồn chất thải nguy hại phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lƣợng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý; có khu vực lƣu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lƣu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lƣu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; trƣờng hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng lƣợng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải

ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp; định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về việc lƣu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng,.. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định khá cụ thể về trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc trong quản lý chất thải nguy hại.

Hiện nay, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đang dần đƣợc triển khai thực hiện tại các làng nghề. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại việc thực hiện chƣa đúng các quy định về kiểm soát chất thải nguy hại nhƣ: chƣa thu gom triệt để chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thƣờng, chƣa có khu vực lƣu giữ tạm thời, thùng chứa theo quy định và cá biệt có những cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp chất thải nguy hại chƣa qua xử lý ra môi trƣờng.

2.2.3. Các quy định về quy hoạch trong việc bảo vệ môi trường làng nghề

Hiện nay chƣa có văn bản pháp luật nào đƣa ra khái niệm về quy hoạch trong việc BVMT làng nghề. Vì vậy, để tìm hiểu khái niệm quy hoạch trong việc BVMT làng nghề cần tìm hiểu về khái niệm quy hoạch BVMT nói chung.

Theo quy định [30] của pháp luật, quy hoạch BVMT là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian, phân vùng môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trƣờng trên lãnh thổ xác định để BVMT, phục vụ mục tiêu phát triển bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)