động điều tra
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự. Quyền bào chữa có vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự. Bởi lẽ nó liên quan mật thiết đến vấn đề gỡ tội của bị can, bị cáo... Quyền bào chữa ở Việt Nam đã được ghi nhận trong Hiến pháp và BLTTHS. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì:
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họtheo quy định của Bộ luật này [37].
Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự tại Huyện An Dương việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội đã được cơ quan công an huyện An Dương thực hiện một cách đầy đủ. Trong quá trình điều tra, khi tiến hành việc hỏi cung bị can cán bộ điều tra đều thông báo quyền được có người bào chữa của bị can cũng như tự bào chữa của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào có sự tham gia của người bào chữa trong giai đoạn điều tra, đều được CQĐT công an huyện An Dương tạo điều kiện thuận lợi và đầy đủ trong giai đoạn này.
Tuy nhiên qua đánh giá thực tiễn về việc bảo đảm quyền con người trong bào chữa của bị can, bị cáo, đặc biệt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại huyện An Dương chúng tôi thấy còn có một số hạn chế bất cập sau:
- Số vụ án có sự tham gia của người bào chữa còn thấp. Trong hơn 4 trăm vụ án khởi tố trong giai đoạn 2011 – 2015 chỉ có 10% tổng số vụ án có sự tham gia của người bào chữa. Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân thói quen có luật sư bào chữa trong tố tụng hình sự còn chưa nhiều. Bên cạnh
đó cũng phải kể đến một số vấn đề về việc số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu bào chữa trong tố tụng hình sự.
- Một số trường hợp do quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp thực hiện mà hoạt động bào chữa của luật sư còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc luật sư còn phải xin cấp giấy chứng nhận bào chữa nên đã bị CQĐT gây khó khăn, lấy lý do là bí mật điều tra nên không cung cấp hồ sơ cho luật sư.
2.4. Đánh giá chung về những hạn chế, tồn tại bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở huyện An Dương, người trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua
Qua nghiên cứu về thực tiễn thực hiện việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong hoạt động bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra cũng còn bộ lộc nhiều hạn chế, tồn tại nhất định. Điều này thể hiện dưới một số nội dung sau:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói riêng và trong tư pháp hình sự nói chung là khá đầy đủ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay BLTTHS năm 2015, Luật tổ chức điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ tạm giam đều mới được thông qua. Do đó, các quy định về bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra đã được hoàn thiện thêm một bước mới, một loạt các quyền mới các nguyên tắc mới trong tố tụng hình sự được ghi nhận và góp phần bảo đảm quyền con người tốt hơn. Tuy nhiên, với thực tế các quy định của BLTTHS năm 2015 vừa mới được thông qua, nên hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành về các nội dung này còn chưa được ban hành kịp thời, do đó việc áp dụng là rất khó khăn.
Thứ hai, BLTTHS năm 2015 vừa được ban hành, với nhiều nội dung mới tiến bộ hơn. Tuy nhiên, khả năng thực thi còn đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là các nội dung mới còn chưa được tập huấn cho đội ngũ cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên dẫn đến khó khăn trên thực tế thi hành.
Thứ ba, việc vi phạm quyền con người của bị can là vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Quyền của bị can dễ bị xâm phạm nhất là quyền dược trình bày lời khai, quyền được giải thích các quyền của mình để sử dụng cũng như nghĩa vụ của họ phải được thực hiện. Trong nhiều vụ án khi xuất hiện những khó khăn trong việc thu thập chứng cứ hoặc có những tác động tiêu cực từ nhiều phía khác nhau hoặc mong muốn kết thúc việc điều tra, những người có thẩm quyền điều tra đã bức cung, nhục hình bị can. Một thực trạng vi phạm quyền con người trong điều tra bị can khá phổ biến trong khi điều tra vụ án hình sự là vi phạm quyền bào chữa của bị can. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm pháp luật về quyền con người trong điều tra vụ án hình sự. Nhưng trong đó có nguyên nhân về việc trình độ hiểu biết pháp luật của bị can quá thấp, có nguyên nhân là do Cơ quan tiến hành tố tụng chưa bảo đảm quyền bào chữa cho bị can ở các cấp độ khác nhau, hoặc cũng có khi gây khó khăn, cản trở hoạt động bào chữa. Một số người tiến hành tố tụng còn có quan điểm cho rằng, khi bào chữa tham gia tố tụng ở giai đoạn điều tra không giúp gì cho việc giải quyết đúng đắn vụ án mà nhiều khi gây khó khăn không ít cho hoạt động điều tra. Với lý do trên trong giai đoạn điều tra còn ít sự tham gia của người bào chữa cho bị can. Một số trường hợp bị cáo bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tâm thần hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa nhưng cơ quan tiến hành tố tụng cũng không yêu cầu người bào chữa cho họ. Đây là vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng và quyền con người trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
- Đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị hại trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cho thấy. Theo quy định của BLTTHS trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Thế nhưng trong giai đoạn điều tra, luật không ràng buộc trách nhiệm CQĐT gửi bản kết luận điều tra cho người bì hại. Như vậy, đồng nghĩa với việc pháp luật hạn chế quyền cơ bản và quan trọng của người bị hại. Người bị hại là một chủ thể thực hiện quyền buộc tội là không được biết kết luận điều tra thì rất khó để thực hiện được quyền năng tố tụng của mình. Bên cạnh đó ngay cả việc VKS ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, theo quy định của pháp luật thì VKS cũng không có trách nhiệm thông báo cho người bị hại. Trên thực tế hiện nay cho thấy mọi việc vẫn do Kiểm sát viên thực hiện, còn người bị hại trong trường hợp này không khác gì trong các vụ án khác. Không có điều luật quy định cụ thể người bị hại có quyền xét hỏi trực tiếp mặc dù họ là chủ thể thực hiện việc buộc tội. Chưa ghi nhận lời khai của người bị hại như là bản luận tội và là chứng cứ trực tiếp để buộc tội và chứng minh thiệt hại của mình do bị cáo gây ra.
- Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong giai đoạn điều tra. Như trên đã phân tích người làm chứng là người nắm được các tình tiết của vụ án hình sự, do đó về cơ bản họ có lời khai thường là bất lợi cho các chủ thể bị buộc tội. Chính vì vậy trên thực tế có trường hợp người làm chứng bị đe dọa, ngăn cản, hành hung vì làm chứng trong vụ án hình sự. Đặc biệt là các vụ án tội phạm mang tính xã hội đen, có băng đảng, tổ chức... thì thông thường khi đối tượng bị bắt các đối tượng khác ở bên ngoài đe dọa người làm chứng không được làm chứng hoặc làm chứng với nội dung có lợi cho người bị buộc tội. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay cần phải có cơ chế rõ ràng
để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng. Tránh trường hợp họ bị các đối tượng khác đe dọa, hành hung... Hiện nay mới chỉ có Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT/BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC vềbảo vệ tính mạng, sức khỏevà tài sản của người tốgiác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự đưa ra các quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm quyền của người tố giác, người bị hại, người làm chứng.... Tuy nhiên quy định còn chưa cụ thể, mới chỉ dừng lại ở mức định hướng. Do đó, trong thời gian tới có thể tham khảo về kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về bảo vệ người làm chứng để ban hành Luật Bảo vệ người làm chứng, người tố giác tội phạm,...
Thứ tư, trong thực tiễn bảo đảm quyền con người ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự tại huyện An Dương chúng tôi nhận thấy có một số hạn chế bất cập như:
- Công tác tạm giữ, tạm giam còn nhiều bất cập. Việc lạm dụng tạm giam vẫn còn. Nhiều trường hợp vi phạm tạm giam do tạm giam chưa đủ căn cứ, có trường hợp tạm giam đối với những tội ít nghiêm trọng... Bên cạnh đó còn có trường hợp vi phạm lệnh tạm giam, quá hạn tạm giam. Điều này dẫn đến việc quyền con người của bị can vẫn có dấu hiệu bị vi phạm.
- Trong quá trình tiến hành một số hoạt động điều tra như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại một số cán bộ, điều tra viên vẫn còn chưa tuân thủ chặt chẽ những quy định về việc tiến hành các biện pháp này như: không giải thích quyền và nghĩa vụ của họ, hỏi cung vào ban đêm, không tuân thủ về trình tự, thủ tục hỏi cung...
- Việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn chưa đảm bảo thực tế. Trong quá trình tiến hành một số hoạt động điều tra, nhiều vụ việc không có sự tham gia của người bào chữa. Đặc biệt có một số vụ án hình sự có bị can là người chưa thành niên nhưng không
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN