Nhóm các giải pháp áp dụng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an – qua thực tiễn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 92 - 105)

3.2.1.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự

Như trên đã phân tích, trong bối cảnh BLTTHS năm 2015 đã được thông qua vào ngày 27-11-2015 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1-7-2016 với rất nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền con người

trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo đảm quyền con người hiện nay mang một nội dung mới hơn, đó là việc hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành của BLTTHS liên quan đến giai đoạn điều tra cũng như bảo đảm quyền con người trong hoạt động này.

Thứ nhất, các cơ quan tư pháp trung ương cần tập trung sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên tịch đã được ban hành để hướng dẫn BLTTHS năm 2003 như: Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 7-9-2005 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003; Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 12-7-2011 về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNNPTNT- BTC về tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Các thông tư này có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đồng thời có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong bối cảnh BLTTHS năm 2015 đã được thông qua với nhiều nội dung mới, các yếu tố về bảo đảm quyền con người đã được thay đổi, chính vì vậy, cần tiếp tục ban hành và hoàn thiện các quy định của các thông tư này. Theo đó, xuyên suốt tư tưởng chủ đạo trong xây dựng và hoàn thiện các quy định của các Thông tư này cần coi trọng việc bảo đảm các quyền con người, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do của con người; quyền bào chữa của người bị buộc tội....

- Thứ hai, cần tiếp tục nghiên cứu triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành mới liên quan đến tố tụng hình sự. Ngoài ra xây dựng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành BLTTHS như: Dự thảo Nghị định

của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản. Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp. Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng. Dự thảo Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa…

- Thứ ba, cần nghiên cứu tiếp tục về bảo vệ quyền con người của người bị hại, người làm chứng, người tố giác tội phạm trong tố tụng hình sự. Như trên đã phân tích, trong thực tiễn hiện nay có tình trạng người bị hại, người làm chứng, người tố giác tội phạm bị các đối tượng bị tố cáo hoặc bị can bị cáo đe dọa, hành hung hoặc ép buộc khai báo trái với ý muốn của mình nhằm làm giảm trách nhiệm hình sự. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người này chưa được đảm bảo theo quy định của BLTTHS. Trong đó một nguyên nhân quan trọng đó chính là thiếu các quy định pháp lý về việc bảo đảm quyền của các nhóm đối tượng này. Tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới có thể nghiên cứu xây dựng Luật bảo vệ người bị hại, người làm chứng, người tố giác tội phạm, để có thể có cơ chế bảo vệ những người này trước mối đe dọa thường xuyên của các đối tượng trong vụ án.

3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế tổ chức và thực hiện điều tra

Để nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, ngoài việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, cũng cần có các giải pháp về tổ chức và thực hiện như sau.

Thứ nhất, nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lương tâm nghề nghiệp cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

Con người luôn là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan Công an nói chung cơ quan cảnh sát điều tra nói riêng phải có bản lĩnh chính trị kiên định, vững về chính trị, tinh nhuệ về nghiệp vụ, có ý thức trách nhiệm cao trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, chế độ công tác, quy trình công tác, am hiểu về pháp luật, áp dụng tốt các biện pháp nghiệp vụ điều tra, có kiến thức chuyên môn cần thiết, có tinh thần dũng cảm, dám bảo vệ chân lý, có đạo đức trong sáng. Vấn đề cốt lõi của những trường hợp vi phạm quyền con người trong hoạt động điều tra, dẫn đến oan sai và bỏ lọt tội phạm hoàn toàn không phải do non kém về pháp luật và nghiệp vụ mà còn ở một vấn đề quan trọng nữa đó là lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của người trực tiếp và tham gia hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, bởi nhiệm vụ này có một vị trí rất quan trọng vì nó quyết định đến những vấn đề liên quan đến sinh mạng chính trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, cụ thể nếu một cán bộ điều tra nào đó thiếu phẩm chất đạo đức và thiếu lương tâm nghề nghiệp thì ắt thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh. Cần phải đặc biệt coi trọng và tăng cường công tác giáo dục lương tâm đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ,chiến sĩ làm công tác điều tra bởi vì bất kỳ hoàn cảnh nào thì đạo đức vẫn luôn được coi là nền tảng, là cái gốc của con người. Không có đạo đức thì con người chỉ là kẻ vô dụng. Trong giáo dục lương tâm đạo đức nghề nghiệp cần chú ý giáo dục về lòng vị tha và lương tâm con người để khi giải quyết công việc được "thấu tình đạt lý". Chỉ có như vậy thì họ mới không thờ ơ với sự bất hạnh của người khác, mới biết rung cảm, xót xa với những đau khổ của người khác. Đặc trưng của lương tâm chính là sự đánh giá hành

động của con người. Người nào cảm thấy bị day dứt lương tâm thì họ sẽ đấu tranh với những việc làm không phù hợp với đạo đức con người, phù hợp với pháp luật. Cán bộ điều tra nếu có lương tâm, đạo đức, nghề nghiệp sẽ tránh được những việc làm vi phạm pháp luật dẫn đến làm oan, sai trong công tác điều tra, xử lý tội phạm cho nên, chỉ trên nền lương tâm, đạo đức thì mọi hoạt động nghề nghiệp trong tố tụng hình sự mới bảo đảm đúng chính sách nhân đạo của Đảng và sự nghiêm minh của pháp luật Nhà nước.

Ngoài ra đối với những cán bộ, chiến sĩ trực tiếp hoặc tham gia công tác điều tra, xử lý tội phạm còn phải có chuyên môn vững, am hiểu pháp luật và tinh thông về nghiệp vụ điều tra, để đạt được những yêu cầu này bắt buộc trong thời gian tới trình độ của cơ quan này cần phải được đổi mới theo các quy định mới của pháp luật và tình hình xã hội. Như trên đã phân tích điều tra, xử lý tội phạm là hoạt động trực tiếp đụng chạm đến sinh mạng chính trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và những quyền tự do dân chủ khác của con người, là một lĩnh vực được xã hội rất quan tâm, Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Trưởng phòng, phó Trưởng phòng cảnh sát điều tra là những chủ thể rất quan trọng của cơ quan cảnh sát điều tra, quyết định rất nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, không để xảy ra những sai sót xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người đòi hỏi chúng ta phải hết sức nghiêm túc trong việc bổ nhiệm vị trí Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Bảo đảm mỗi đồng chí được bổ nhiệm đều đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra những sai sót dẫn đến oan, sai. Mỗi đồng chí Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra cần đề cao tinh thần trách nhiệm của bản thân mình đối với công việc, đối với sinh mạng chính trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và những quyền tự do dân chủ khác của công dân, đồng thời phải thường xuyên giáo

dục chính trị – tư tưởng, phẩm chất cho cán bộ chiến sĩ của mình thấy được tính chất phức tạp của hoạt động điều tra, xử lý tội phạm cũng như những hậu quả của nó nếu không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, phải thực hiện nhiệm vụ bằng chính lương tâm, trách nhiệm của mình để xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tăng cường công tác quản lý cán bộ, đề cao kỷ cương, kỷ luật trong địa phương, đơn vị mình để phòng ngừa, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm, tiêu cực có thể xảy ra, phải xử lý nghiêm, không bao che những vi phạm của cán bộ chiến sĩ. Trong quá trình lãnh đạo chỉ huy, thực thi thẩm quyền tố tụng hình sự phải khách quan, thận trọng trong từng trường hợp cụ thể, quan tâm theo dõi, kiểm tra những vụ án với những tội danh thường xảy ra oan, sai như đã khảo sát ở phần thực trạng, mọi quyết định đều phải bảo đảm có căn cứ và đã được kiểm tra, không được chủ quan, tin tưởng vào cấp dưới.

Ngoài hình thức đào tạo Bộ phải thường xuyên tổ chức tập huấn về pháp luật và nghiệp vụ theo hình thức các chuyên đề để nâng cao trình độ cho cơ quan cảnh sát điều tra ở địa phương, đơn vị mình. Ngoài ra Bộ Công an cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng định kỳ về pháp luật, nghiệp vụ cho cơ quan Điều tra viên như đã làm trong những năm qua. Mỗi cán bộ, chiến sĩ của cơ quan cảnh sát điều tra tự mình phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân đạo, phải biết thông cảm và xót xa trước những nỗi đau của người khác, đề cao tinh thần trách nhiệm, đối với công việc tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xâm phạm quyền con người trong điều tra vụ án hình sự; cần quán triệt nguyên tắc chỉ đạo trong điều tra xử lý tội phạm là: "Người có tội đáng bắt thì kiên quyết bắt, người có tôi bắt cũng được, không bắt cũng được thì kiên quyết không bắt". Trong quá trình điều tra cần cẩn thận khi đề xuất cho Thủ trưởng, phó Thủ trưởng ra các quyết định trong tố tụng hình sự.

Thứ hai, cần tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn đối với những người trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo có quyền quyết định về tố tụng.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động của cơ quan cảnh sát điều tra thời gian gần đây đã được lãnh đạo Công an các cấp chú trọng và quan tâm đúng mức. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn đã giúp cho lãnh đạo Công an các cấp đánh giá tình hình, kết quả trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, nhằm ghi nhận những ưu điểm đã đạt được, đồng thời cũng phát hiện kịp thời những vi phạm, những sơ hở, thiếu sót trong việc chấp hành pháp luật, chấp hành các chế độ, quy trình, trình tự, thủ tục, thời hạn tố tụng. Từ đó rút ra những nguyên nhân dẫn đến vi phạm, với mục đích bịt kín kịp thời những sơ hở, thiếu sót, bảo đảm cho hoạt động điều tra, xử lý tội phạm thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhằm hạn chế tình hình vi phạm quyền con người trong hoạt động này.

Tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, thực hiện công tác hoạt động điều tra, xử lý tội phạm nói chung và những vụ việc xảy ra vi phạm quyền con người nói riêng, đối với những trường hợp oan, sai phải tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, tìm ra những nguyên nhân và rút ra những bài học góp ý hoàn chỉnh lý luận về tội phạm và điều tra tội phạm, đây là việc làm cần thiết và phải được duy trì, tích lũy, cập nhật, phục vụ cho trước mắt và lâu dài.

Cũng cần phải chống khuynh hướng hữu khuynh là sợ oan, sợ sai, làm thì sợ trách nhiệm nên mất ý chí chiến đấu dẫn đến bỏ lọt tội phạm làm mất tính kỷ cương của pháp luật.

Những cán bộ chỉ huy, chỉ đạo và các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động điều tra, xử lý tội phạm có hành vi sai phạm dẫn đến vi phạm quyền con người thì bất kỳ ai ? Bất kể động cơ, mục đích gì ? đều phải được xử lý thật

được tính răn đe, phòng ngừa nhằm hạn chế các trường hợp xâm phạm tới quyền con người.

Thứ ba, tăng cường quan hệ phối hợp với VKS trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự góp phần bảo đảm quyền con người.

Quan hệ phối hợp với giữa CQĐT và VKS xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Trong đó, VKS là cơ quan có thẩm quyền kiểm sát các hoạt động điều tra. Mối quan hệ này thể hiện sự phối hợp và chế ước. Đối với quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan này là một tất yếu khách quan.

“Do đó, sự phối hợp này cần được thực hiện trên cơ sở chủ động, tích cực của mỗi cơ quan, có như vậy mới đảm bảo và góp phần cho mỗi cơ quan hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định.

Như vậy sự phối hợp giữa hai cơ quan này càng chặt chẽ và thống nhất đến đâu thì hiệu quả của hoạt động điều tra sẽ có hiệu quả đến đó và mối quan hệ giữa lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với VKS cũng không nằm ngoài tất yếu đó. Để tăng cường hiệu quả trong điều tra, khám phá vụ án cần giải quyết các vấn đề sau:

Cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ điều tra viên và kiểm sát viên về mối quan hệ phối hợp này đảm bảo cho hoạt động điều tra nói chung, được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác và khách quan. Đây được xem là một trong những vấn đề quan trọng và rất có ý nghĩa. Đồng thời là phương thức bảo đảm quyền con người rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp trong tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm giữa CQĐT và VKS. Để tăng cường quan hệ này thì cả hai cơ quan chức năng phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn ngay từ khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm, CQĐT phải thông báo ngay cho VKS để cử kiểm sát viên cùng CQĐT xác minh sơ bộ những nội dung thông tin và thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an – qua thực tiễn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)