2.1. Khái quát tổ chức, hoạt động của cơ quan công an huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Dương, thành phố Hải Phòng
An Dương là huyện ngoại thành phía Tây của thành phố Hải Phòng, Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương. Tây Nam giáp huyện An Lão, phía Nam giáp Quận Kiến An. Đông Bắc giáp huyện Thủy Nguyên, ranh giới là sông Hàn, thượng nguồn sông Cấm. Đông Nam giáp Quận Hồng Bàng và Quận Lê Chân. Huyện có diện tích: 9,83km2, dân số 134.100 người (thống kê vào năm 2004), mật độ dân số 1.364 người/km2, bao gồm thị trấn An Dương và 15 xã là: Đại Bản, Lê Thiện, An Hồng, An Hưng, An Hoà, Tân Tiến, Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Phong, Lê Lợi, Quốc Tuấn, Đặng Cương, An Đồng, Đồng Thái, Hồng Thái.
Huyện An Dương nằm kẹp giữa các con sông lớn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, phía Bắc có sông Kinh Môn, phía Tây có sông Lạch Tray và phía Đông có sông Cấm. Tuyến quốc lộ 5 từ Hải Dương đến Hải Phòng đi qua địa bàn của huyện, quốc lộ 10 từ Thái Bình qua địa bàn của huyện lên tới Quảng Ninh, ngoài ra còn có các tuyến tỉnh lộ 188 và 351 đi qua trung tâm huyện lỵ. Từ đó có thể thấy tình hình giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.
Trong những năm vừa qua, huyện An Dương đã tích cực trong việc phát triển kinh tế – xã hội làm cho mọi mặt đời sống của người dân được đảm bảo ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật còn cao và có xu hướng tăng, vấn đề
Cơ quan công an huyện An Dương là đơn vị trực thuộc công an thành phố Hải Phòng, có nhiệm vụ quản lý về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện An Dương, thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. Được hình thành và phát triển với truyền thống lâu năm, hiện nay công an huyện An Dương có biên chế 156 đồng chí, với 1 Trưởng công an huyện, 3 phó trưởng công an huyện, chia thành các đội nghiệp vụ khác nhau.
Cơ quan công an huyện An Dương được tổ chức và hoạt động theo Luật Công an nhân dân và là đơn vị công an cấp huyện trực thuộc Công an thành phố Hải Phòng. Có những nhiệm vụ quản lý hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng như làm nhiệm vụ phát hiện và điều tra tội phạm theo quy định của Luật tổ chức điều tra hình sự. Với số biến chế 156 cán bộ chiến sĩ, được chia thành 12 đội nghiệp vụ, đồn, công an thị trấn khác nhau trong đó có 04 đội nghiệp vụ liên quan đến hoạt động điều tra tội phạm là đội cảnh sát hình sự, kinh tế, ma tuý, điều tra tổng hợp. Chuyên làm nhiệm vụ điều tra các tội phạm xảy ra trên địa bàn huyện An Dương. Về hoạt động điều tra tội phạm hàng năm Công an huyện An Dương luôn khám phá ra hàng trăm vụ việc có tính chất hình sự các loại, trong đó khởi tố trong khoảng 50 vụ án hình sự, chuyển xử lý hành chính hơn 100 vụ việc. Các kết quả này thể hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn huyện An Dương của công an huyện.
Trong giai đoạn vừa qua, công an huyện An Dương đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đấu tranh phòng chống tội phạm, xử lý hình sự, hành chính đối với hàng ngàn đối tượng. Bảo đảm tốt hơn quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền con người, quyền lợi ích cơ bản của công dân.
2.2. Khái quát kết quả hoạt động điều tra của cơ quan công an huyện An Dương thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua huyện An Dương thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua
Dương diễn ra tương đối phức tạp. Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội của toàn thành phố, huyện An Dương có những chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó là các vi phạm pháp luật và tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt các tội phạm liên quan đến trật tự quản lý hành chính nhà nước như đánh bạc, mại dâm, ma túy.... Kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn huyện An Dương được thể hiện qua các mặt công tác sau:
Bảng 2.1: Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra Công an huyện An Dương
Năm Số tố giác, tin báo về tội Số đã giải quyết Số khởi tố
2011 158 151 88 2012 167 163 74 2013 170 167 98 2014 174 170 77 2015 165 159 98 Tổng 834 810 435
(Nguồn: Công an huyện An Dương (2011 - 2015), Báo cáo công tác các năm 2011 – 2015, Hải Phòng).
Từ bảng trên có thể thấy, trong giai đoạn 2011 – 2015 CQĐT Công an huyện An Dương đã tiếp nhận 834 tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố - đây là số lượng tố giác, tin báo là rất lớn. Qua kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, CQĐT đã giải quyết được 810 tin báo, tố giác đạt 97% tổng số đã tiếp nhận. Thông qua hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, CQĐT đã khởi tố 435 vụ án hình sự, đạt 53% tổng số đã giải quyết. Như vậy, kết quả giải quyết tố giác, tin báo chuyển khởi tố là tương đối lớn. Trung bình mỗi năm CQĐT khởi tố hơn 80 vụ án hình sự. Các kết quả giải quyết tố giác tin báo trên đã góp phần bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của người dân và của toàn xã hội. Góp phần bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện An Dương nói riêng và toàn thành phố Hải Phòng nói chung.
Về kết quả giải quyết các vụ án hình sự đã khởi tố trong giai đoạn 2011 – 2015 của CQĐT huyện An Dương như sau.
Bảng 2.2: Kết quả giải quyết các vụ án hình sự của Cơ quan điều tra huyện An Dương thành phố Hải Phòng
Năm Số vụ án
khởi tố Số bị can
Số bị can đề
nghị truy tố Số đình chỉ
2011 88 179 162 3 2012 74 107 99 4 2013 98 194 188 4 2014 77 112 101 5 2015 98 117 108 2 Tổng 435 709 658 18
(Nguồn: Công an huyện An Dương (2011 - 2015), Báo cáo công tác các năm 2011 – 2015, Hải Phòng).
Bảng số liệu trên cho thấy các kết quả đạt được của CQĐT huyện An Dương trong giải quyết các vụ án hình sự. Với số lượng vụ án và số bị can rất lớn, qua thực hiện công tác điều tra, CQĐT công an huyện An Dương đã hoàn tất hồ sơ chuyển đề nghị truy tố 658 bị can cho VKS cùng cấp, trong số 709 bị can khởi tố trong giai đoạn có 18 bị can đủ điều kiện đình chỉ vụ án đối với bị can đó. Các kết quả trên đã đạt được hiệu quả cao trong điều tra vụ án hình sự, hàng năm không để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. Số vụ bị VKS, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung không nhiều. Trong toàn giai đoạn 2011 – 2015 có 12 vụ bị VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo số liệu của CQĐT công an huyện An Dương việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của VKS thường xẩy ra trong các vụ án phức tạp có nhiều đối tượng, chứng cứ còn yếu, chưa xác định được các chứng cứ quan trọng cần phải bổ
sung thêm. Năm 2012 VKS cùng cấp đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với 1 vụ và 02 bị can; năm 2013 VKS cùng cấp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong 01 vụ và 01 bị can; năm 2014 VKS ra quyết định tra hồ sơ điều tra bổ sung 03 vụ và 03 bị can; năm 2015 VKS ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 02 vụ và 02 bị can, trong đó trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 2 đối với 1 vụ, 1 bị can.
Nhận xét về kết quả đạt được trong công tác bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn huyện An Dương thành phố Hải Phòng.
Thứ nhất, kết quả khởi tố vụ án, khởi tố bị can của CQĐT huyện An Dương đã đạt được là rất đáng khích lệ. Hàng năm với số lượng vụ án và bị can lớn nhưng CQĐT vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không để xảy ra tình trạng oan sai và bỏ lọt tội phạm. Số vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là rất thấp (chỉ 19 vụ). Điều này góp phần bảo đảm quyền con người của bị can, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra Từ đó quyền lợi ích hợp pháp của công dân được bảo đảm, quyền con người trong tố tụng hình sự không bị xâm phạm.
Thứ hai, đạt được các kết quả trên là do sự chỉ đạo xuyên suốt của các cấp ủy Đảng, Công an thành phố Hải Phòng, sự quán triệt các nhiệm vụ công tác của ban lãnh đạo công an huyện An Dương về điều tra các vụ án hình sự. Góp phần bảo đảm quyền con người của các chủ thể trong tố tụng hình sự. Công an thành phố Hải Phòng và Đảng ủy huyện đã tích cực bám sát công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giải quyết vụ án hình sự của Công an các quận, huyện thị trong đó có Công an huyện An Dương.
Thứ ba, các kết quả này còn cho thấy chất lượng cán bộ của Công an huyện An Dương đã được nâng lên, trong 156 cán bộ, chiến sĩ 70% có trình độ đại học trở lên, nhiều người có trình độ thạc sĩ. Đời sống vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ, chiến sĩ được nâng cao. Do đó, cán bộ chiến sĩ công
an huyện yên tâm công tác hơn. Đồng thời được quán triệt về chủ trương, chính sách của Đảng trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự do đó, cán bộ chiến sĩ công an huyện đã tích cực triển khai các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người hơn nữa. Không để xảy ra tình trạng oan sai và bỏ lọt tội phạm, không xâm phạm tới các quyền con người cơ bản của các chủ thể tham gia tố tụng.
2.3. Thực tế bảo đảm các quyền con người cơ bản trong hoạt động điều tra của cơ quan công an huyện An Dương thành phố Hải Phòng điều tra của cơ quan công an huyện An Dương thành phố Hải Phòng trong 5 năm vừa qua
2.3.1. Thực tế bảo đảm nguyên tắc quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong hoạt động điều tra trước pháp luật trong hoạt động điều tra
Quyền bình đặc trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung quan trọng của quyền con người trong tố tụng hình sự. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 cũng như BLTTHS năm 2015. Theo đó Điều 9 của BLTTHS năm 2015 đã ghi nhận:
Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế [37, Điều 9].
Điều này được thể hiện cụ thể trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự. Trên địa bàn huyện An Dương trong thời gian vừa qua, thực hiện nghiêm túc các quy định của BLTTHS về bảo đảm quyền bình đẳng của các chủ thể trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng đã được thực hiện tốt. Trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự các chủ thể đã không có tư tưởng phân biệt về dân tộc, giới tính và tôn giáo, tín
ngưỡng. Mọi người khi bị khởi tố, điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đã được đảm bảo đầy đủ các quyền, và áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự được phép mà không có sự thiên vị, bất bình đẳng nào. Việc áp dụng biện pháp điều tra như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, khám nghiệm hiện trường... đều được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật mà không có sự phân biệt, đối xử giữa các chủ thể với nhau. Điều này góp phần đảm bảo cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự đặc biệt là trong giai đoạn điều tra được có những quyền con người quan trọng mà không bị xâm phạm từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Qua nghiên cứu các vụ án đã khởi tố và điều tra trong 5 năm vừa qua (2011-2015) chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau đây:
- Số bị can bị khởi tố là nữ giới chiếm: 11% số bị can là nam giới chiếm 89%.
- Số bị can là người có tôn giáo chiếm 2%, số bị can không theo tôn giáo nào chiếm 98%.
- Số bị can là người chưa thành niên chiếm 19% số bị can là người đã thành niên chiếm 81%.
- Số bị can dân tộc kinh chiếm 94% số bị can là người dân tộc thiểu số chiếm 6% [7].
Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự có liên quan đến các đối tượng cần được đảm bảo quyền bình đẳng như vụ án có bị cáo là phụ nữ, người chưa thành niên, người dân tộc thiểu số... thì CQĐT công an huyện An Dương luôn quán triệt các nguyên tắc cơ bản về đảm bảo quyền con người của nhóm đối tượng này. Không để xảy ra tình trạng xâm phạm tới quyền con người của họ.
2.3.2. Thực tế bảo đảm nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của con người trong hoạt động điều tra sản, danh dự và nhân phẩm của con người trong hoạt động điều tra
của con người trong hoạt động điều tra vụ án hình sự là một nội dung rất quan trọng trong bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong Điều 10 và Điều 11 của BLTTHS năm 2015:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác [37, Điều 10, 11].
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản là quyền con người cơ bản. Đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự thì các quyền này càng bị xâm phạm nhiều hơn. Trong đó giai đoạn điều tra là giai đoạn có nguy cơ xâm phạm cao nhất. Chính vì vậy, trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, CQĐT công an huyện An Dương luôn quán triệt nguyên tắc đảm bảo quyền này của người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 về cơ bản Công an huyện