Thực tế bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong hoạt động điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an – qua thực tiễn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 81 - 82)

hiện đầy đủ các quy định nhằm bảo đảm đầy đủ các quyền này của con người. Trong điều tra các vụ án hính sự khi cần thiết phải tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc... thì CQĐT đều tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của BLTTHS như phê chuẩn của VKS cùng cấp, có sự chứng kiến của đại diện chính quyền, có lập biên bản cũng như đảm bảo hoạt động khám chỗ ở đều tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự không có vụ việc nào bị các bị cáo khiếu nại tố cáo về việc khám xét.

Cũng tương tự như vậy, việc đảm bảo quyền con người trong việc đảm bảo bí mật, an toàn về thư tín, điện tín, điện thoại của con người. Trong quá trình tiến hành điều tra vụ án hình sự, Công an huyện An Dương đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Khi cần thiết thu giữ điện tín, thư tín phục vụ cho hoạt động điều tra, Công an huyện đều thực hiện đúng thủ tục, lập biên bản, niêm phong thư tín, điện tín cũng như các thủ tục khác.

2.3.4. Thực tế bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong hoạt động điều tra điều tra

Trong tố tụng hình sự thì nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản, có liên quan mật thiết đến quyền con người của người bị buộc tội. Đây là thành tựu đấu tranh không mệt mỏi của loài người trong lịch sử để đánh đổ nguyên tắc suy đoán có tội đã tồn tại trong suốt thời kỳ lịch sử trước đó.

Suy đoán vô tội được hiểu là việc một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án. Mọi suy đoán trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đều phải theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong BLTTHS

năm 2015 là lần đầu tiên chúng ta ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS. Điều 13 BLTTHS năm 2015 đã quy định:

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội [37, Điều 13].

Trong thực tiễn tiến hành hoạt động điều tra các vụ án hình sự tại CQĐT công an huyện An Dương, quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội luôn được đảm bảo. Trong suốt quá trình điều tra, các điều tra viên đều không có những hành vi, những lời nói suy đoán về việc bị can chắc chắn là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Khi phát hiện các dấu hiệu, chứng cứ cho rằng bị can không phạm tội thì các Điều tra viên đều tích cực trong việc tìm kiếm các chứng cứ đó để đảm bảo rằng không xử lý hình sự oan sai đối tượng. Theo thống kê của tác giả trong 5 năm từ 2011 đến năm 2015 CQĐT công an huyện An Dương đã khởi tố 709 bị can, tuy nhiên không có bị can nào bị tòa án cùng cấp hoặc tòa án cấp trên trực tiếp tuyên không phạm tội. Điều này cho thấy, quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội đã được đảm bảo tốt trên địa bàn huyện An Dương.

Điều này góp phần bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐT trong tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan công an – qua thực tiễn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)