Nhận thức về sự cần thiết của PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp ths luật 60 38 01 (Trang 55 - 59)

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

2.2.1. Nhận thức về sự cần thiết của PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch

2.2.1. Nhận thức về sự cần thiết của PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch Bố Trạch

Công tác PBGDPL có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này càng trở nên cần thiết, khi Đảng, Nhà nước ta chủ trương “xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, “tăng cường quản lý

xã hội bằng pháp luật”. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt

Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu cấp bách là phải từng bước đưa xã hội vào kỷ cương, trật tự, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật - Đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống, đảm bảo tính tối cao của luật, thừa nhận và bảo đảm quyền tự do của công dân, xây dựng và phát triển xã hội dân chủ.

Để góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, không chỉ cần thiết phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà đồng thời phải có cơ chế, chính sách, biện pháp để mỗi công dân am hiểu và triệt để thực thi pháp luật. Ý thức và hành vi hợp pháp của công dân không phải tự nhiên có mà phải thông qua một quá trình giáo dục thường xuyên, lâu dài nhằm cung cấp tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật và thói quen xử sự theo pháp luật. Đây chính là bản chất của hoạt động PBGDPL. Một khi mọi công dân đã am hiểu pháp luật thì tất yếu ý thức pháp luật của họ được nâng lên. Nhờ đó trật tự, kỷ cương trong xã hội được thiết lập; an ninh quốc gia được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, có thể khẳng định PBGDPL là cần thiết cho toàn xã hội nói chung.

Đối với huyện Bố Trạch nói riêng, là địa phương có diện tích tự nhiên tương đối rộng, dân số đông, có đến 30 đơn vị hành chính cấp xã với 292

thôn, bản, tiểu khu. Mặt khác, là huyện nông nghiệp của tỉnh, gần 70% dân số huyện sống bằng nghề nông, mặt bằng dân trí còn thấp, do đó hiểu biết pháp luật của đại đa số người dân chưa cao, tình hình vi phạm pháp luật chưa được hạn chế đáng kể; thái độ thờ ơ, thiếu tôn trọng pháp luật còn khá phổ biến. Tình trạng xuống cấp về đạo đức, vi phạm pháp luật, phá vỡ kỷ cương, coi thường phép nước của một bộ phận nhân dân sinh sống trên địa bàn huyện đã và đang làm cho các cấp, các ngành và xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng vi phạm pháp luật đã ảnh hưởng không chỉ về an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền văn hóa, truyền thống đạo đức dân tộc và hạnh phúc của nhiều gia đình. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là trình độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận dân cư huyện nhà còn quá thấp, ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt, trong điều kiện và hoàn cảnh của huyện Bố Trạch, một huyện có nền sản xuất nhỏ, cơ sở kinh tế và tư tưởng chưa thuần nhất, những nhân tố mới, điều kiện mới đã xuất hiện và phát triển nhưng những khó khăn về kinh tế và những hạn chế trong nhận thức cũng như sự ảnh hưởng của các tàn tích, tập tục lạc hậu còn nhiều nên công tác PBGDPL càng phải được chú trọng đặc biệt.

Hơn thế nữa, trong xu thế phát triển và hội nhập chung của toàn thể cộng đồng, nhu cầu tìm hiểu, xử sự theo pháp luật và đặt mình trong mối quan hệ với pháp luật của các thành viên trong xã hội nói chung và của nhân dân huyện Bố Trạch nói riêng ngày càng cao nhằm bắt kịp với nhịp độ phát triển của thời đại.

Điều đó cho thấy, PBGDPL ở huyện Bố Trạch là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

2.2.2. Về cơ sở pháp lý của công tác PBGDPL tại huyện Bố Trạch

Xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, từ nhận thức về về vai trò của hoạt động PBGDPL trong quản lý nhà nước và quản lý

xã hội.Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác PBGDPL đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà, trong thời gian qua các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Bố Trạch luôn coi trọng công tác PBGDPL, coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Triển khai thi hành các chủ trương, đường lối của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước và để lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác PBGDPL, trong những năm qua, huyện Bố Trạch luôn xác định rõ ba mục tiêu sau:

- Tăng cường sự phối hợp giữa Phòng Tư pháp huyện với các ngành, đoàn thể, tổ chức triển khai việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rộng rãi trong cán bộ và nhân dân các văn bản pháp luật thiết thực với đời sống xã hội.

- Tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành đề cương tuyên truyền các văn bản luật đến các ngành, các địa phương làm tài liệu để những đơn vị này nhân ra diện rộng.

- Tổ chức khảo sát nắm tình hình về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhu cầu hiểu biết, khả năng nhận thức về pháp luật trong cán bộ và nhân dân để trên cơ sở đó xác định phương pháp và hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm quán triệt cũng như chỉ đạo triển khai các văn bản trong công tác PBGDPL của Trung ương và của tỉnh như: Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân; Kế hoạch số 19KH/TU ngày 07/6/2004 của Tỉnh ủy Quảng Bình về thực hiện Chỉ thị số

32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Chương trình PBGDPL của UBND tỉnh giai đoạn 2003 - 2007; Chương trình PBGDPL của UBND tỉnh giai đoạn 2008 - 2012 và hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp…

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác PBGDPL trên địa bàn huyện còn được khẳng định bởi việc ban hành hệ thống các văn bản nhằm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện PBGDPL.

Giai đoạn 2002 - 2012, Huyện ủy, UBND huyện, Hội đồng PHCTPBGDPL huyện Bố Trạch đã trực tiếp ban hành 62 văn bản và chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và các xã, thị trấn ban hành hàng trăm văn bản nhằm triển khai thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn. Cụ thể có các văn bản như: Thông tri về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân địa phương; Kế hoạch về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định phê duyệt chương trình PBGDPL huyện Bố Trạch giai đoạn từ năm 2003 - 2007; Quyết định phê duyệt chương trình PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân huyện Bố Trạch giai đoạn từ năm 2007 đến 2010; Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng PHCTPBGDPL huyện; Quyết định về việc công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Chỉ thị về việc tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở; Kế hoạch cấp phát tài liệu cho cán bộ làm công tác PBGDPL cấp xã giai đoạn 2010 - 2012; Kế hoạch tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; cán

bộ Tư pháp - Hộ tịch, cán bộ hòa giải ở cơ sở huyện Bố Trạch giai đoạn 2009 - 2012; các Kế hoạch PBGDPL quan các năm; Chương trình PBGDPL cụ thể hàng quý, hàng tháng; Kế hoạch tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật; hệ thống các công văn hướng dẫn kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở; công văn tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý, xây dựng và khai thác Tủ sách pháp luật,… [29], [30], [31].

Các văn bản trên của Huyện ủy, UBND, Hội đồng PHCTPBGDPL huyện Bố Trạch nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân và tập thể trong công tác PBGDPL. Qua các văn bản này cũng xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch.

Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch cũng đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai công tác PBGDPL của đơn vị mình với các hình thức và nội dung phù hợp đối với từng đối tượng, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn có chiều sâu và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp ths luật 60 38 01 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)