2.3.1 .Về cơ sở pháp lý của công tácPBGDPL
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PBGDPL TRÊN ĐỊA BÀN
3.2.1. Củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công tácPBGDPL trên địa
được những kết quả đáng ghi nhận được phản ánh ở trên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác PBGDPL tại huyện vẫn bộc lộ những mặt tồn tại cần phải khắc phục. Để nâng cao chất lượng công tác PBGDPL ở địa bàn huyện trong thời gian tới, cần phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp.
3.2.1. Củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch trên địa bàn huyện Bố Trạch
Ở Trung ương: Trước khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012
ra đời, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL còn tản mạn, chưa đồng bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao, chủ yếu mới chỉ dừng ở các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện PBGDPL, chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nên việc triển khai PBGDPL gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động nguồn lực có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các tổ chức chính trị- xã hội trong PBGDPL, chưa có cơ chế pháp lý để thực hiện xã hội hóa hiệu quả công tác này theo chủ trương của Đảng. Sự ra đời của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật tuy đã phần nào khắc phục được những hạn chế về cơ sở pháp lý nói trên, nhưng để đảm bảo cho Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai thống nhất, công tác PBGDPL được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả thì nhất thiết phải có văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ cũng như của cơ quan chuyên ngành là Bộ Tư pháp ngay khi Luật vừa có hiệu lực.
Ở địa phương: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, Hội đồng nhân dân huyện Bố
Trạch và Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần xem xét, ban hành các nghị quyết, thông qua kế hoạch ngân sách cần thiết, tương xứng giữa việc xây dựng các văn bản pháp luật với việc phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng các nghị quyết về chế độ thù lao đối với đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, đặc biệt là báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ hòa giải ở cơ sở - vốn là một trong những khó khăn hàng đầu trong thực hiện công tác PBGDPL hiện nay trên địa bàn huyện. Ngoài ra, trong nội dung Nghị quyết về Chương trình hoạt động 6 tháng, hàng năm, HĐND các cấp cũng nên quy định về việc kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật nói chung và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành đối với công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn.
Theo đó, với chức năng, nhiệm vụ của mình, UBND các cấp phải có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời công tác PBGDPLbằng hệ thống các văn bản như: Kế hoạch, chương trình, chỉ thị, công văn về công tác PBGDPL phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ. Với các văn bản đã cụ thể hóa trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị; yêu cầu tiến độ thực hiện; cân đối và đảm bảo các điều kiện cần thiết (kinh phí, cơ chế tổ chức, điều hành…) trong công tác PBGDPL như trên sẽ là nền tảng cơ sở pháp lý cho hoạt động PBGDPL trên địa bàn huyện.
3.2.2 Kiện toàn tổ chức và củng cố nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch
3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác PBGDPL
Để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác PBGDPL ở huyện Bố Trạch trong thời gian tới cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Đảng ủy các cấp cần quán triệt tốt hơn nữa Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL và
Kế hoạch của Tỉnh ủy Quảng Bình, Huyện ủy Bố Trạch về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cấp ủy đảng về công tác PBGDPL. Từ sự chuyển biến trong nhận thức dẫn đến sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trên cơ sở đó, các cấp ủy đảng phải tiếp tục xây dựng kế hoạch, chương trình hành động PBGDPL của ngành mình, cấp mình; trong đó có nhiệm vụ PBGDPL cho cán bộ đảng viên; đồng thời kịp thời ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn, đốc thúc thực hiện.
Mặt khác, cấp ủy đảng phải luôn xác định lực lượng đảng viên sẽ là lực lượng nòng cốt trong công tác PBGDPL của địa phương, cơ quan, đơn vị. Các kế hoạch, chương trình hành động PBGDPL của các cấp ủy phải được triển khai đến chi bộ, đảng viên tại địa phương, đơn vị. Thông qua việc quán triệt đường lối, chính sách, chương trình hành động, các cấp ủy đảng nhấn mạnh yêu cầu đối với từng cán bộ, đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập nhằm nâng cao trình độ, hiểu biết về pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá cán bộ, đảng viên.
Vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng tại huyện Bố Trạch đối với công tác PBGDPL còn được thể hiện qua hoạt động kiểm tra, giám sát. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng không phải là khâu cuối cùng của quy trình lãnh đạo, mà nó đan xen vào tất cả các bước, góp phần hoàn thiện quy trình lãnh đạo. Hai hình thức chủ yếu của hoạt động kiểm tra, giám sát công tác PBGDPL chính là hình thức báo cáo kết hợp với tiến hành kiểm tra trực tiếp trên thực tế. Sử dụng thống nhất, linh hoạt hai hình thức này sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của công tác PBGDPL.
Bên cạnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng thì sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương đối với công tác PBGDPL cũng vô cùng quan trọng. Để nâng cao chất lượng thực hiện công tác PBGDPL trên
địa bàn, HĐND, UBND huyện Bố Trạch cũng như các xã, thị trấn cần làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với HĐND: Nâng cao chất lượng Nghị quyết được ban
hành, trong đó có nghị quyết về công tác PBGDPL. Đặc biệt, HĐND cần xem xét, phân bổ nguồn kinh phí hợp lý cho công tác PBGDPL trên cơ sở tham mưu của cơ quan chuyên môn. Trong quá trình hoạt động, HĐND các cấp cũng không chỉ chú trọng ban hành các văn bản QPPL, mà điều quan trọng là phải lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác PBGDPL, đưa pháp luật vào đời sống nhân dân; xem đây là nội dung không thể thiếu trong nghị quyết về phương hướng bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật.
Ngoài ra, HĐND các cấp cũng phải tạo điều kiện cho đại biểu HĐND nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật. Bản thân các đại biểu là người trực tiếp biểu quyết thông qua các văn bản về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có lĩnh vực PBGDPL tại địa phương. Chính vì vậy, trình độ hiểu biết pháp luật của đối tượng này sẽ là điều kiện cần để các văn bản do HĐND ban hành mang tính khả thi - cơ sở để hoạt động PBGDPL đạt kết quả tốt.
Thứ hai, đối với UBND: Hàng năm, UBND các cấp cần chủ động xây
dựng kế hoạch, chương trình PBGDPL cụ thể từng quý, từng tháng phù hợp với quy định tại hệ thống các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng của địa phương.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm, UBND huyện cũng như các xã, thị trấn cần chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm tra, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời các đối tượng có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL tại địa phương.
3.2.2.2. Tăng cường hoạt động của Hội đồng Phối hợp công các phổ biến, giáo dục của huyện Bố Trạch
Trạch là tổ chức phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác PBGDPL giữa các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện. Hội đồng có nhiệm vụ đề ra chương trình, kế hoạch PBGDPL hàng năm, chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ PBGDPL; tiến hành sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác PBGDPL trên địa bàn huyện.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch cần phải thường xuyên được củng cố, kiện toàn về tổ chức và nhân sự; xây dựng quy chế hoạt động để phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng; từ đó đã nâng cao vai trò trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng trong việc tổ chức triển khai phổ biến các văn bản pháp luật ở các ban, ngành, đơn vị, đoàn thể, địa bàn mình phụ trách. Văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngành nào, đơn vị nào, ngành đó, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về việc phổ biến và thực hiện văn bản pháp luật đó trong cán bộ, công chức của ngành mình; đồng thời, có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tư pháp, các cơ quan, đoàn thể trong huyện và chính quyền các cấp, triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Các thành viên tích cực tham gia góp ý vào các đề án, chương trình, kế hoạch và tham gia các đoàn kiểm tra công tác PBGDPL hàng năm để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL ở các địa phương, đơn vị, chỉ rõ những ưu, nhược điểm, phổ biến các mô hình, các hình thức tuyên truyền PBGDPL hiệu quả cao để các đơn vị, địa phương rút kinh nghiệm, học tập.
Hội đồng làm việc tập thể và quyết định các vấn đề theo đa số, vì vậy cần phải tăng cường các buổi họp của Hội đồng theo đúng định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc những cuộc họp đột xuất để có những chỉ đạo kịp thời cũng như trao đổi rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình PBGDPL.
3.2.2.3. Chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác PBGDPL
Đội ngũ những người làm công các PBGDPL đóng vai trò quyết định chất lượng công tác PBGDPL. Do vậy, cần tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên truyền, giáo dục hoặc hòa giải tốt, có lòng nhiệt tình, say mê với công việc PBGDPL. Bên cạnh đó, phải đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ.Thực tế cho thấy, đội ngũ làm công tác PBGDPL ở huyện Bố Trạch hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là kỹ năng tuyên truyền (như đã trình bày ở phần thực trạng). Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động PBGDPL thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này trở thành nhu cầu cấp thiết.
Trong thời gian tới cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, bồi dưỡng và định hướng nội dung PBGDPL thường xuyên
cho đội ngũ những người làm công tác PBGDPL. Nhìn chung, đội ngũ này ở huyện Bố Trạch thường là cán bộ các cấp, các ngành kiêm nhiệm công tác PBGDPL nên việc nắm bắt văn bản pháp luật thường mang tính bao quát, chủ quan, họ không có thời gian đi sâu nghiên cứu nội dung tất cả các văn bản pháp luật, vẫn còn trường hợp các báo cáo viên hiểu không đúng hoặc không thống nhất nội dung văn bản pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, chuyên sâu và sự thống nhất thông tin trong quá trình PBGDPL, Hội đồng PHCTPBGDPL, cơ quan tư pháp các cấp cần giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật, định hướng nội dung tuyên truyền cho các báo cáo viên, cán bộ pháp chế, tuyên truyền viên và hoà giải viên cơ sở.
Thứ hai, UBND huyện Bố Trạch, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện (trên cơ sở tham mưu của cơ quan Tư pháp) rà soát lại đội ngũ những người làm công tác PBGDPL hiện có trên địa bàn; trên cơ sở đó phân loại trình độ chuyên môn, nghiệp vụ PBGDPL của đội ngũ này để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể:
Trường hợp các báo cáo viên, cán bộ pháp chế, tuyên truyền viên pháp luật và các hòa giải viên đã có trình độ chuyên môn luật thì hàng quý, hàng năm mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn nhằm truyền đạt những văn bản pháp luật mới, trao đổi, thảo luận, giải quyết những tình huống thực tế… nhằm tạo điều kiện cập nhật thông tin cũng như kỹ năng tìm hiểu, áp dụng pháp luật, phục vụ công tác PBGDPL.
Trường hợp các cán bộ làm công tác PBGDPL chưa có trình độ chuyên môn luật cần có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng, chuẩn hóa kiến thức pháp luật như: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức cụ thể về các ngành luật, quản lý hành chính nhà nước… để họ nắm vững kiến thức pháp luật và nâng cao khả năng vận dụng vào công tác PBGDPL có hiệu quả.
Thứ ba, việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũnhững người làm công tác
PBGDPL, bên cạnh việc chú ý nội dung, cung cấp kiến thức, cần chú ý bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng PBGDPL như cách thức, phương pháp truyền đạt, vốn là hạn chế lớn nhất của đội ngũ làm công tác PBGDPL ở huyện Bố Trạch. Thực tế cho thấy, cùng một nội dung nhưng nếu không có khả năng truyền đạt sẽ rất khó khăn để chuyển tải đến đối tượng; ngược lại, với khả năng truyền đạt tốt sẽ làm cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, PBGDPL đạt kết quả cao. Việc chú trọng đào tạo song song cả nội dung và kỹ năng sẽ giúp những người làm công tác PBGDPL không chỉ có kiến thức vững mà còn có khả năng thu hút người nghe và truyền đạt có hiệu quả nội dung pháp luật.
Ngoài ra, trong thời gian tới nhà nước nên có chỉ tiêu biên chế cho những người làm công tác PBGDPL ở chính quyền cơ sở, bổ sung cán bộ làm công tác PBGDPL là người dân tộc thiểu số để giúp công tác PBGDPL ở các vùng dân tộc thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
3.2.3. Xác định nội dung, hình thức và phƣơng pháp PBGDPL phù hợp với các đối tƣợng PBGDPL ở huyện Bố Trạch
3.2.3.1. Về nội dung PBGDPL
Nhược điểm lớn nhất trong hoạt động PBGDPL nói chung, trên địa bàn huyện Bố Trạch nói riêng chính là việc nặng về lý thuyết. Các chủ thể khi PBGDPL chủ yếu cung cấp cho đối tượng người nghe những điều luật khô khan, cứng nhắc, đơn điệu; những quy định mang tính chất chung chung dễ dẫn đến tâm lý nhàm chán. Mặt khác, việc chuẩn bị nội dung của mỗi chủ thể thườngtùy tiện theo quan điểm chủ quan của mình, chưa theo một định hướng chung trọng tâm, chưa gắn với thực tế cuộc sống; vì vậy nội dung PBGDPL chưa đảm bảo, thiếu tính thiết thực là điều khó tránh khỏi.
Nội dung PBGDPL trên địa bàn huyện cần được đổi mới theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật mà còn phải phù hợp với địa bàn, mang tính thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nội dung PBGDPL đảm bảo trang bị cơ sở lý luận, phương pháp luận cần thiết cho đối tượng nâng cao khả năng nhận thức, biết cách vận dụng vào thực tiễn công tác, sinh hoạt.
Các cơ quan Tư pháp từ Trung ương đến địa phương xuất phát từ thực tế, từ nhu cầu của người dân và yêu cầu của xã hộiđể xây dựng các nội dung pháp luật cụ thể cần tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng thời kỳ; có sự hướng dẫn chung, thống nhất về nội dung PBGDPL;định hướng cho cán bộ làm công tác PBGDPLtrong quá trình thực hiện nhiệm vụ PBGDPL ở địa bàn mình. Trên cơ sở nội dung giáo dục pháp luật đã được cung cấp, các báo cáo viên biên soạn lại cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ nhận thức, tính chất công việc của từng đối tượng. Các đề cương giới thiệu không chỉ được xây dựng trên cơ sở nội dung luật mà còn trên cơ sở văn bản hướng dẫn thực hiện.
Hiện nay, mặc dù sổ tay báo cáo viên pháp luật được quan tâm xuất bản