Với tinh thần huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào công tác PBGDPL, đến nay đội ngũ làm công tác PBGDPL trên địa bàn huyện đã được củng cố ngày càng tốt hơn cả về chất lượng lẫn số lượng.
Hội đồng PHCTPBGDPL huyện được kiện toàn với 08 thành viên, gồm: Đại diện lãnh đạo UBND huyện; đại diện lãnh đạo các ngành như: Tư pháp, Công an, Đài Truyền Thanh huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBMTTQVN huyện, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện. Tất cả đều có trình độ từ cử nhân trở lên.
Cơ quan Thường trực của Hội đồng PHCTPBGDPL huyện là Phòng Tư pháp, hiện có 05/05 cán bộ có trình độ cử nhân Luật đã làm tốt vai trò tham mưu của mình trong công tác PBGDPL.
Đội ngũ báo cáo viên cũng đóng vai trò rất quan trong trong việc tăng cường công tác PBGDPL tại địa bàn huyện. Hiện trên địa bàn huyện có 08 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và 22 báo cáo viên pháp luật cấp huyện [31]. Tất cả đều đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật.Mặt khác, nhiều báo cáo viên pháp luật đồng thời là báo cáo viên Huyện ủy đã là điều kiện thuận lợi để họ phát huy tốt năng lực, nghiệp vụ của mình trong công tác PBGDPL.
Ở các xã, thị trấn đến nay đã có 28/30 địa phương thành lập được Hội đồng PHCTPBGDPL cấp xã và hoạt động có hiệu quả (02 xã miền núi rẻo cao Tân Trạch và Thượng Trạch chưa thành lập được Hội đồng PHCTPBGDPL). Hội đồng PHCTPBGDPL các xã, thị trấn thường xuyên được kiện toàn với thành phần chủ yếu bao gồm đại diện Lãnh đạo UBND, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, công an xã, Hội LHPN xã, Đoàn TNCSHCM, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...[31].
Một thành phần quan trọng trong đội ngũ làm công tác PBGDPL của huyện tại các xã, thị trấn không thể không kể đến là đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch có 49 đồng chí. Trong đó trình độ đại học 30 đồng chí, trình độ trung cấp 17 đồng chí, chưa qua đào tạo 02 đồng chí (cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Tân Trạch, Thượng Trạch). Một số đồng chí đang theo học lớp Đại học Luật tại chức, từ xa [31].
Ngoài ra, lực lượng làm công tác PBGDPL ở các xã, thị trấn còn có các tuyên truyền viên pháp luật với 266 người và 1.878 tổ viên tổ hòa giải của 318 tổ hòa giải đến từ các thôn, bản, tiểu khu của các xã, thị trấn. Số tuyên
truyền viên và hòa giải viên ở cơ sở có trình độ chuyên môn luật cũng như trình độ chuyên môn khác ngày càng tăng lên đáng kể.
Số lượng giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân tại 29 trường phổ thông cơ sở và 05 trường phổ thông trung học cũng là lực lượng tích cực trong công tác PBGDPL.
2.2.4. Nội dung, đối tƣợng PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch
Nội dung PBGDPL đã được chú trọng, gắn với từng nhóm đối tượng, phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương và yêu cầu của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Thời gian qua, nội dung PBGDPL trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào những nhóm cơ bản sau:
- Nhóm các văn bản pháp luật có tác động trực tiếp, liên quan thiết thực đến đời sống của người dân toàn huyện; gồm các văn bản luật, văn bản dưới luật và hệ thống các văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh, huyện ban hành. Đối với nhóm nội dung này được cán bộ làm công tác PBGDPL triển khai tuyên truyền, phổ biến một cách thường xuyên, mang tính ổn định bằng tất cả các hình thức PBGDPL tùy theo đối tượng, điều kiện cụ thể.
- Nhóm các văn bản pháp luật vừa mới được cơ quan có thẩm quyền ban hành sắp có hiệu lực hay vừa mới có hiệu lực. Nhóm nội dung này được quán triệt, triển khai đồng loạt trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện. Hình thức chủ yếu đầu tiên là mở hội nghị triển khai từ huyện, xã đến các thôn, bản, tiểu khu cho các đối tượng từ đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện, cấp xã đến toàn thể cán bộ và nhân dân trong toàn huyện. Sau đó, tùy theo điều kiện, nhu cầu ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương để tiếp tục xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến phù hợp và có hiệu quả.
- Nhóm các văn bản pháp luật mang tính đặc thù gắn với từng ngành cụ thể. Đối với những văn bản này, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có chức năng thực hiện công tác PBGDPL nói chung còn có vai trò rất
lớn của các cơ quan chuyên môn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên, cũng như công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình, các ngành đã trực tiếp giải thích, phổ biến các quy định gắn với ngành mình cho nhân dân được biết, nhờ đó, hiệu quả PBGDPL cụ thể và sâu sắc hơn.
Trong những năm qua, nhận thức đầy đủ về các nhóm nội dung PBGDPL, Hội đồng PHCTPBGDPL huyện, Phòng Tư pháp huyện, Hội đồng PHCTPBGDPL các xã, thị trấn luôn chú trọng xây dựng kế hoạch, chương trình hàng năm, hàng quý, hàng tháng nhằm bao quát hết các nhóm nội dung PBGDPL; trên cơ sở đó điều chỉnh cân bằng giữ các nhóm nội dung tùy theo từng thời điểm xác định và đặc biệt là phù hợp với từng nhóm đối tượng xác định. Cụ thể:
PBGDPL cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở:Xác định cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở là lực lượng tham gia quản lý xã hội, thực thi công vụ, giải quyết công việc phục vụ nhân dân. Vì vậy, các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã đặc biệt chú ý và chủ động thường xuyên phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật cho cán bộ, công chức học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cũng như khả năng vận dụng pháp luật vào giải quyết công tác chuyên môn. Nội dung pháp luật được tập trung phổ biến, quán triệt bao gồm: Hiến pháp năm 1992; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật Lao động; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Khiếu nại, tố cáo (nay được xây dựng thành 02 luật độc lập là Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo); Luật Cán bộ, công chức; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội; Luật Bầu cử đại biểu HĐND; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; các văn bản pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế… Ngoài ra, tùy tính chất, đặc điểm công việc của từng ngành, từng đơn vị mà
phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau như:Cấp phép kinh doanh, chính sách thuế; đất đai; xây dựng; tài nguyên môi trường; an toàn giao thông; hộ tịch, hộ khẩu; chứng thực; bảo vệ rừng, lâm sản; giáo dục…
Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL huyện đã phối hợp với Liên đoàn lao động huyện xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp về việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2010- 2012; hàng năm đều phối hợp tổ chức 01 đến 03 lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, trong đó có nội dung quan trọng là phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động như Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn…Phối hợp biên soạn tài liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động như sổ tay công tác công đoàn cơ sở; biên soạn 01 cuốn hỏi và đáp pháp luật số chuyên đề về một số chế độ, chính sách đối với người lao động.
Phòng Nội vụ huyện cũng đã tích cực phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện, Phòng Tư pháp; Ban chỉ đạo Cải cách hành chính huyện tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn đối với cán bộ, công chức bộ phận “một cửa” của các cơ quan hành chính; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền cơ sở, các lớp học tiền công vụ nhằm phục vụ công tác cải cách hành chính và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ, công chức huyện.
PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân: Đây là lực lượng đông đảo và nhiều thành phần khác nhau như phụ nữ, nông dân, đồng bào dân tộc ít người và các tầng lớp khác; vì vậy, trong quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã có sự lựa chọn nội dung và hình thức thích hợp cho từng đối tượng, thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa bàn dân cư…
Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Hội nông dân huyện đã thực hiện đưa nội dung chương trình PBGDPL của Chính phủ vào việc xây dựng các chương trình công tác và kế hoạch tuyên truyền pháp luật theo từng năm hoặc từng đợt cụ thể; lồng ghép vào nội dung chương trình hoạt động toàn khóa của Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân các xã, thị trấn cũng như Chi hội phụ nữ, Chi hội nông dân các thôn, bản, tiểu khu; xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm các hình thức PBGDPL; tạo điều kiện cho chi hội viên chi hội phụ nữ và nông dân có sự hiểu biết pháp luật cần thiết để tham gia quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương. Kết quả, đã tổ chức tuyên truyền pháp luật cho hàng ngàn lượt hội viên với nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các văn bản như: Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bình đẳng giới và các văn bản về phòng, chống các tệ nạn xã hội; công tác phòng chống tội buôn bán phụ nữ, trẻ em và hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các vùng chưa có hệ thống điện lưới quốc gia, chưa được phủ sóng truyền hình như địa bàn xã Tân Trạch, xã Thượng Trạch, bản Rào Con của Sơn Trạch, bản Khe Ngát của thị trấn Nông trường Việt Trung.
Ngoài ra, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đã được Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện và các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp, gắn bó thiết thựcvới đời sống nhân dân hay các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành như: Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật Lao động; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Luật Tố tụng hành chính; Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường;
Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và gia đình; Pháp lệnh Dân số; Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội; Luật Bầu cử đại biểu HĐND; Luật Biên giới quốc gia; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Thanh tra; Luật Khiếu nại, tố cáo (nay được xây dựng thành 02 luật độc lập là Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo); Luật An toàn thực phẩm; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Xây dựng; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Cư trú; Luật Nhà ở; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Bảo hiểm y tế; Pháp lệnh Người có công với cách mạng; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống ma túy; các văn bản về quản lý ngân sách, tài chính, phí, lệ phí… và nhiều văn bản ở các lĩnh vực cụ thể khác [29], [30], [31].
Hình thức tuyên truyền chủ yếu là thông qua pa-nô, áp phích, cấp phát tài liệu pháp luật, qua Đài Truyền thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh ở các xã, thị trấn; qua hội nghị, các cuộc họp tổ dân phố, thôn, bản, tiểu khu…
Các ngành, các cấp đã chủ động triển khai, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng trên địa bàn, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, từng bước nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
PBGDPL cho thanh thiếu niên; sinh viên, học sinh trong các trường
học: Thực hiện chương trình PBGDPL của huyện, Huyện đoàn Bố Trạch đã
phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Tư pháp và các ngành, các đoàn thể liên quan đã tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tại huyệncác quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân; quyền trẻ em; về hôn nhân và gia đình; an toàn giao thông; phòng, chống ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội; một số nội dung pháp luật phổ
thông về dân sự, hình sự, xử phạt vi phạm hành chính... Lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động của các mô hình sinh hoạt đoàn, đội, hội như Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống tội phạm, diễn đàn pháp luật, tọa đàm, giao lưu, tổ chức các đợt thanh niên tình nguyện xuống cơ sở.
Thực hiện Công văn số 801/BTP-PBGDPL ngày 28/02/2011 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn triển khai Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch triển khai của tỉnh, Phòng Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo đề án của huyện, phối hợp với Huyện đoàn và các cơ quan tổ chức thực hiện lồng ghép tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn huyện vào việc triển khai các Đề án tuyên truyền pháp luật khác tại địa phương.
Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp với các Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn như: Đồn Biên phòng Cồn Roàng, Đồn Biên phòng Cà Roòng, Đồn Biên phòng Đức Trạch và Huyện đoàn tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng bộ đội biên phòng, cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân trong huyện; tập trung vào một số cơ sở trọng điểm như: Trường THCS Tân Trạch, Thượng Trạch và nhân dân 2 xã miền núi rẻo cao Tân Trạch, Thượng Trạch; nội dung tuyên truyền tập trung, nhấn mạnh vào các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em, hôn nhân và gia đình, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Công tác PBGDPL trong hệ thống trường học trên địa bàn huyện Bố Trạch cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Nội dung tập trung tuyên
truyền những quy định của pháp luật về dân sự; hình sự; hôn nhân và gia đình; phòng, chống ma túy; an toàn giao thông; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội; bình đẳng giới; quyền và nghĩa vụ của công dân; nghĩa vụ quân sự….
Phòng Giáo dục và đào tạo đã chủ động phối hợp với Phòng Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê