Pháp luật quốc tế về bảo hộ NHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 38)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ NHTT

1.3. Pháp luật pháp luật quốc tế và pháp luật các nƣớc về bảo hộ NHTT

1.3.1. Pháp luật quốc tế về bảo hộ NHTT

1.3.1.1. Quy định của tổ chức SHTT thế giới WIPO a) Khái niệm

NHTT thƣờng đƣợc định nghĩa là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, nguyên vật liệu, mơ hình sản xuất hoặc các đặc tính chung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau cùng sử dụng NHTT. Chủ sở hữu có thể là hiệp hội mà các doanh nghiệp là thành viên hoặc chủ thể khác là một tổ chức công hoặc một hợp tác xã.

b) Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT

Dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT là dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, ngun vật liệu, mơ hình sản xuất...của hàng hóa, dịch vụ. Khơng giống nhƣ một số nƣớc quy định dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT chỉ đơn thuần là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau, WIPO chỉ rõ đó là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, nguyên vật liệu, mơ hình sản xuất hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

c) Điều kiện bảo hộ và cơ chế đăng ký.

Ngoài việc quy định đơn đăng ký NHTT nộp kèm theo bản sao quy chế điều chỉnh việc sử dụng NHTT, WIPO không đƣa ra các quy định cụ thể đối với điều kiện bảo hộ và cơ chế đăng ký. Các quy định này do từng nƣớc quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nƣớc.

WIPO cũng nêu ra việc sử dụng một NHTT (của một hợp tác xã hoặc một hiệp hội các doanh nghiệp) cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành viên hƣởng lợi từ uy tín đạt đƣợc trên cơ sở xuất xứ chung hoặc các đặc điểm chung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng khi xuất xứ hoặc các đặc điểm chung khác là yếu tố chính để xác định chất lƣợng hoặc thị hiếu tốt đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc sử dụng một NHTT có thể phát triển một liên minh hoặc hỗ trợ sự hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhằm tận dụng tối đa

lợi thế của các nguồn chung.

Quy định đƣợc nêu ra của WIPO phù hợp với quy định của nhiều nƣớc và là cơ sở để các nƣớc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về NHTT.

WIPO cũng đƣa ra trƣờng hợp thực tế của Peru để thấy đƣợc vai trò của NHTT cho phép các thành viên hƣởng lợi từ uy tín đạt đƣợc trên cơ sở xuất xứ chung hoặc các đặc điểm chung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ.

“Giá trị của một cái tên”

Matildo Pérez, một nông dân từ một cộng đồng làng xã trên đỉnh cao của ngọn núi Lima, đã quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu "Chirimoya Cumbe” (Chirimoya là một loại trái cây mọc ở vùng Andes của Peru và Ecuador; Cumbe là tên của một thung lũng ở Peru, nơi chirimoya phát triển) đến Viện quốc gia và SHTT Peru (INDECOPI). Ông đã nộp đơn cho riêng mình, mặc dù đây là không phải là trƣờng hợp thông thƣờng. Đơn của ông đã bị từ chối với lý do là thực tế là đây là tên chung và không thể cấp cho một ngƣời duy nhất và khơng thể có độc quyền trong tên chung.

Sau khi bị từ chối đơn, một thời gian sau Matildo đã quay trở lại INDECOPI, lần này với một phái đoàn đứng đầu là Phó Thị trƣởng của Cumbe, đến gặp trƣởng phòng của Văn phòng dấu hiệu phân biệt của INDECOPI.

Đọc giấy ủy quyền nhân viên của INDECOPI mỉm cƣời với sự hài lòng: ngƣời của Cumbe, tụ tập với nhau trên quảng trƣờng chính, đã trao quyền Don Matildo Pérez để đăng ký nhãn hiệu hàng hố. Nó có vẻ hồn tồn đáng kinh ngạc: cộng đồng đã hiểu đầy đủ cho đăng ký nhãn hiệu và trao cho họ độc quyền trong việc sử dụng của tên Cumbe. Tuy nhiên, nhƣ các quan chức nói với họ, "Chirimoya Cumbe" là trong thực tế tên gọi xuất xứ, khơng phải là một nhãn hiệu, thứ hai nó là một tên gọi có nguồn gốc từ Peru, bởi vì các thung lũng của Cumbe là một khu vực địa lý cung cấp cho một số đặc tính đặc biệt cho các Chirimoya. Và họ trở lại ngôi làng của họ.

điểm của những ngƣời dân đƣợc nêu ra: "Chúng tơi khơng muốn có một tên gọi xuất xứ; làng của chúng tơi khơng muốn bởi vì ngƣời ta nói rằng với tên gọi xuất xứ hàng hoá Nhà nƣớc là chủ sở hữu, và nó là Nhà nƣớc cho phép sử dụng, và đó là lý do tại sao chúng ta đang nói khơng. Chúng tơi khơng muốn Nhà nƣớc là chủ sở hữu của tên "Cumbe”, bởi vì chúng tơi đã làm việc với nó cho rất nhiều năm. Kể từ thời của ông bà của chúng tôi tất cả đã đƣợc đầu tƣ rất nhiều nỗ lực, và chúng tôi không chuẩn bị để yêu cầu INDECOPI cho phép sử dụng nhãn hiệu Cumbe của chúng tơi". Sau khi tìm kiếm cho các giải pháp, có ý kiến cho rằng cần đƣợc đăng ký dƣới dạng nhãn "tập thể", các chủ sở hữu đó sẽ là những ngƣời Cumbe và sẽ đƣợc sử dụng theo các quy tắc mà chính họ sẽ sắp đặt.

Và thực tế đây là giải pháp đƣợc tiến hành mà thỏa mãn đƣợc yêu cầu của các bên.

Ngày nay, cái tên "Chirimoya Cumbe" có logo riêng đặc trƣng của nó, và quan trọng hơn, đƣợc đăng ký trong tên của làng Cumbe (cho nhóm 31 của Bảng phân loại quốc tế), và sau này đang tạo ra đƣợc một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của họ Thị trƣờng trái cây của Lima.

Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu tập thể là làng Santo Toribio de Cumbe, bao gồm 106 cƣ dân hợp lệ ghi trong tổng điều tra dân số. Các quy tắc để sử dụng nhãn hiệu liên quan đến việc xử lý thích hợp của sản phẩm Chirimoya, đƣợc sản xuất trong thung lũng cùng tên (Cumbe), các điều kiện khí hậu trong đó cung cấp cho các sản phẩm đặc điểm đặc biệt của nó.

Thí nghiệm thành cơng với nhãn hiệu tập thể không chỉ cho phép các doanh nghiệp nhỏ hơn giảm chi phí của họ, mà cịn làm cho họ cạnh tranh hơn trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc bảo vệ và hàng hố của họ đƣợc phân biệt với chi phí ít hơn, do đó đã cho họ những lợi ích của quy mơ của nền kinh tế và cũng có thể tăng niềm tin của khách hàng đối với họ.

Với chi phí đầu tƣ vào sự phát triển của nhãn hiệu, và cũng có thể của các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, có thể là cao cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhãn hiệu tập thể đã trở thành một thiết bị tiết kiệm chi phí đồng thời phục vụ để phân biệt sản phẩm có nguồn gốc trong Peru, và nhấn mạnh các đặc điểm cụ thể cho các lĩnh vực trong đó các sản phẩm đƣợc thực hiện [39].

1.3.1.2. Quy định về NHTT của công ước Paris

Tại Điều 7bis

của công ƣớc Paris về bảo hộ SHCN có quy định về NHTT nhƣ sau:

(1) Các nƣớc thành viên của Liên minh có trách nhiệm chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó khơng trái với luật pháp của nƣớc xuất xứ, thậm chí nếu các tập thể đó khơng sở hữu cơ sở công nghiệp và thƣơng mại.

(2) Mỗi nƣớc phải tự xác định các điều kiện cụ thể mà theo đó nhãn hiệu tập thể sẽ đƣợc bảo hộ và có thể từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu đó trái với lợi ích xã hội.

(3) Tuy vậy, trong trƣờng hợp mà sự tồn tại của tập thể đó khơng trái với luật pháp của nƣớc xuất xứ, việc bảo hộ các nhãn hiệu này không thể bị từ chối với lý do rằng tập thể đó khơng đƣợc thiết lập tại nƣớc đƣợc yêu cầu bảo hộ hoặc khơng đƣợc thiết lập theo luật của nƣớc đó [41].

Cũng giống nhƣ quy định của WIPO, Công ƣớc Paris cũng đƣa ra những quy định chung nhất cho việc bảo hộ NHTT. Công ƣớc không quy định rõ về các dấu hiệu nào đƣợc sử dụng làm NHTT cũng nhƣ điều kiện bảo hộ và cơ chế đăng ký NHTT ra sao mà chỉ quy định rằng “Các nƣớc thành viên của Liên minh có trách nhiệm chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó khơng trái với luật pháp của nƣớc xuất xứ, thậm chí nếu các tập thể đó khơng sở hữu cơ sở công nghiệp và thƣơng mại” hay “Mỗi nƣớc phải tự xác định các điều

kiện cụ thể mà theo đó nhãn hiệu tập thể sẽ đƣợc bảo hộ và có thể từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu đó trái với lợi ích xã hội”.

Bằng các quy định nhƣ trên, Công ƣớc đã để cho các nƣớc tự quy định các điều kiện cụ thể cho việc đăng ký bảo hộ NHTT. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi lẽ mỗi nƣớc có điều kiện riêng. Việc áp dụng một quy định cứng cho mỗi nƣớc sẽ không phù hợp và không đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích của cơng dân mỗi nƣớc. Điều này cũng đƣợc thể hiện qua việc cùng một đối tƣợng là NHTT nhƣng dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT hay cơ chế đăng ký khơng hồn tồn giống nhau ở mỗi nƣớc.

Quy định này địi hỏi các nƣớc khi tham gia cơng ƣớc phải xây dựng và sửa đổi các quy định của pháp luật sao cho phù hợp với quy định của công ƣớc; chẳng hạn nhƣ Cơng ƣớc có quy định “Các nƣớc thành viên của Liên minh có trách nhiệm chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó khơng trái với luật pháp của nƣớc xuất xứ”, với quy định này thì mặc dù quy định của các nƣớc thành viên có khác nhau nhƣng các nƣớc thành viên khơng thể đƣa ra các quy định mà không chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các NHTT thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó khơng trái với pháp luật của nƣớc xuất xứ. Nhƣ vậy mới đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể không những là công dân của nƣớc mình mà cả cơng dân của các nƣớc khác.

1.3.1.3. Quy định về NHTT của cộng đồng Châu Âu

Cộng đồng Châu Âu hiện tại bao gồm 25 nƣớc thành viên: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch... Các nƣớc này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc lập (đăng ký nhãn hiện hàng hoá theo thể thức CTM- THE COMMUNITY TRADE MARK) để tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hố của mình vào cộng đồng Châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Một nhãn hiệu đăng ký

theo thể thức CTM sẽ có hiệu lực ở tất cả các nƣớc thành viên của cộng đồng. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá vào cộng đồng châu Âu theo thể thức CTM có ƣu điểm là thủ tục nộp đơn đăng ký đơn giản, tiết kiệm chi phí. Ngƣời nộp đơn khi muốn chuyển đổi đơn đăng ký CTM thành đơn đăng ký quốc gia tại từng nƣớc thuộc cộng đồng sẽ đƣợc bảo lƣu ngày nộp đơn CTM.

Một ƣu điểm đối với việc đăng ký nhãn hiệu của cộng đồng Châu Âu là đơn đăng ký CTM khi bị từ chối đăng ký ở một trong các nƣớc thành viên của cộng đồng có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia ở các nƣớc khác. Để duy trì hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM ở tất cả các nƣớc thành viên của cộng đồng Châu Âu, chủ sở hữu của nhãn hiệu chỉ cần sử dụng nhãn hiệu này ở một hoặc một vài nƣớc thành viên mà không cần phải sử dụng ở tất cả các nƣớc thành viên. Quy định về NHTT của Cộng đồng chung Châu Âu nhƣ sau:

a) Khái niệm

NHTT có thể là bất kỳ nhãn hiệu (ví dụ nhƣ từ, hình ảnh hoặc hình 3D, ...), do pháp nhân hợp pháp theo luật chung hoặc một hiệp hội làm chủ sở hữu và đƣợc sử dụng để phân biệt các hàng hoá và dịch vụ của các thành viên của hiệp hội với những thành viên khác không thuộc doanh nghiệp.

b) Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT

Cũng giống nhƣ quy định của TRIPs, quy định về dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT của cộng đồng chung Châu Âu cũng thể hiện sự khái quát, mềm dẻo và không giới hạn. Điều này đƣợc lý giải bởi cộng đồng chung Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có những quy định riêng về luật nhãn hiệu. Do đó, sự cần thiết hơn ai hết đối với cộng đồng chung Châu Âu là xây dựng một quy chế chung điều chỉnh cho cộng đồng để tạo nên sự hài hòa và thống nhất. Quy định 40/944 đã đƣợc ra đời. Tại điều 4 quy định 40/944 quy định “Một nhãn hiệu cộng đồng có thể bao gồm bất kỳ

dấu hiệu nào đƣợc trình bày một cách rõ ràng và chi tiết...” [12].

Cũng giống nhƣ nhãn hiệu thông thƣờng, dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT có thể là bất kỳ dấu hiệu nào ví dụ nhƣ từ ngữ, hình ảnh...hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó với điều kiện nó đƣợc trình bày một cách rõ ràng, chi tiết (theo điều 4 của quy định 40/944). Đây chỉ là những dấu hiệu thông thƣờng đƣợc sử dụng làm NHTT. Mặc dù không đƣợc quy định cụ thể nhƣng dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT có thể bao gồm cả dấu hiệu mùi vị, âm thanh...hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của hiệp hội là chủ sở hữu NHTT với hàng hóa, dịch vụ của thành viên khác không thuộc doanh nghiệp.

c) Điều kiện bảo hộ NHTT

Cộng đồng cũng nêu bật các điều kiện bảo hộ đối với NHTT của cộng đồng về cơ bản cũng nhƣ đối với nhãn hiệu thông thƣờng, tuy nhiên các điều kiện riêng biệt chỉ đƣợc áp dụng đối với NHTT nhƣ sau:

 Về chủ sở hữu: Chủ đơn phải là một hiệp hội và phải có tƣ cách pháp nhân, nếu khơng có tƣ cách pháp nhân sẽ khơng hội đủ điều kiện làm chủ sở hữu của NHTT.

 Về khả năng phân biệt: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của thành viên của hiệp hội là chủ sở hữu NHTTvới hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhƣ một ngoại lệ, các dấu hiệu chỉ nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ có thể đăng ký NHTT.

d) Cơ chế và việc đăng ký bảo hộ NHTT

Việc bảo hộ NHTT của Cộng đồng chung Châu Âu dựa trên cơ sở đăng ký. Tức là chủ đơn phải nộp đơn đăng ký NHTT theo thể thức của Cộng đồng chung Châu Âu và đƣợc tiến hành thẩm định theo quy định. Thủ tục đăng ký ngoài quy định nhƣ đối với nhãn hiệu thông thƣờng, chủ đơn đăng ký NHTT phải nộp kèm theo quy chế sử dụng NHTT. Nếu quy chế sử dụng khơng đƣợc

nộp tại thời điểm nộp đơn thì thẩm định viên sẽ gia hạn cho chủ đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày nộp đơn phải bổ sung. Nếu quá thời hạn mà chủ đơn vẫn khơng bổ sung thì thẩm định viên sẽ từ chối đơn.

Quy chế sử dụng phải nêu rõ:

 Tên của tổ chức là chủ đơn và địa chỉ của văn phòng;

 Ngƣời đƣợc ủy quyền đại diện cho tổ chức;

 Điều kiện cho thành viên của tổ chức;

 Ngƣời đƣợc phép sử dụng nhãn hiệu;

 Nếu có bất kỳ điều kiện nào cho việc sử dụng nhãn hiệu, bao gồm cả hình phạt, chúng cũng phải đƣợc quy định; và

 Nếu nhãn hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, cho phép bất kỳ ngƣời nào sở hữu sản phẩm hay dịch vụ bắt nguồn từ vùng địa lý liên quan trở thành thành viên của tổ chức

 Sử dụng NHTT cộng đồng bởi một ngƣời có quyền sử dụng nó phải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)