Hoàn thiện các quy định về sử dụng dấu hiệu làm NHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 94)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ NHTT

3.2. Một số kiến nghị cụ thể đối với việc hoàn thiện pháp luật

3.2.1. Hoàn thiện các quy định về sử dụng dấu hiệu làm NHTT

Thực tế Việt Nam hiện nay chỉ chấp nhận những dấu hiệu nhìn thấy đƣợc, tức là dấu hiệu đƣợc nhận biết bằng thị giác làm NHTT và loại trừ các dấu hiệu đƣợc nhận biết bằng khứu giác hay thính giác. Tuy nhiên, thực tế Luật chỉ quy định “NHTT là dấu hiệu dùng để phân biệt…”, chỉ quy định là dấu hiệu dùng để phân biệt sẽ rất dễ khiến cho ngƣời dân hiểu rằng dấu hiệu này bao gồm cả dấu hiệu thông dụng (nhận biết bằng thị giác) và dấu hiệu khơng thơng dụng (nhận biết bằng thính giác hay khứu giác). Điều này tạo nên khó khăn khơng nhỏ trong việc hiểu và áp dụng pháp luật. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 đã khắc phục một số điểm hạn chế của Luật SHTT năm 2005, tuy nhiên vấn đề về dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT này lại không đƣợc đề cập đến trong phần sửa đổi.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các nƣớc sử dụng dấu hiệu khơng thơng dụng làm nhãn hiệu. Ví dụ “tại Mỹ đã có đến 30 nhãn hiệu đƣợc đăng ký là nhãn hiệu âm thanh. Tiêu biểu cho nhãn hiệu thuộc dạng âm thanh là tiếng sƣ tử gầm của hãng phim MGM (Metro-Goldwin-Mayer)” [37]. Điều này đã mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân khi đăng ký nhãn hiệu cho các đối tƣợng nhƣ mùi vị, âm thanh riêng của mình. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các đối tƣợng này ngày càng một gia tăng.

cũng cần sửa đổi bổ sung quy định liên quan đến dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng để khơng chỉ dừng lại là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc mà bao gồm trong đó cả dấu hiệu khơng nhìn thấy đƣợc. Nhƣ vậy mới hội nhập đƣợc với nền kinh tế thế giới, khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi và góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc. Đảm bảo sự cơng bằng về lợi ích của các chủ thể là chủ sở hữu các ngôn ngữ mà Việt Nam coi là không thông dụng và đảm bảo cả lợi ích của ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Theo ý kiến Ths Vũ Thị Hải Yến trên tạp chí luật học tháng 3/2003 có nêu “Trong thời đại ngày nay, các loại hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, các nhà sản xuất ln ln tìm kiếm những nhãn hiệu mới lạ, độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình để tạo ấn tƣợng đến công chúng. Với xu thế tồn cầu nhƣ hiện nay, việc cơng nhận và bảo hộ hàng hóa tại nhiều quốc gia khác nhau ngày càng phổ biến. Vì vậy, sẽ là khiếm khuyết nếu pháp luật của chúng ta không bảo hộ cho những dạng nhãn hiệu mới (nhãn hiệu mùi vị, âm thanh) đã đƣợc nhiều nƣớc chấp nhận bảo hộ” [31]. Nhƣng để các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT bao gồm cả dấu hiệu khơng thơng dụng địi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố nhƣ sự thay đổi của kỹ thuật lập pháp, có cơ chế pháp lý rõ ràng, nâng cao trình độ thẩm định của thẩm định viên…Sự tổng hòa của các yếu tố nêu trên mới có thể tạo ra đƣợc những căn cứ pháp lý vững chắc để tạo ra những thay đổi trong quy định của Luật theo hƣớng phù hợp hơn với pháp luật thế giới.

Ngồi ra, đối với các NHTT là các ngơn ngữ khơng thơng dụng thì thay bằng việc từ chối nhãn hiệu đó vì khơng có khả năng phân biệt thì nên chấp nhận cho việc đăng ký dấu hiệu đó dƣới dạng nhãn hiệu hình. Nên sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều 74 nhƣ sau:

“Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:

a) Hình và hình học đơn giản, chữ cái, chữ số, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng (trừ trường hợp chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng này

được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu hình)…”

Hơn nữa, các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT đƣợc nộp theo các đơn đăng ký thƣờng là các dấu hiệu đƣợc gắn liền với địa danh (mặc dù Luật khơng địi hỏi bắt buộc các dấu hiệu này phải gắn với địa danh) nhƣng thực tế các đơn đăng ký NHTT thƣờng gắn với địa danh cụ thể và ngƣời dân thƣờng hiểu mặc nhiên rằng đăng ký NHTT phải gắn liền với một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ truyền thống với một địa danh cụ thể. Điều này đã hạn chế rất nhiều việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác khi đăng ký NHTT. Theo thống kê của Cục SHTT tại cuộc Hội nghị toàn quốc về SHTT diễn ra tại Lạng Sơn năm 2010 thì sản phẩm truyền thống rất nhiều, có 933 sản phẩm đặc thù, gắn liền với 21 địa danh. Mặc dù Luật khơng có quy định rằng các NHTT phải đƣợc đăng ký cho một sản phẩm hay dịch vụ truyền thống nào đó nhƣng thực tế phần lớn các đơn đăng ký NHTT đều cho sản phẩm hay dịch vụ truyền thống. Có thực tế này khơng phải do luật khơng có những quy định cụ thể, rõ ràng về các dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT mà có thể do ảnh hƣởng của Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (gọi tắt là Chương trình 68) giai đoạn 2005-2010 đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005. Mục tiêu của Chƣơng trình này hƣớng tới là các sản phẩm nơng nghiệp truyền thống. Lợi ích của Chƣơng trình 68 đã đƣợc Cục SHTT tổng kết lại nhƣ sau: “Đã góp phần tạo ra phong trào mạnh mẽ trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT cho cộng đồng, góp phần chuyển biến tích cực nhận thức của các cấp, ngành và tồn xã hội về SHTT; bƣớc đầu định hình việc sử dụng công cụ SHTT nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nơng nghiệp…”. Điều đó ảnh hƣởng đến thực tế đơn đăng ký NHTT thƣờng gắn với địa danh.

Vì thế, vấn đề đặt ra là cần có thêm những Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cho các sản phẩm, dịch vụ không phải là những sản phẩm, dịch vụ truyền thống để tạo nên sự phát triển hài hịa, đồng bộ.

3.2.2. Hồn thiện các quy định về điều kiện bảo hộ NHTT

Điều kiện bảo hộ đối với NHTT ngoài các điều kiện nhƣ đối với nhãn hiệu thơng thƣờng đó là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau, NHTT cịn có những trƣờng hợp riêng cho việc đăng ký NHTT là các dấu hiệu gắn với địa danh.

Mặc dù Nghị định 122/2011 đã thống nhất cơ quan cấp giấy phép sử dụng địa danh khi đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, chƣa có những quy định cụ thể về địa danh thuộc đơn vị hành chính nào phải xin cấp giấy phép sử dụng địa danh. Đó có thể là địa danh cấp xã, huyện, tỉnh…thậm chí nhiều đơn nhãn hiệu gắn với tên đƣờng phố. Vậy có cần xin giấy phép sử dụng địa danh hay không?

Dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT bao gồm cả dấu hiệu từ ngữ và hình ảnh. Khoản 3 Điều 87 của Luật SHTT có quy định “Tổ chức tập thể đƣợc thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hố, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phƣơng đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phƣơng của Việt Nam thì việc đăng ký phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép”.

Luật chỉ quy định việc xin phép sử dụng dấu hiệu chỉ địa danh hay dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản của địa phƣơng mà không quy định rõ rằng các dấu hiệu này là dấu hiệu từ ngữ hay hình ảnh. Thực tế cho thấy phần lớn việc xin phép sử dụng các dấu hiệu là từ ngữ gắn với địa danh chứ khơng

có hình ảnh chỉ địa danh. Vậy chỉ có từ ngữ chỉ địa danh hay cả hình ảnh chỉ địa danh phải xin phép sử dụng? Trong khi dấu hiệu từ ngữ và hình ảnh đều có ý nghĩa nhƣ nhau trong việc đăng ký và sử dụng NHTT. Vậy nên sửa đổi khoản 3 Điều 87 nhƣ sau: “…đối với từ ngữ hoặc hình ảnh gắn với địa danh thì việc đăng ký phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép”.

Nghị định 122/2011 thống nhất việc cơ quan cấp giấy phép sử dụng địa danh là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhƣng cần có những quy định cụ thể đối với đơn vị hành chính phải xin phép sử dụng địa danh ví dụ nhƣ chỉ giới hạn địa danh cấp huyện hoặc tỉnh. Đối với cấp xã/phƣờng hoặc thị trấn/thơn thì khơng cần phải xin phép sử dụng địa danh vì đây là những đơn vị hành chính nhỏ. Vì vậy, nên sửa đổi khoản 4 Điều 19 của Nghị định 122 nhƣ sau:

“Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tiến hành

nộp đơn đăng ký và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của

địa phƣơng và cấp phép để đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

đối với địa danh cấp huyện và cấp tỉnh…”

3.2.3. Hoàn thiện các quy định về cơ chế và đăng ký NHTT

Nhƣ chúng ta đã biết các đối tƣợng đƣợc bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam chỉ khi các đối tƣợng này đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đó là Cục SHTT. Tức là quyền của chủ sở hữu chỉ của nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng chỉ đƣợc cơng nhận khi đƣợc Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ngoài con đƣờng này ra thì pháp luật Việt Nam không chấp nhận việc công nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu dựa trên bất cứ các căn cứ nào khác.

Trong khi đó trên thế giới ngồi việc thơng qua cơ chế đăng ký, các nƣớc cịn có nhiều hình thức khác nữa để công nhận chủ sở hữu đối với NHTT đó là trên cơ sở sử dụng hoặc các nƣớc tạo ra một cơ chế chung cho việc đăng ký.

Thực tế cho thấy cơ chế một nƣớc càng thơng thống bao nhiêu thì càng khuyến khích các chủ thể đăng ký bảo hộ ở nƣớc họ. Đây là một yếu tố không nhỏ để phát triển kinh tế của đất nƣớc và rút ngắn khoảng cách hội nhập với thế giới.

Hơn nữa, có rất nhiều trƣờng hợp mà chủ sở hữu đích thực của NHTT không thể xác lập quyền sở hữu của mình chỉ vì chƣa đi đăng ký tại Cục SHTT. Điển hình nhƣ NHTT “Rƣợu Bầu đá” của Bình Định nhƣ đã phân tích ở trên. Mặc dù đã sử dụng sản phẩm này từ rất lâu, nhƣng do chƣa hiểu hết đƣợc tầm quan trọng của việc đăng ký nên Hiệp hội sản xuất kinh doanh rƣợu Bầu đá đã chƣa đăng ký NHTT cho mình. Khi Cơng ty TNHH Minh Anh đăng ký nhãn hiệu đó cho riêng mình thì Hiệp hội mới thấy đƣợc tầm quan trọng của việc đăng ký NHTT cho chính mình và cho các thành viên sản xuất kinh doanh của Bình Định. Chính vì những yếu tố nêu trên Việt Nam khơng nên chỉ dừng lại ở việc bảo hộ các đối tƣợng SHTT nói chung và NHTT nói riêng thơng qua việc đăng ký mà nên mở rộng ra các hình thức khác nhƣ thông qua việc sử dụng. Để làm đƣợc điều đó, quy định của Luật cần cụ thể hơn nữa đối với các căn cứ để đăng ký bảo hộ NHTT thông qua việc sử dụng trƣớc. Căn cứ xác lập quyền đối với NHTT nên đƣợc sửa đổi từ một căn cứ (chỉ thông qua thủ tục đăng ký) thành hai căn cứ nhƣ sau:

Thông qua thủ tục đăng ký;

Thông qua việc sử dụng trƣớc tức là mặc dù khơng có ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn nhƣng dấu hiệu đƣợc sử dụng làm NHTT đó đã đƣợc sử dụng trƣớc thì dấu hiệu đó vẫn đƣợc ƣu tiên chấp nhận bảo hộ.

Ngồi ra, cần phải có cơ chế giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp, trong cơ chế này thì căn cứ là dấu hiệu đƣợc sử dụng trƣớc vẫn cần đƣợc ƣu tiên.

Chúng ta cũng có thể cân nhắc đến việc thiết lập một cơ chế đăng ký riêng đối với NHTT, cơ chế này sẽ điều chỉnh chi tiết các vấn đề chỉ liên quan

đến NHTT. Ví dụ nhƣ cơ chế này sẽ áp dụng linh hoạt giữa việc đăng ký NHTT thông qua cả hai hình thức đó là thơng qua việc đăng ký và việc sử dụng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể một cách hiệu quả và đầy đủ nhất.

Thực tế hiện nay trong q trình xử lý đơn nhãn hiệu vẫn có trƣờng hợp ngƣời sử dụng trƣớc vẫn có thể xác lập quyền đối với nhãn hiệu của mình mặc dù đã bị chủ thể khác đăng ký trƣớc với ngày ƣu tiên sớm hơn; đó là trƣờng hợp chứng minh đƣợc đó là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh hoặc nhãn hiệu đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến và đƣợc thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, không phải mọi trƣờng hợp chủ sử dụng trƣớc đều có thể đƣa ra những bằng chứng để chứng minh quyền sở hữu của mình chƣa kể việc đó cịn mất nhiều thời gian, chi phí và cơng sức…

Trong việc đăng ký

Chủ thể đăng ký: Luật quy định NHTT dùng để phân biệt hàng hóa

dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu. Nhƣng tổ chức ở đây bao gồm những tổ chức nào và có hạn chế những tổ chức khơng đƣợc đăng ký hay khơng thì khơng đƣợc quy định rõ. Trong khi đó sự tồn tại của nhiều hình thức tổ chức là chủ sở hữu nhƣ Hiệp hội, Hợp tác xã, Cơng ty…sẽ rất khó khăn trong việc đƣa ra tiêu chí chung để quản lý vì mỗi hình thức tổ chức đều có những đặc điểm riêng và tiêu chí hoạt động khác nhau.

Hơn nữa, có những sản phẩm đặc sản truyền thống xuất phát từ một địa phƣơng cụ thể, gắn với địa phƣơng đó nhƣng lại do một tổ chức ở nơi khác đăng ký là chủ sở hữu. Nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến việc duy trì và quản lý hay bảo vệ, phát triển sản phẩm đặc sản của vùng đó vì tổ chức sở hữu nếu không xuất phát từ vùng là nguồn gốc của sản phẩm sẽ không hiểu và không nắm vững những đặc điểm riêng của địa lý hay những đặc tính riêng biệt của sản phẩm, dịch vụ.

Biện pháp đặt ra đối với NHTT chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ đó là cần có quy định cụ thể để giới hạn những tổ chức có thể làm chủ sở hữu đối với NHTT và nên có những quy định để hạn chế những tổ chức không xuất phát từ vùng địa lý của những sản phẩm, dịch vụ truyền thống có thể đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với những sản phẩm, dịch vụ truyền thống đăng ký gắn với địa danh cụ thể.

Đối tượng đăng ký: Luật SHTT không giới hạn đối tƣợng đăng ký

NHTT là các sản phẩm, dịch vụ truyền thống nhƣng phần lớn các đơn đăng ký NHTT là sản phẩm nông nghiệp gắn liền với sản phẩm, dịch vụ truyền thống của các địa phƣơng. Ví dụ nhƣ danh mục các dự án tạo lập, quản lý và phát triển NHTT đƣợc hỗ trợ từ Chƣơng trình 68 thì 17 sản phẩm, của 17 tỉnh, thành phố của cả nƣớc đều gắn với sản phẩm đặc sản truyền thống. Có sự khác biệt này là do thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng ta chỉ chú trọng đến các sản phẩm dịch vụ gắn với cuộc sống lâu đời của ngƣời dân. Trong khi đó cịn rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ khác không phải là sản phẩm hay dịch vụ truyền thống cũng cần thiết cho việc đăng ký bảo hộ dƣới hình thức NHTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)