3.2. Một số định hướng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ
3.2.5. Quy định nghĩa vụ của công chức thuế trong Luật quản lý thuế
Phải khẳng định rằng, công chức ngành tài chính, đặc biệt là thuế, hải quan đóng vai trò quan trọng trong thực hiện quyền thu thuế của Nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội. Công chức thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế, trực tiếp ấn định thuế, thanh tra, kiểm tra thuế. Việc tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và trách nhiệm nghề nghiệp của công chức ngành thuế, hải quan sẽ góp phần nâng cao ý thức hợp tác của NNT vì lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.
Công chức thuế, hải quan trong quá trình thực hiện công việc không thể tránh khỏi những sai sót trong xử lý nghiệp vụ, có thể dẫn tới thiệt hại cho Nhà nước hoặc NNT. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là làm thế nào hạn chế được tình trạng công chức thuế, hải quan thông đồng, tiếp tay cho NNT trốn thuế, gian lận thuế và làm thế nào để xác định chính xác các vụ việc hoàn thuế sai, tính thuế sai là do nguyên nhân nào, lỗi của ai? Ngoài ra, khi Luật QLT sửa đổi tăng mức xử lý trên số tiền thuế chậm nộp cao hơn nhiều lãi suất ngân hàng, đối tượng vi phạm sẽ quay sang mua chuộc cán bộ thuế và để ngăn ngừa việc đó là rất khó. Có thể thấy một thực tế rằng việc thất thu thuế không chỉ do đối tượng nộp thuế mà có cả nguyên nhân quan trọng từ cơ quan quản lý thuế. Không ít công chức quản lý thuế thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khiến đối tượng nộp thuế bất hợp tác. Bởi vậy, ngoài cụ thể hóa quy định nghĩa vụ của công chức quản lý thuế trong Luật QLT, cần quy định nguyên tắc giám sát thi hành công vụ của cán bộ công chức trong Hiến pháp, đồng thời quy định những chế tài xử phạt nghiêm khắc khi công chức ngành thuế, hải quan có hành vi vi phạm.
Tổng cục thuế đã ban hành Đề án Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, thông đồng của cán bộ, công chức
thuế đối với NNT Kèm theo Quyết định số 898 /QĐ-TCT ngày 18/6/2010
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn
kịp thời hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, thông đồng của cán bộ, công chức ngành thuế (Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế) khi thi hành công vụ; từng bước xây dựng lực lượng cán bộ, công chức thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, có hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi thi hành công vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong quá trình cải cách và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao uy tín của
ngành thuế trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.
Đề án đã đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu để phòng chống các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, thông đồng. Đặc biệt là giải pháp về theo dõi, giám sát, kiểm tra hành vi công vụ của công chức thuế.