Tuân thủ thủ tục thu nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật việt nam 07 (Trang 82 - 85)

2.2. Thực trạng bảo vệ quyền của người nộp thuế của Cơ quan

2.2.1. Tuân thủ thủ tục thu nộp thuế

Thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính thuế nói riêng hiện nay đã có nhiều cải cách đổi mới nhằm phục vụ xã hội một cách tốt nhất, tuy nhiên vẫn còn những thủ tục rườm ra, gây nhiều bất cập, cần phải tiếp tục được cải tiến. Vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế được đặt ra góp phần giúp cho NNT giảm thời gian, chi phí kê khai và nộp thuế. Các thủ tục hành chính về thuế minh bạch, rõ ràng, thuận tiện sẽ giúp NNT nhận thức đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong Luật QLT. Từ đó, đề cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của NNT theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đồng thời yêu cầu công chức quản lý thuế tuân thủ thủ tục trong việc thu nộp thuế.

Thực thi các quy định về đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế theo yêu cầu của Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội; Nghị quyết số 25/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật QLT đã đáp ứng được việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế thể hiện ở 5 nội dung sau:.

Thứ nhất, giảm tần suất kê khai thuế GTGT từ 12 lần/năm xuống còn 4

định NNT để kê khai theo quý theo quy định tại Điều 31 Luật QLT và khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT.

Thứ hai, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai

thuế từ 5 ngày làm việc [38, Điều 33] xuống 3 ngày làm việc [47, Điều 1].

Thứ ba, Khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

QLT đã bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế (Điều 58 Luật QLT).

Thứ tư, một số nội dung hoàn thuế có một số sửa đổi, bổ sung như:

Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT đã rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc [38, Điều 60].

Bên cạnh đó, Luật QLT hiện hành bổ sung quy định cơ quan Thuế phải kiểm tra trong thời hạn 1 năm kể từ khi có quyết định hoàn thuế đối với 4 đối tượng có độ rủi ro cao gồm:

(1) Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu; (2) Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ; (3) Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước; (4) Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước [47].

Thứ năm, “Tờ khai quyết toán thuế” trong Hồ sơ đề nghị xóa nợ đối

với trường hợp DN bị tuyên bố phá sản quy định tại Điều 66 Luật QLT được thay bằng “Quyết định tuyên bố phá sản” theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT để đảm bảo tính thống nhất, đơn giản trong thực hiện

Gần đây nhất Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 119/2014/TT- BTC ngày 25/8/2014 (có hiệu lực từ 1/9/2014) về sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Thông tư đã ban trước đó để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế. Một số thủ tục đáng chú ý về thuế được bãi bỏ trong Thông tư số 119/2014 đó là: Bỏ 12 chỉ tiêu tại các Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra; Bỏ quy định khai và tính thuế GTGT đối với hàng hóa, bán sản phẩm được DN tiếp tục sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cùng đó, bỏ quy định mức 1 tỷ đồng về điều kiện tài sản, máy móc, thiết bị đầu tư, mua sắm đối với DN mới thành lập để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế... Với người nộp thuế TNCN, các thủ tục được cắt giảm tối đa. Với sửa đổi lần này, tất cả DN đều được quyền lựa chọn để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT, thay vì phải có đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên. Điều này sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DN nhỏ với DN lớn, giữa DN mới thành lập với DN đã thành lập trước đó…

Với việc thực hiện theo những cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế quy định tại Thông tư thì với 450.000 DN nộp thuế trên cả nước, mỗi DN giảm khoảng 201,5 giờ kê khai, nộp thuế trên 1 năm trong tổng số 537 giờ kê khai, nộp thuế như hiện nay thì cả nước sẽ giảm được gần 120 triệu giờ kê khai, nộp thuế trên 1 năm cho các DN, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, cái được lớn nhất là DN không phải mất những chi phí không chính thức dẫn đến tăng thời cơ kinh doanh, tạo ra văn hóa kinh doanh mới, đội ngũ doanh nhân mới tập trung trí tuệ cho việc kinh doanh chứ không phải “đối phó” với những thủ tục hành chính. Việc thực thi một loạt nội dung về thủ tục hành chính về thuế sẽ giúp giải phóng rất nhiều thời gian, tiền bạc cho DN, cũng như giải quyết nhiều quyền lợi cho NNT trên toàn quốc. Hầu hết các DN có chung ý kiến: Thông tư 119/2014/TT – BTC đã gỡ bỏ một số vướng mắc mà DN thường gặp, theo hướng thuận lợi cho DN.

119/2014/TT-BTC đã giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp thuế; làm giảm khối lượng công việc, thời gian xử lý và chi phí cho cả NNT và cơ quan quản lý thuế; từ đó tạo ra cơ cấu quản lý thuế chuyên nghiệp, tổ chức bộ máy quản lý thuế hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật việt nam 07 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)