Quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật việt nam 07 (Trang 71 - 73)

2.1. Thực trạng bảo vệ các quyền cơ bản của người nộp thuế

2.1.5. Quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện

nghĩa vụ nộp thuế

Quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế được quy định tại Điều 6 Luật QLT và được quy định cụ thể hơn tại Điều 44 Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Tương ứng với quyền này, Khoản 6 Điều 8 Luật QLT quy định về trách nhiệm của cơ quan QLT xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

Nội dung của quyền này là NNT có quyền đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của từng loại thuế hoặc của tất cả các loại thuế (trừ các loại thuế ở khâu xuất nhập khẩu); hoặc đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải nộp đến thời điểm đề nghị xác nhận. Trường hợp cá nhân, nhà thầu nước ngoài nộp thuế qua tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ tại nguồn thì đề nghị với cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên khấu trừ tại nguồn xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Việc xác nhận này là để cho NNT thực hiện một số quyền khác của mình. Chẳng hạn như xác nhận việc hoàn thành nghĩa

vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh được quy định tại Điều 40 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. NNT phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân khi có thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử từ cơ quan quản lý thuế về việc người dự kiến xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trước khi xuất cảnh [5].

Để thực hiện quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, NNT phải có văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Văn bản đề nghị phải đảm bảo các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, cơ quan thuế gửi thông báo cho NNT biết lý do chưa xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT [5].

Để quyền này được thực hiện một cách nhanh nhất, có thể giao nhiệm vụ này cho bộ phận một cửa, trên cơ sở hệ thống thông tin quản lý thuế của các cấp mà bộ phận một cửa có thể tra khảo và xác nhận, không nhất thiết phải giao cho phòng kê khai và kế toán thuế. Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận không đúng với số liệu trong cơ sở dữ liệu của ngành thuế thì trao đổi ý kiến với phòng kê khai và kế toán thuế để xác nhận cho NNT. Bên cạnh đó, chế tài trong trường hợp cơ quan quản ly thuế chậm trễ ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT cũng cần đượt đặt ra góp phần

bảo vệ quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật việt nam 07 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)