Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phục vụ tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ lương hưu hàng tháng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và những tác động tới đời sống của người hưởng lương hưu (Trang 89 - 94)

3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chế độ lương hưu hàng tháng ở Việt

3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phục vụ tổ chức thực hiện

hiện chế độ lương hưu hàng tháng

Nhằm tạo tiền đề cho việc hiện đại hóa hệ thống quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người tham gia của cơ quan BHXH các cấp; cần đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phục vụ tổ chức thực hiện chế độ lương hưu hàng tháng:

- Tiếp tục đầu tư các dự án về công nghệ thông tin như: Hệ thống giao dịch BHXH điện tử, phần mềm cấp sổ định danh và quản lý BHYT theo hộ gia đình, kết nối liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh…

- Nâng cấp và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (mạng máy tính, thiết bị, đường truyền, giải pháp an ninh mạng…), cung cấp môi trường vận hành cho phần mềm quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngành.

- Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ BHXH. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục hành chính về BHXH để giảm thời gian giao dịch của các doanh nghiệp, trước hết là quản lý đối tượng và chi trả chế độ lương hưu hàng tháng.

- Đảm bảo có kinh phí cho công tác triển khai chính sách BHXH, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt hoạt động trong BHXH. Kết nối mạng đảm bảo an ninh, an toàn phục vụ cho triển khai các dịch vụ khai báo, truy cập, trao đổi thông tin với các địa phương khác.

Tiểu kết Chƣơng 3

Quá trình đổi mới về kinh tế nói chung và những phát triển trong những năm gần đây đang tạo cho Ngành BHXH và chế độ hưu trí những thuận lợi, lợi thế cơ bản. Thứ nhất, nhu cầu và khả năng tham gia BHXH của NLĐ ngày càng tăng; nhận thức về BHXH nói chung và chế độ lương hưu hàng tháng nói riêng ngày càng được nâng cao theo đúng hướng và đúng bản chất. Thứ hai, chế độ hưu trí ngày càng thể hiện được vai trò vị trí của mình trong hệ thống an sinh xã hội, thu hút được đông đảo sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội thông qua các hình thức tuyên truyền vận động đa dạng, phong phú, rộng khắp... Thứ ba, bộ máy và tổ chức hoạt động BHXH từng bước hoàn thiện theo hướng tập trung, độc lập và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Trong BHXH đã hình thành được hai lĩnh vực tách biệt đó là quản lý Nhà nước về BHXH và hoạt động nghiệp vụ của sự nghiệp BHXH. Trình độ của cán bộ làm công tác BHXH cũng ngày một tốt hơn; trang thiết bị và tài sản cho hoạt động của Ngành được tăng cường tương đối đầy đủ và hiện đại... Trước xu hướng già hóa dân số và biến động của nền kinh tế thị trường, để bảo đảm an sinh xã hội một cách bền vững cần: Đảm bảo thực hiện nghiêm túc, công khai minh bạch thể chế về chính sách BHXH của Nhà nước; Xây dựng các phương án tổ chức, triển khai thực hiện chính sách pháp luật về BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng thực tế tại từng địa phương; Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH; Hiện đại hóa quản lý BHXH, nâng cao năng lực quản lý, chất lượng dịch vụ, giảm phiền hà cho người tham gia và thụ hưởng; Tăng cường phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và BHXH các cấp; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp tời các trường hợp vi phạm pháp luật BHXH.

KẾT LUẬN

BHXH là chính sách lớn của mỗi quốc gia, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành của mọi NLĐ. Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của NLĐ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, người cao tuổi nói chung và NLĐ trong độ tuổi nghỉ hưu là tầng lớp có cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chính vì vậy chăm sóc và nâng cao đời sống cho người hưởng lương hưu hàng tháng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Để phù hợp với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế yêu cầu đổi mới và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH đối với NLĐ nói chung và NLĐ hưởng lương hưu nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nhờ có chế độ hưu trí mà NLĐ sau khi hết tuổi lao động hoặc sau một số năm công tác nhất định đã được nghỉ hưu và có được một khoản tài chính hàng tháng để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên làm sao để chế độ bảo hiểm hưu trí nói chung và chế độ lương hưu hàng tháng nói riêng phát huy tối đa tầm quan trọng của nó là vấn đề mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm nghiên cứu. Từ yêu cầu đặt ra, Luật BHXH năm 2014 đã được ban hành với nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng, đảm bảo trước hết quyền và lợi ích cao nhất của NLĐ gắn với NSDLĐ và vì lợi ích của cả cộng đồng, xã hội. Đồng thời phù hợp với hoàn cảnh Đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Chính sách BHXH và hệ thống pháp luật BHXH càng hoàn thiện thì lợi ích của NLĐ càng được bảo vệ đầy đủ, chính vì vậy việc hoàn thiện pháp luật BHXH cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước trong từng giai đoạn nhằm bảo vệ NLĐ là xu hướng tất yếu của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Qua nghiên cứu về chế độ lương hưu hàng tháng trên phương diện lý luận chung và đi vào phân tích các quy định trong Luật BHXH năm 2014; tác giả đã đưa ra những đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong tổ chức và triển

khai thực hiện quy định pháp luật trong thực tế cũng như tác động đến đời sống vật chất và tâm lý của NLĐ đang chịu sự điều chỉnh của pháp luật BHXH. Điểm nổi bật trong cải cách chế độ lương hưu trong Luật BHXH năm 2014 được thể hiện rõ trong cách tính lương hưu (điều chỉnh theo lộ trình về thời gian hưởng lương hưu tối đa 75%, điều chỉnh về tiền lương cơ sở đóng BHXH). Mặc dù vẫn còn một bộ phận NLĐ không hài lòng với sự thay đổi công thức tính vì lợi ích của họ bị ảnh hưởng song nếu cải cách này được thực hiện một cách nghiêm túc thì những thay đổi trong đời sống của NLĐ sẽ tích cực hơn, đảm bảo cuộc sống của bản thân NLĐ cũng như ổn định quỹ BHXH, góp phần phát triển xã hội. Nếu tiếp tục trì hoãn cải cách thì trong tương lai sẽ mang đến nhiều khó khăn và tốn kém hơn cho toàn xã hội.

Từ những phân tích, tìm hiểu bước đầu tình hình tổ chức và thực thi các chính sách về chế độ lương hưu hàng tháng; tác giả đã đưa ra những điều kiện đảm bảo và một số giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chế độ lương hưu hàng tháng ở Việt Nam. Các giải pháp này mang tính hệ thống và đồng bộ cao, nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ đưa các chính sách BHXH nói chung và chế độ lương hưu hàng tháng nói riêng đi sâu thực tiễn cuộc sống; qua đó có thể tạo niềm dựng niềm tin và thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào các chính sách BHXH, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của NLĐ khi về hưu, để những NLĐ khi nghỉ hưu có thể “sống vui - sống khỏe - sống có ích”.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần giải quyết một số vướng mắc trên khía cạnh pháp luật và thực tiễn triển khai trên thực tế. Tuy nhiên, với một đề tài có tính chuyên sâu và tính xã hội cao như chế độ lương hưu hàng tháng; tác giả chắc chắn rằng với thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên vấn đề nghiên cứu vẫn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Mạc Tiến Anh (2005), “Khái luận chung về bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội (1, 2, 4).

2. TS. Mạc Tiến Anh (2008), “Một số vấn đề về bảo hiểm xã hội tự nguyện”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (10).

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo kết quả công tác năm 2015 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2014), Báo cáo tổng kết

đánh giá thi hành luật Bảo hiểm xã hội, tr. 26-32.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2014), Báo cáo đánh giá tác

động dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tr. 4-8, tr. 11-18

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), “Hai phương án tăng lương hưu từ năm 2016”.

7. Nguyễn Hùng Cường (2012), “Tuổi nghỉ hưu với cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”.

8. Điều Bá Được (2013), “Bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam: Thực trạng và Thách thức”.

9. Nguyễn Thị Hà (2013), Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Bùi Cẩm Hường (2013), “Nỗ lực cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam: Bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung”, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm, (3), tr. 15-17.

11. Ngô Hoàng Hưng (2002) , Thực trạng và giải pháp về chế độ

BHXH hưu trí tại Việt Nam, Luận văn Tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân,

Hà Nội, tr. 6-7, tr. 19-21.

12. TS. Nguyễn Lan Hương (2009), “Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ Việt Nam: Bình đẳng giới trong chính sách bảo hiểm xã hội”, Quảng Ninh.

13. Nguyễn Lệ Huyền (2015), Bảo hiểm hưu trí – Thực trạng và kiến nghị, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

14. Bùi Sỹ Lợi (2013), “Cần sớm triển khai thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm, (3), tr. 18-21.

15. Bùi Sỹ Lợi (2013), “Những quan điểm lớn và sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

16. Chu Hà Mi, (2015), Những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi)

năm 2014, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

17. Nguyễn Thế Mừng, (2015) , Chế độ hưu trí trong quy định Luật

Bảo hiểm xã hội - Thực trạng tại thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật

học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội. 19. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

20. Ngân hàng Thế giới, (2012), Việt Nam: Phát triển một hệ thống Bảo hiểm xã hội hiện đại - Những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai.

21. Tổ chức Lao động quốc tế (1952), Công ước số 102 về Quy phạm tối thiểu an toàn xã hội.

22. ThS. Trần Phương Thảo – ThS. Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Hệ thống hưu trí trên Thế giới: Kinh nghiệm quốc tế và xu hướng cải cách”, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm (3), tr. 3.

23. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật Bảo hiểm xã hội từ quy định đến thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

24. Ths. Nguyễn Thị Lê Thu (2015), An toàn Qũy Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

25. PGS.TS Phạm Thị Túy (2014), “Vai trò của thể chế trong phát triển”, Tạp chí Lý luận chính trị (2).

26. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2014), Hội thảo khu vực phía Bắc về “Đối thoại chính sách trong sửa đổi luật Bảo hiểm xã hội”.

27. Lưu Hải Vân (2013), “Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức”, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm (3), tr. 7-12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ lương hưu hàng tháng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và những tác động tới đời sống của người hưởng lương hưu (Trang 89 - 94)