Tác động đến đời sống tinh thần của NLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ lương hưu hàng tháng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và những tác động tới đời sống của người hưởng lương hưu (Trang 71)

Với mức lương hưu hàng tháng ổn định sẽ giúp NLĐ về hưu xóa nhòa mặc cảm vô dụng ở tuổi già và góp phần củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa các thế hệ trong gia đình. Đồng thời góp phần cùng cố uy tín của người về hưu đối với con cái, thể hiện ở việc quyết định các công việc quan trọng của gia đình họ.

Nền kinh tế càng phát triển, khi con người được cung cấp đầy đủ về mặt vật chất thì song song đó cũng cần đáp ứng các nhu cầu về mặt tinh thần như chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, du lịch... Đặc biệt đối với NLĐ về hưu, nhu cầu về đời sống tinh thần lại càng cao bởi người cao tuổi thường ít nhiều có rối loạn về tâm lý hoặc có những ưu tư, phiền muộn khi cuộc sống thay đổi, có biểu hiện mặc cảm về việc phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Việc tham gia các hoạt động xã hội và cảm giác “có ích” cho gia đình và cộng đồng là điều mà người cao tuổi mong muốn và nhận được thông qua chế độ bảo hiểm hưu trí, cụ thể là chế độ lương hưu hàng tháng.

Thực tế cho thấy một bộ phận NLĐ khi nghỉ hưu phải đối mặt với khó khăn về thu nhập, thay đổi về quan hệ xã hội cũng như những bất lợi về sức khỏe... đòi hỏi gia đình, cộng đồng và Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ NLĐ nghỉ hưu không chỉ về đời sống kinh tế mà còn cả đời sống tinh thần. Luật BHXH năm 2014 đã tạo điều kiện để mọi NLĐ đều có thể tham gia vào hệ

thống BHXH, giúp họ “tích lũy” được một phần của cải trong thời gian lao động để có nguồn thu nhập khi về già. Thông thường những người nghỉ hưu có lương hưu hàng tháng cao hơn, tỷ lệ đóng góp vào thu nhập chung của gia đình cao hơn thì họ càng thoải mái và có tâm trạng tích cực hơn so với những người gặp khó khăn về tài chính. Điều đó cho thấy rõ mối quan hệ giữa mức hưởng lương hưu hàng tháng với đời sống tinh thần của NLĐ sau khi về hưu. Các quy định mới trong Luật BHXH năm 2014 nếu được triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ chắc chắn sẽ góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định cho NLĐ sau khi nghỉ hưu. Việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của NLĐ sau khi nghỉ hưu theo phương châm “sống vui, sống khỏe, sống có ích” cần có sự kết hợp chính sách pháp luật của Nhà nước, sự quan tâm từ xã hội và sự hỗ trợ, chăm sóc của gia đình dựa trên những hiểu biết về những khó khăn và nhu cầu của NLĐ nghỉ hưu về nhu cầu kinh tế, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và nhu cầu tiếp tục được làm việc, cống hiến cho gia đình và xã hội. Việc mở rộng các loại hình và quy mô bao phủ về BHXH của Nhà nước sẽ góp phần tạo nền tảng ổn định về trạng thái tâm lý, tinh thần của NLĐ khi nghỉ hưu.

Tiểu kết Chƣơng 2

Thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ khi về hưu là bức tranh sinh động phản ánh phần nào những ưu, nhược điểm của các chính sách pháp luật về BHXH, an sinh xã hội cũng như trong công tác triển khai, tổ chức thực thiện. Trên cơ sở đó từng bước xây dựng, hoàn thiện chế độ, tổ chức thực hiện chính sách đối với NLĐ nghỉ hưu đảm bảo hiệu quả hơn phù hợp với thực tiễn phát triển của Đất nước và quốc tế.

Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các nội dung về cách tính lương hưu, tuổi nghỉ hưu, chế độ tử tuất, mức đóng, phương thức đóng BHXH. Về cách tính mức lương hưu quy định lộ trình tăng dần thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% tiến tới NLĐ có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. Luật sửa đổi lần này cũng mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt là các nhóm đối tượng:

NLĐ có hợp đồng lao động từ 01 – 03 tháng và người hoạt động không chuyên

trách ở xã, phường, thị trấn. Bổ sung thêm bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính

sách BHXH tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thực tế người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng được chăm sóc tốt hơn nhờ sự quan tâm ngày càng tăng của gia đình và xã hội. Tuy nhiên một bộ phận lớn NLĐ hết tuổi lao động ở Việt Nam vẫn có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần do không được hưởng lương hưu, nếu có thì thu nhập lương hưu vẫn ở mức thấp, trong khi chế độ phúc lợi xã hội còn hạn chế và nhất là NLĐ chưa có sự chuẩn bị rõ ràng cho tương lai hưu trí của mình.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHẾ ĐỘ LƢƠNG HƢU HÀNG THÁNG THEO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 3.1. Điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện hiệu quả chế độ lƣơng hƣu hàng tháng

3.1.1. Điều kiện về nhận thức của các chủ thể liên quan

Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhận thức và ý thức chấp hành của công dân; đây là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Nhận thức về pháp luật của các tầng lớp nhân dân càng cao thì việc áp dụng, thực thi chính sách trên thực tế càng hiệu quả và ngược lại, nhận thức về pháp luật thấp sẽ là rào cản gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật, đặc biệt là những chính sách mới. Nhận thức của các đối tượng về chính sách BHXH được phân chia thành những mức độ khác nhau phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh kinh tế và địa vị xã hội; bởi vậy việc ban hành các chính sách cần phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp người dân đồng thời đảm bảo tính hợp lý, tính khả thi và tính đồng bộ trong hệ thống chính sách pháp luật của nước ta.

Từ thời điểm Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực cho đến nay, nguyên nhân chính dẫn đến việc NLĐ không tham gia BHXH hoặc đóng BHXH với mức thấp, rất ít NLĐ tham gia hình thức BHXH tự nguyện, thích nhận BHXH một lần hơn nhận lương hưu hàng tháng... là do NLĐ chưa hiểu rõ về mục đích an sinh xã hội của các chính sách BHXH, chưa có được niềm tin vào các chế độ BHXH cũng như thường chú trọng đến lợi ích vật chất trước mắt mà không nhìn ra những lợi ích lâu dài đảm bảo cho tương lai hưu trí của mình. NSDLĐ tuy có hiểu luật nhưng thường tìm cách “lách luật”, trốn đóng hoặc đóng với mức thấp nhất; gây nên tình trạng nợ đóng BHXH của các doanh

nghiệp kéo dài nhiều năm, nguy cơ đổ vỡ quỹ BHXH, xâm hại đến quyền lợi của NLĐ. Dù nhiều biện pháp mạnh đã được thực hiện nhưng số nợ đóng BHXH vẫn không thuyên giảm, thậm chí ngày càng gia tăng. Với kết cấu thị trường lao động như hiện nay, việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị sử dụng lao động tham gia vào hệ thống BHXH là công việc hết sức quan trọng.

Chủ thể của nhận thức bao gồm tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, có thể được phân chia thành ba nhóm:

- Nhận thức của NLĐ: Bao gồm NLĐ làm việc ở khu vực phi Nhà nước; cán bộ, công chức, viên chức; lao động phổ thông, lao động mùa vụ…

- Nhận thức của nhóm NSDLĐ.

- Nhận thức của nhóm cán bộ, nhân viên ngành BHXH.

Để nâng cao nhận thức về chính sách BHXH cần phải phân loại đối tượng để phân tích mức độ ảnh hưởng, khả năng tác động của chính sách đến từng bộ phận; từ đó xây dựng phương pháp, chương trình kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, vận động riêng. Thực tế hiện nay cho thấy nhận thức chung của nhóm đối tượng người lao động (đặc biệt là lao động phổ thông) vẫn còn nhiều hạn chế, không theo kịp với sự biến đổi của các chính sách pháp luật cũng như tồn tại xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở và trong nhiều trường hợp còn kìm hãm, làm chậm bước phát triển của chính sách pháp luật mới. Vì vậy cần thiết phải nâng cao nhận thức của các chủ thể liên quan để cho nhận thức đó có thể vận động theo kịp với sự biến đổi của xã hội, mở đường cho việc áp dụng, thi hành các chính sách mới trong hoạt động thực tiễn.

3.1.2. Điều kiện về thể chế

An sinh xã hội là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; trong đó chính sách BHXH, BHYT là hai trụ cột chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội. Các chính

sách BHXH sẽ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn, tạo khung cho việc tổ chức, triển khai và vận hành pháp luật trong thực tế. Ngoài ra, thể chế còn có tác dụng xác lập địa vị của các chủ thể, trên cơ sở đó hướng dẫn hành vi ứng xử trong mối quan hệ qua lại của các chủ thể, giúp các chủ thể nhận biết được chức trách của mình để có những cách thức ứng xử trong quan hệ và thực hiện nhiệm vụ một cách phù hợp.

Từ Hiến pháp năm 1959 đã quy định rõ quyền của NLĐ được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, mất sức lao động, bệnh tật (Điều 32). Hiến pháp năm 1992 đã định hướng mục tiêu và các nội dung cốt lõi của chính sách đảm bảo an sinh xã hội được ghi nhận tại các Điều 3, 39, 56, 61 và 67; thể hiện sự tôn trọng đối với các quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo đảm về lao động, việc làm và thu nhập. Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Hệ thống quan điểm chỉ đạo về định hướng mục tiêu BHXH liên tục được bổ sung, củng cố thông qua các Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 tại Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa X về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khóa XI số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”; Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 và các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34, Điều 59...) góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an sinh xã hội phù hợp với tiến trình phát triển đất nước. Trước những bất cập và thách thức của hệ thống hưu trí hiện nay cần có những cải cách toàn diện mang tính hệ thống phù hợp với biến đổi dân số và điều kiện

kinh tế của Việt Nam theo hướng:

- Thiết lập thể chế trên cơ sở đảm bảo sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội: Về nguyên tắc việc nghiên cứu, soạn thảo, ban hành thể chế quốc gia là do các cơ quan quyền lực Nhà nước tiến hành song quá trình ấy phải có sự tham gia đầy đủ của người dân, của cộng đồng xã hội. Cần công bố rộng rãi, công khai các dự thảo văn bản pháp quy để người dân dễ tiếp cận và có thể tham gia ý kiến. Cơ quan nhà nước cần tiếp thu một cách chân thành, tránh hình thức, chiếu lệ. Cũng nên khuyến khích phản biện xã hội, để qua đó nghe được ý kiến từ nhiều phía, nhất là ý kiến phản biện của các tổ chức xã hội – những tổ chức của dân, gần dân, nói lên tiếng nói của dân.

- Đảm bảo chất lượng của các chính sách pháp luật: Chất lượng thể chế phụ thuộc lớn vào chất lượng khung khổ pháp luật; vai trò của Chính phủ, mức độ thuận lợi của môi trường vĩ mô và quan trọng hơn đó là năng lực của đội ngũ xây dựng, ban hành thể chế và hiệu lực thực thi của các thể chế. Đồng thời phải tính đến các tác động tới kinh tế xã hội; tác động tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tới hệ thống pháp luật và khả năng tuân thủ quy định của các đối tượng; vấn đề bảo đảm an toàn quỹ BHXH, vấn đề ngân sách nhà nước liên quan đến y tế; đời sống văn hóa xã hội của người nghỉ hưu; vấn đề liên quan tới bình đẳng, bảo đảm công bằng xã hội… Các chính sách có phù hợp và mang lại lợi ích lâu dài cho bản thân NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước và xã hội thì mới có thể đi sâu vào thực tế và thu hút được đông đảo NLĐ tham gia.

- Phải xây dựng cơ chế cụ thể thực thi luật pháp trong thực tế cuộc sống: Gồm nhiều hoạt động như phổ biến, truyền đạt các nội dung và quy tắc của thể chế trong xã hội; triển khai sự vận động của luật lệ, thể chế trong cuộc sống; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực thi thể chế trong thực tiễn; tổ chức hỗ trợ tư pháp cho các chủ thể xã hội để thực sự phục vụ sự vận hành xã hội.

năng, nhiệm vụ được phân công phân cấp rõ ràng [25].

3.1.3. Điều kiện về tổ chức, cán bộ làm công tác BHXH

Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác BHXH đóng vai trò quan trọng, là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của Ngành. Đây là chủ thể xây dựng, triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phận công chức ngành BHXH còn trực tiếp tiếp xúc với người dân, tổ chức để giải quyết những công việc mang tính chất sự vụ, hàng ngày, hàng giờ; bởi vậy hiệu quả của việc triển khai các chính sách mới của BHXH sẽ phụ thuộc vào chất lượng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của lực lượng này.

Trong suốt thời gian qua, Ngành BHXH luôn đề cao nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao của tổ chức, của NLĐ và của xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong giai đoạn 2011 – 2020 là “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên

nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”. Việc nâng cao trình độ chuyên môn,

tinh thần trách nhiệm với công việc của đội ngũ cán bộ, công chức BHXH không chỉ giúp nâng cao tính ổn định và năng động của đơn vị mà còn tạo niềm tin tưởng, thu hút NLĐ tham gia vào các chính sách BHXH.

Tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cơ quan BHXH Việt Nam trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế: Một số đơn vị, cá nhân chưa chủ động, còn lúng túng trong triển khai công việc; tinh thần phối hợp trong công tác chưa chặt chẽ; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức mới chỉ tập trung hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn được giao, chưa tập trung nắm bắt, tìm hiểu về các chủ trương, chính sách mới và kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ lương hưu hàng tháng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và những tác động tới đời sống của người hưởng lương hưu (Trang 71)