Tiếp cận chế độ lương hưu hàng tháng theo bảo hiểm hưu trí bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ lương hưu hàng tháng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và những tác động tới đời sống của người hưởng lương hưu (Trang 62 - 66)

2.1. Chế độ lương hưu hàng tháng theo quy định của Luật BHXH năm 2014

2.1.4. Tiếp cận chế độ lương hưu hàng tháng theo bảo hiểm hưu trí bổ sung

Trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mô hình hệ thống hưu trí ở một số quốc gia, Việt Nam đang nghiên cứu mở rộng hệ thống hưu trí đơn lẻ hiện nay thành hệ thống hưu trí đa tầng, đa trụ cột, từ đó giảm nguy cơ không bền vững của hệ thống, giảm gánh nặng của quỹ BHXH, tăng an sinh xã hội cho người dân. Luật BHXH năm 2014 đã đánh dấu bước phát triển trong nhận thức về xây dựng mô hình BHXH đa tầng khi đưa chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung vào hệ thống BHXH. Nếu bảo hiểm hưu trí bắt buộc đóng vai trò nền tảng, đảm bảo sức thu nhập tối thiểu cho NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu thì bảo hiểm hưu trí bổ sung với vai trò hỗ trợ thêm cho người nghỉ hưu và cũng nằm trong chính sách an sinh xã hội do Nhà nước quản lý và điều tiết. Khoản 7 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá

nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định

của pháp luật”. Bảo hiểm hưu trí bổ sung nhằm tăng thêm thu nhập cho NLĐ

ngoài lương hưu từ hệ thống hưu trí cơ bản hiện hành, từ đó đảm bảo cuộc sống cho họ sau khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu, hết khả năng lao động và cũng góp phần giảm gánh nặng xã hội cho ngân sách Nhà nước. Tài sản hưu trí bổ sung thuộc sở hữu của NLĐ và được quản lý trên tài khoản cá nhân. Với doanh nghiệp, quỹ hưu trí được hạch toán ngoài bảng và do cơ quan giám sát quản lý.

Ngày 01/07/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện. Theo đó chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung thu nhập cho người tham gia quỹ khi đến tuổi về hưu dưới hình thức tài khoản hưu trí cá nhân, được đầu tư và tích lũy theo quy định của pháp luật. Điều 6 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia đóng góp chương trình hưu trí gồm:

- NSDLĐ đóng góp cho NLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động. - NLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

NLĐ có thể lựa chọn một trong hai phương thức tham gia đóng góp gồm: Tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua NSDLĐ và tham gia đóng góp trực tiếp cho chương trình hưu trí.

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện (được điều chỉnh theo Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện ban hành ngày 20/08/2013) và bảo hiểm hưu trí bổ sung đều hoạt động trên cơ sở tinh thần tự nguyện của NLĐ mong muốn có một nguồn thu nhập khi về hưu, đều là đóng góp của người tham gia như một tài khoản cá nhân, tài sản hình

thành trên tài khoản này đều thuộc sở hữu của người tham gia bảo hiểm và có quyền sử dụng khi đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, có thể phân biệt hai hình thức này qua các đặc điểm khác nhau như sau:

- Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là sản phẩm thương mại do các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp cho khách hàng tự nguyện tham gia. Bảo hiểm hưu trí bổ sung lại là một chính sách BHXH của Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội, người tham gia chỉ tự nguyện ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ bắt buộc phải đóng. Việc tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung được hai bên NLĐ và NSDLĐ thống nhất trong thỏa ước lao động tập thể.

- Đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện là bất kỳ cá nhân NLĐ, hoặc nhóm NLĐ nào có nhu cầu. Còn với bảo hiểm hưu trí bổ sung đối tượng tham gia được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.

- Về mức đóng, với bảo hiểm hưu trí tự nguyện phụ thuộc vào ý chí cá nhân hoặc chủ sử dụng lao động. Nhưng với bảo hiểm hưu trí bổ sung tỷ lệ đóng góp quy định trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể và nằm trong giới hạn nhất định. Đối với bảo hiểm tự nguyện, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu tại hợp đồng bảo hiểm, ngoài ra công ty có thể chia thêm lãi tùy thuộc vào kết quả kinh doanh. Trong khi đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư sẽ chi trả cho người tham gia.

- Thời gian tối thiểu để hưởng hưu trí đối với bảo hiểm tự nguyện dựa trên thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và NLĐ tham gia, còn bảo hiểm hưu trí bổ sung thời gian tham gia tối thiểu để được hưởng 100% hưu trí bổ sung là 10 năm.

Mặc dù có những sự điều chỉnh khác nhau song hai hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung đều hướng đến mục tiêu tạo nguồn thu nhập ổn định cho người cao tuổi khi về hưu, đảm bảo an sinh xã

hội. Việc hình thành và phát triển cả hai loại hình bảo hiểm này sẽ bổ sung thêm trụ cột vào hệ thống hưu trí đơn lẻ hiện nay, giúp cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam dần trở thành hệ thống đa trụ cột, đem lại sự bền vững và đảm bảo tính đầy đủ hơn cho hệ thống hưu trí, từ đó giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH. Xu hướng trên thế giới cũng cho thấy thu nhập của người nghỉ hưu từ hưu trí cơ bản sẽ giảm dần, thu nhập từ hưu trí tự nguyện, hưu trí bổ sung sẽ tăng dần khi nền kinh tế phát triển. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng sẽ giải quyết được những rủi ro khác nhau có liên quan đến vấn đề già hóa dân số (đa dạng hóa nguồn lương hưu cho NLĐ, giảm áp lực đối với hưu trí cơ bản...) tốt hơn hệ thống hưu trí đơn tầng (chỉ có BHXH cơ bản).

Dù thấy rõ lợi ích của xu hướng hưu trí đa tầng nhưng việc triển khai gần như cùng lúc hai loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện cũng gặp phải nhiều khó khăn, nhất là đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ trong việc thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện sao cho phù hợp với điều kiện, bối cảnh của Việt Nam và đảm bảo tính hiệu quả cao. Bên cạnh đó, khái niệm bảo hiểm hưu trí bổ sung vẫn còn rất xa lạ đối với NLĐ, NSDLĐ và cả cán bộ làm công tác BHXH; dẫn đến nhiều khó khăn trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chế độ hưu trí bổ sung trên thực tế trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Tác động của chế độ lƣơng hƣu hàng tháng theo quy định của Luật BHXH năm 2014 tới đời sống của ngƣời hƣởng lƣơng hƣu

Người hưởng lương hưu và chính sách về bảo hiểm hưu trí có mối quan hệ tương quan, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Bộ phận dân số già là đối tượng của chế độ hưu trí, việc tăng hay giảm cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của cả hệ thống bảo hiểm hưu trí. Ngược lại chính sách hưu trí hiệu quả sẽ góp phần ổn định đời sống của người cao tuổi, từ đó đảm bảo an sinh xã hội. Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta

không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, nhất là hệ thống chính sách BHXH, BHYT cho NLĐ, người nghỉ hưu. Tuy nhiên theo dự báo của Qũy dân số thế giới UNFPA – 2012 đến năm 2025 Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ dân số già. Bối cảnh đó diễn ra trong thời điểm nền kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển khiến việc đảm bảo cho người cao tuổi được sống vui, sống khỏe, sống có ích gặp phải nhiều khó khăn. Bởi vậy các chính sách về BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vật chất, đời sống tinh thần của NLĐ.

Theo số liệu thống kê năm 2013 hàng tháng BHXH Việt Nam quản lý, tổ chức chi trả kịp thời cho hơn 2,3 triệu người hưởng lương hưu thuộc 02 nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước và Qũy BHXH đảm bảo [10]. Tuổi thọ tăng, người già sống lâu hơn làm cho tỷ lệ phụ thuộc người già tăng (từ 8,3% năm 1989 lên 10,3% năm 2012); trở thành gánh nặng về tài chính không chỉ đối với dân số trong độ tuổi có khả năng lao động mà cả Chính phủ và hệ thống BHXH quốc gia [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ lương hưu hàng tháng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và những tác động tới đời sống của người hưởng lương hưu (Trang 62 - 66)