3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chế độ lương hưu hàng tháng ở Việt
3.2.2. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của chế
độ lương hưu hàng tháng và pháp luật về lương hưu hàng tháng
Trong năm 2015, Ngành BHXH đã có nhiều thỏa thuận, chương trình phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan truyền thông báo, đài được ký kết; nội dung, hình thức tuyên truyền được nghiên cứu, xây dựng phong phú, tập trung vào việc phổ biến, giải thích, hướng dẫn những điểm mới của chế độ lương hưu hàng tháng và các quy định liên quan. Các chủ trương, chính sách và các hoạt động chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như tình hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị… thường xuyên được cập nhật rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo thống kê năm 2015 BHXH các địa phương tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức khoảng 1.500 hội nghị, tọa đàm, tư vấn, đối thoại chính sách BHXH, BHYT. Những buổi tư vấn, đối thoại trực tiếp đã giúp chủ sử dụng
lao động, NLĐ cũng như nhân dân hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH, BHYT. Tuy nhiên công tác tuyên truyền các chính sách BHXH nói chung và chế độ lương hưu hàng tháng nói riêng vẫn còn một số hạn chế. Ở một số nơi (nhất là vùng sâu, vùng xa, các địa phương nghèo...) công tác này chưa thật thường xuyên, nội dung chưa thật phong phú, chưa đủ liều lượng để NLĐ và NSDLĐ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như tạo được sự thu hút để NLĐ tự nguyện tham gia.
Để đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của chế độ lương hưu hàng tháng và pháp luật về lương hưu hàng tháng cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau:
- Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về hình thức và nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách BHXH, đặc biệt có sự tác động tích cực và hiệu quả đối với khu vực ngoài quốc doanh. Phối hợp với các cơ quan báo, đài, địa phương đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng tham gia BHXH như tổ chức các cuộc đối thoại, chính sách trực tiếp, xây dựng phóng sự, các buổi tọa đàm, chuyên mục…
- Phân loại từng nhóm đối tượng để đưa ra cách thức tuyên truyền phù hợp, đánh trúng tâm lý và giải đáp được những băn khoăn của NLĐ (đặc biệt là NLĐ làm việc không ổn định, NLĐ có thu nhập thấp...). Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận phản hồi ý kiến của NLĐ và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách BHXH; cần thiết phải có sự phổ biến rộng rãi đến mỗi NLĐ để họ thấy rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm trong việc tham gia các loại hình BHXH.
- Các cơ quan thực thi pháp luật BHXH tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn tại cơ sở nhằm tác động có hiệu quả tới nhận thức và trách nhiệm thực hiện của các đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH. Cần trang bị tốt về
kỹ năng và kiến thức BHXH cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi BHXH để họ có đủ khả năng truyền đạt, giải thích và đề xuất trong việc sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan đến BHXH có được từ các cơ sở đơn vị khi tiến hành tuyên truyền tập huấn. Xây dựng nội dung tuyên truyền bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH; bám sát thực tiễn, nắm bắt dư luận xã hội, phát hiện những bất cập trong chính sách và triển khai thực hiện BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện để khắc phục kịp thời.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra BHXH. Cơ quan BHXH cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và NLĐ phải tham gia BHXH nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHXH đặc biệt khu vực ngoài nhà nước. [17; tr 97]