Loại trừ các yếu tố lạc hậu của luật tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề về luật tục và mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 98 - 107)

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực của luật tục trong

3.2.1.3.Loại trừ các yếu tố lạc hậu của luật tục

Bên cạnh những yếu tố tích cực, luật tục còn có một số ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và không phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay, do vậy chúng ta cũng cần phải có những biện pháp để loại trừ các yếu tố tiêu cực của luật tục.

Chúng tôi cho rằng trong xã hội hiện nay có rất nhiều yếu tố thách thức đến sự tồn tại của luật tục như: sự hội nhập về kinh tế, văn hoá; quá trình di dân tự do giữa các vùng miền; sự phát triển của các mối quan hệ, giao dịch trong xã hội … đây là những yếu tố làm cho các quy định của luật tục dần trở nên không phù hợp và sự thay thế luật tục là một tất yếu. Tuy nhiên sự thay thế này không mang tính chất "cơ học", tức là xoá sạch hết các quy định của luật tục mà các quy định phù hợp của luật tục sẽ dần được thừa nhận trong hệ thống các quy

phạm xã hội chung mà chủ yếu là trong các đạo luật, khi đó các quy phạm này không còn chỉ được áp dụng bó hẹp trong phạm vi một cộng đồng dân cư nhỏ lẻ mà nó sẽ được áp dụng trong phạm vi cả một quốc gia. Chính vì vậy, đồng thời với việc quan tâm thúc đẩy phát triển kinh tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta cũng cần tính toán một cách đầy đủ về sự tác động của kinh tế thị trường đối với đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, trong đó có việc kết hợp các yếu tố tích cực của tăng trưởng kinh tế để nâng cao nhận thức về văn hoá, dần dần loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục trong đời sống.

3.2.1.4. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để loại trừ các yếu tố tiêu cực, không phù hợp của luật tục thì một trong các biện pháp chủ yếu cần thực hiện đó là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chỉ thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chúng ta mới có thể giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu và làm theo pháp luật, qua đó dần thay thế các quy định của luật tục bằng các quy định của pháp luật. Để làm được điều này, chúng ta cũng cần có sự đổi mới về phương pháp, đó là thay vì thực hiện một cách dàn trải, chúng ta sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng, phân tích rõ để họ hiểu những tác dụng, ưu thế của việc tuân thủ pháp luật, coi họ là "hạt nhân" để tiến hành việc mở rộng nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật trong đồng bào. Mặt khác, cũng cần thực hiện đồng thời việc trang bị các kiến thức, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về luật tục cho đội ngũ cán bộ cơ sở, từ đó mới có thể đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong đồng bào được cụ thể, cặn kẽ và kịp thời phát hiện, xử lý

các vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở. Đồng thời quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mạng Internet, chú trọng ứng dụng các công nghệ mới để có thể tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật đến người dân được nhanh nhất. Giải quyết tốt những vấn đề nêu trên, chúng ta mới có thể đảm bảo được tính dân chủ của pháp luật và thực hiện sự nhất thể hoá vai trò của pháp luật trong đời sống thực tế, một yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể xây dựng nên nhà nước pháp quyền ở nước ta.

3.2.2. Về phía các nhà khoa học, các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý

3.2.2.1. Về phía các nhà khoa học

Đã đến lúc các nhà khoa học, đặc biệt là trong giới khoa học luật chúng ta cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn về sự cần thiết của việc nghiên cứu luật tục, coi đây là một đặc thù của việc nghiên cứu pháp lý ở nước ta. Nói cách khác, chúng ta không thể xây dựng nên một hệ thống quan điểm khoa học pháp lý đầy đủ và toàn diện và phản ánh đúng thực tế khách quan ở Việt Nam nếu như không tính đến mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật. Chính vì vậy, các nhà luật học rất cần có sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu về luật tục một cách có hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về luật tục, từ đó đưa ra những giải đáp thấu đáo về thực tiễn luật tục ở nước ta, điều này cũng rất cần phải có sự tận dụng, kế thừa các thành tựu, kết quả sưu tầm, nghiên cứu, các thông tin về luật tục của các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác như: sử học, văn hoá, dân tộc học … Có như vậy mới có thể trang bị những cơ sở nền tảng lý luận một cách đầy đủ về luật tục nói riêng và pháp luật nói chung.

3.2.2.2. Về phía các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý

Chúng ta cũng rất cần quan tâm đến việc đào tạo cho các sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý những kiến thức cơ bản về luật tục,

coi đây là một môn học cần thiết để trang bị cho những nhà luật học tương lai những hiểu biết về luật tục và có thể đem vận dụng vào thực tiễn công tác nghiên cứu, xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật sau này. Do vậy, về phía các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý cũng cần quan tâm, xem xét để sớm xây dựng hệ thống giáo trình môn học về luật tục để tiến tới đào tạo cho sinh viên, học viên một cách cơ bản và đầy đủ hơn trong vấn đề này.

KẾT LUẬN

Với những vấn đề đã nêu trong luận văn này, tác giả mong muốn đưa ra những quan điểm, phân tích một số vấn đề về luật tục và mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở nước ta hiện nay, qua đó chứng minh tính cần thiết của việc nghiên cứu luật tục dưới góc độ khoa học pháp lý. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị, giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề về luật tục trong đời sống thực tiễn ở nước ta.

Tác giả nhận thức được rằng việc thực hiện nghiên cứu về luật tục là một vấn đề rất rộng, đòi hỏi cần phải có sự tìm kiếm, sưu tầm công phu và tỉ mỉ, với khuôn khổ và điều kiện có hạn của luận văn thì các quan điểm, các ví dụ dẫn chứng đưa ra còn chưa nhiều, do vậy cũng đã có ảnh hưởng nhất định đến chiều sâu, mức độ nghiên cứu của luận văn. Chính vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học cùng có chung mối quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, từ đó giúp cho tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện việc nghiên cứu về luật tục trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các văn bản pháp quy

1. Bộ luật Dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. 2. Bộ luật Hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999. 3. Luật Bảo vệ môi trường nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2005.

4. Luật Hôn nhân và Gia đình nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000.

Các tác phẩm

5. Phan Xuân Biên chủ biên (1998), Văn hoá và xã hội người Raglai ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Phan Xuân Biên (1983), Xã hội cổ truyền của người Mạ qua một số đặc điểm hôn nhân và gia đình, Sở Văn hoá Lâm Đồng xuất bản, Lâm Đồng. 7. Trần Văn Bổn (1999), Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng

sông Cửu Long, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

8. Phan Hữu Dật chủ biên (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

9. Phan Hữu Dật (1999), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Khổng Diễn chủ biên (1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Khổng Diễn chủ biên (1999), Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

12. Khổng Diễn chủ biên (2000), Dân tộc La Hủ ở Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

13. Khổng Diễn chủ biên (2001), Dân tộc Si La ở Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

14. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Phạm Hảo - Trương Minh Dục đồng chủ biên (2003), Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Quang Hoan - Hùng Đình Quý đồng chủ biên (1999), Văn hoá truyền thống người Dao ở Hà Giang, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 17. Nguyễn Thế Huệ (2002), Dân số và phát triển của dân tộc Brâu và Rơ

Măm ở Tây Nguyên, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

18. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đỗ Hồng Kỳ (2001), Những khía cạnh văn hoá dân gian M’nông Nong, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

20. Hoàng Xuân Lương (2000), Văn hoá người Mông ở Nghệ An, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

21. Phan Đăng Nhật chủ biên (1999). Luật tục Jrai, Sở Văn hoá Thông tin Gia Lai xuất bản, Gia Lai.

22. Phan Đăng Nhật (1999), Vùng sử thi Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

23. Ngô Đức Thịnh chủ biên (1996), Luật tục Êđê, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Ngô Đức Thịnh chủ biên (1998), Luật tục M'nông, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng đồng chủ biên (1998), Luật tục Thái, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

26. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1981), Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1997), Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các bài báo, trích kỷ yếu hội thảo, báo cáo dự án, tài liệu sƣu tầm trên mạng Internet

28. Vũ Ngọc Bình (1999), Vai trò luật tục của đồng bào bản địa trong việc phát triển nông thôn ở Gia Lai, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục

và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

29. Lê Trọng Cúc, Jamienson, Neil L, A.Terry Ram bo, Những khó khăn trong sự phát triển ở vùng miền núi Việt Nam, báo cáo đặc biệt của Trung tâm Nghiên cứu Đông - Tây số 6/1998, Honolulu, Hawaii.

30. Phan Đại Doãn - Bùi Xuân Đính (1999), Ba thời kỳ phát triển của hương ước, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

31. Lê Sĩ Giáo (1999), Tập quán truyền thống về sử dụng đất tự nhiên của một số tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Vũ Ngọc Khánh (1999), Lệ làng theo dòng lịch đại, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Xuân Kính (1999), Từ luật tục qua hương ước đến luật pháp,

trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Kiều Thu Hoạch (1999), Hương ước và giá trị văn hoá (qua các văn bản hương ước Hà Tây cổ truyền), trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

35. Văn Món (1999), Luật tục người Chăm và pháp luật trong vấn đề hôn nhân và gia đình hiện nay, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Phan Đăng Nhật (1999), Nguồn gốc và bản chất luật tục Tây Nguyên,

trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Phan Đăng Nhật, Từ thực tế luật tục Jrai, Tạp chí Dân tộc và Miền núi số tháng 7/1996.

38. Hoàng Thị Kim Quế (1999), Một số vấn đề về luật tục và pháp luật ở Đắk Lắk hiện nay, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông

39. Nguyễn Thế Sang (1999), Luật tục Raglai về bảo vệ môi trường sinh thái,

trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

40. Ngô Đức Thịnh (1999), Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

41. Ngô Đức Thịnh, Luật tục Tây Nguyên - một di sản văn hoá đáng trân trọng, Tạp chí Cộng sản số 5/1999.

42. Ngô Đức Thịnh, Luật tục và việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Tạp chí Văn hoá dân gian số 4/1998.

43. Chamaliaj Tiến (1999), Luật tục Raglai đối với các vấn đề liên quan đến gia súc, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Vương Xuân Tình (1999), Luật tục của các dân tộc Tày, Nùng với vấn đề quản lý xã hội và nguồn tài nguyên, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Hoàng Xuân Tý (1999), Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất, khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Trần Vũ (1999), Luật tục Raglai đối với hành vi trộm cắp lừa gạt tài sản công dân, trích kỷ yếu Hội thảo khoa học "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Uỷ ban Dân tộc (CEM) phối hợp với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) (2006), Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra nghiên cứu điểm về quyền sử dụng đất của người dân vùng cao và dân tộc ít người tại các tỉnh: Cao Bằng, Đắk Lắk, Lai Châu, thuộc dự án "Sáng kiến khu vực về tăng cường đối thoại chính sách về quyền của người dân vùng cao và dân tộc ít người với đất đai (RAS 04/001)", Hà Nội.

48.Uỷ ban Dân tộc - Vụ Chính sách dân tộc (2005), Một số vấn đề về bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi, (tài liệu tham khảo), Hà Nội.

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề về luật tục và mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 98 - 107)