Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 29 - 32)

Trong quan hệ lao động, đôi khi vẫn xảy ra những bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đó thường là những vấn đề liên quan đến việc áp dụng các quy định của pháp luật lao động hoặc các vấn đề liên quan đến thiết lập, bổ sung các điều kiện sử dụng lao động mới, có lợi cho người lao động so với quy định của pháp luật. Những tranh chấp như vậy phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, sao cho, giải quyết xong quan hệ lao động được khôi phục lại, người lao động và người sử dụng lao động tiếp tục hợp tác, tiến hành bình thường các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề quan trọng, mang tính cấp thiết. Tùy theo tính chất, mức độ mâu thuẫn, có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản như thương lượng, hòa giải, trọng tài hay Tòa án.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp sớm nhất, thông dụng phổ biến nhất và được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn khi có tranh chấp xảy ra. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên cùng bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ ba. Thực chất, thương lượng được thực hiện bởi cơ chế giải quyết nội bộ và hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên mà khơng có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hoặc bên thứ ba. Vì thế, tính tự do định đoạt của các bên được tôn trọng tối đa. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thương lượng ở chỗ các bên không chịu sự ràng buộc của bất kỳ thủ tục pháp lý hay những quy định cứng nhắc của pháp luật. Bên cạnh đó, tính linh hoạt, mềm dẻo, đơn giản, ít tốn kém, không gây ra ảnh hưởng xấu trong quan hệ kinh doanh cũng là những ưu

điểm nổi bật của phương pháp này. Tuy nhiên, phương pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng cũng có những hạn chế nhất định. Thương lượng thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn tồn vào thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp. Ngoài ra, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc. Do vậy dù các bên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi vẫn phụ thuộc hồn tồn vào sự tự nguyện thi hành của các bên. Với những hạn chế này, thương lượng dễ bị lạm dụng để trì hỗn nhằm kéo dài tranh chấp.

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm những giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Điểm khác biệt của hòa giải với thương lượng là có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, bên thứ ba này chỉ đóng vai trị làm trung gian, có thể giúp các bên ngồi lại với nhau, có thể đề xuất những giải pháp nhưng khơng có quyền quyết định hay áp đặt bất kỳ vấn đề gì. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cũng có nhiều ưu điểm như phương thức thương lượng bởi tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Do đó nó được pháp luật các nước áp dụng khá rộng rãi. Ưu điểm vượt trội của phương pháp hòa giải được thể hiện bởi sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể đưa ra những đề xuất giúp các bên thêm nhiều lựa chọn cho vấn đề đang tranh chấp. Đồng thời, kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi bên thứ ba nên mức độ tơn trọng và tính tự nguyện tn thủ các cam kết có thể cao hơn so với thương lượng. Bên cạnh những ưu điểm trên, hòa giải có những hạn chế nhất định. Đó là, dù có sự trợ giúp của bên thứ ba nhưng các bên khơng thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm phán cũng như thực hiện các cam kết thì cũng khó đạt kết quả như mong đợi. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều mơ hình hịa giải khác nhau:

- Hòa giải tự nguyện (Anh, Mỹ): trong hịa giải tự nguyện các bên có quyền sử dụng hoặc khơng sử dụng các dịch vụ hịa giải của Chính phủ.

- Hòa giải bắt buộc (Hàn Quốc, Malayxia, Việt Nam): các bên tranh chấp phải sử dụng bộ máy hịa giải của Chính phủ.

Trọng tài cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn khi có tranh chấp xảy ra. Tương tự như phương thức giải quyết Tranh chấp lao động bằng hịa giải, phương thức trọng tài cũng có sự tham gia của bên thứ ba để giúp các bên dàn xếp những bất đồng, làm dịu đi sự căng thẳng vốn có giữa các bên, giúp các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này so với thương lượng và hòa giải là phán quyết của trọng tài có khả năng ràng buộc thi hành đối với các bên. Do vậy, phương thức giải quyết tranh chấp này trong lĩnh vực hoạt động cũng là một trong những phương thức mà các bên ưa lựa chọn bởi giá trị pháp lý cao của phán quyết. Hiện nay trên thế giới, người ta thường sử dụng phương pháp trọng tài và được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp theo sự lựa chọn. Trọng tài ngày nay đã phát triển thành nhiều biến thể khác nhau:

- Trọng tài tự nguyện:

+ Trọng tài tự nguyện đưa ra phán quyết không bắt buộc thực hiện + Trọng tài tự nguyện đưa ra phán quyết bắt buộc thực hiện

- Trọng tài bắt buộc: là việc xử một tranh chấp mà khơng cần có sự đồng ý của các bên liên quan và đưa ra phán quyết bắt buộc.

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp lao động được các bên lựa chọn khi các phương thức trên không đạt được kết quả như mong đợi. Khi lựa chọn Tòa án, các bên mong muốn bên thứ ba là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra can thiệp, giải quyết những mâu thuẫn của mình. Phán quyết

của Tịa án có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Đây chính là ưu điểm vượt trội của phương thức này so với các phương thức trên. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp tại Tòa án có nhiều hạn chế. Đó là thủ tục giải quyết tranh chấp phức tạp, tốn kém nhiều thời gian trong khi mâu thuẫn trong quan hệ lao động là những mâu thuẫn bức bách, cần phải giải quyết kịp thời. Sự kéo dài trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)