doanh nghiệp
Nhà nước là bên thứ ba trong quan hệ lao động định ra thể chế giúp quan hệ lao động phát triển một cách văn minh, hài hịa về lợi ích, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đồng thời, Nhà nước phải có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật lao động và làm trọng tài của các bên khi giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, ở trung ương là Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và ở địa phương là Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chưa thực hiện tốt chức năng này. Qua số liệu của của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, "Thanh tra lao động cả nước chỉ có 432 người (Thanh tra viên 223, cán bộ thanh tra 209 người)" [43], trung bình mỗi cán bộ thanh tra phụ trách 900 doanh nghiệp nên ít nhất là 3,5 năm doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra 1 lần và nếu phát hiện vi phạm thì mức xử phạt tối đa cho mỗi hành vi vi phạm chỉ 20 triệu VNĐ (Bắt đầu từ tháng 7/2010, mức xử phạt này được sửa đổi nâng lên 30 triệu). Đây là nguyên nhân Người sử dụng lao động thường xuyên vi phạm pháp luật lao động mà không bị phát hiện, xử lý nghiêm. Do vậy, một phần trách nhiệm Cơng đồn cơ sở không thực hiện được vai trò đại diện thuộc về cơ quan quản lý nhà nước. Chính phủ phải tổ chức thực thi, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động tại doanh nghiệp thật sự nghiêm minh và công bằng hơn, qui định trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp thiếu trách nhiệm trong công tác thanh tra, giám sát để dẫn đến đình cơng.
Tóm lại khi Cơng đồn cơ sở khơng có động cơ khuyến khích bảo vệ người lao động, cơ quan quản lý nhà nước lại không kịp phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của người sử dụng lao động thì Cơng đồn cơ sở khơng thể thực hiện tốt chức năng của mình.