1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng pháp luật về ưu đãi xã hội ở Việt Nam
2.2.3. Về nguồn tài chính thực hiện ưu đãi
Bằng nguồn tài chính hỗ trợ từ Trung ương, thành phố, quận, huyện… và sự đóng góp của nhân dân như quỹ ngày công lao động công ích, quỹ đền ơn đáp nghĩa, sự ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan – doanh nghiệp và các cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” và là những tấm gương tiêu biểu trong công tác đền ơn đáp nghĩa trên cả nước. Những ưu đãi, trợ cấp của người có công và thân nhân của họ theo qui định của pháp luật hiện hành là khá đầy đủ và toàn diện. Nó đã khẳng định được tầm quan trọng của sự cống hiến, hy sinh của những người có công, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong công tác chăm sóc hỗ trợ người có công; thể hiện rõ truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở nước ta.
Nhằm tập trung tài chính từ sự đóng góp, ủng hộ của cộng đồng, pháp luật cũng qui định thành lập quỹ “Đề ơn đáp nghĩa” từ trung ương đến cấp địa phương do Mặt trận tổ quốc Việt nam chủ trì tổ chức và quản lý hoạt động. Quỹ này không thuộc ngân sách Nhà nước và được hạch toán báo cáo theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Thời gian qua, quỹ “Đền ơn
đáp nghĩa” đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao đời
sống người có công, đặc biệt hỗ trợ nhiều trong việc xây dựng và sửa chữa nhà ở, tu bố nghĩa trang, thăm viếng mộ liệt sĩ, giúp đỡ con em thương binh, liệt sĩ học tập…