CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẾT QUYỀN
3.4 NHữNG KIếN NGHị HOÀN THIệN PHÁP LUậT
3.4.4 xuất sửa đổi một số quy định về nhập khẩu song song đối với các mặt
các mặt hàng quan trọng
Đối với thực tiễn nền kinh tế của nƣớc ta, hoạt động nhập khẩu song song là một nguồn quan trọng nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng. Nhập khẩu song song có thể diễn ra với rất nhiều loại hàng hóa, đối với thị trƣờng là nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam thì các ngành hàng gây tranh cãi nhiều có thể nói đến dƣợc phẩm và ô tô. Với những quy định hiện hành về nhập khẩu song song đối với các loại hàng hóa này, thực tế cho thấy còn một số vƣớng mắc gây cản trở hoạt động nhập khẩu.
Cụ thể, đối với mặt hàng ô tô, Thông tƣ số 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 của Bộ Công Thƣơng về quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở ngƣời loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống đặt ra yêu cầu với các thƣơng nhân muốn nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó. Trên thực tế, hành vi nhập khẩu song song chỉ đòi hỏi hàng hóa bán ra thị trƣờng là hàng hóa hợp pháp và giữa nhà nhập khẩu và nhà sản xuất không bắt buộc phải có mối quan hệ hợp đồng nào. Vì vậy yêu cầu nhà nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là một đòi hỏi thiếu cơ sở thực tế. Tuy nhiên nhƣ đã nói ở Chƣơng trƣớc, việc chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu song song là nghĩa vụ của nhà nhập khẩu, do đó, thay vì quy định nhƣ Thông tƣ 20/2011/TT-BCT thì yêu cầu đối với nhà nhập khẩu nên dừng lại ở đòi hỏi phải xuất trình đƣợc giấy chứng nhận chất lƣợng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế nhập khẩu hoặc phiếu kiểm tra chất lƣợng xuất xƣởng. Quy định này có
thể đƣa vào Thông tƣ quy định về kiểm tra chất lƣợng an toàn kĩ thuật và bảo vệ
môi trƣờng xe cơ giới nhập khẩu của Bộ Giao thông vận tải.17
Một loại hàng hóa nữa trên thị trƣờng cần đƣợc lƣu ý đó chính là dƣợc phẩm. Hiện nay dự thảo hƣớng dẫn Luật Dƣợc đang trong quá trình soạn thảo, tại Điều 70 Nghị định này đòi hỏi các loại thuốc muốn đƣợc nhập khẩu song song phải đƣợc cơ quan y tế có thẩm quyền tại nƣớc nhập khẩu cấp giấy phép nhập khẩu hoặc cấp giấy đăng kí lƣu hành. Song song trong Nghị định đó, Điều 76 đƣa ra một điều kiện nữa đặt ra đối với thuốc nhập khẩu song song là thuốc phải đƣợc nghiên cứu độ ổn định trong vùng khí hậu 4b (là vùng khí hậu nóng ẩm, tƣơng ứng với Việt Nam). Cả hai điều kiện này khi kết hợp lại sẽ dẫn đến một thực tế là các loại thuốc nhập khẩu song song vào Việt Nam chỉ có thể đáp ứng đƣợc một trong hai điều kiện chứ không thể cùng lúc đạt đƣợc cả hai, nguyên nhân là do các quốc gia cấp đăng kí lƣu hành đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì không nằm trong khu vực khí hậu 4b (mà chủ yếu là các quốc gia ôn đới với điều kiện khí hậu khác biệt với Việt Nam). Tóm lại, với hai điều kiện này thì mục đích nhập khẩu song song thuốc để giảm giá thành, ngƣời dân đƣợc tiếp cận với dƣợc phẩm giá rẻ là không đạt đƣợc. Vì vậy, để các quy định tránh gây trở ngại trên thực tế, Dự thảo Nghị định hƣớng dẫn Luật Dƣợc nên loại bỏ một trong hai điều kiện nói trên.
17
Dựa trên Công văn ngày 5/9/2016 của VCCI gửi Bộ Giao thông Vận tải về góp ý kiến một số nội dung về dự thảo Thông tƣ quy định về kiểm tra chất lƣợng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe cơ giới nhập khẩu.
Kết luận chƣơng 3
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hết quyền SHTT là điều cần thiết nhƣng chƣa đủ. Điều quan trọng là làm thế nào để thực thi pháp luật một cách hiệu quả. Tiến trình hoàn thiện pháp luật về hết quyền SHTT phụ thuộc và nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này của các chủ thể có liên quan. Pháp luật về hết quyền chỉ là công cụ hữu ích phục vụ cho mục tiêu quốc gia khi cơ chế thực thi đƣợc thiết lập và duy trì. Đối với Việt Nam, thực thi pháp luật nói chung là điểm yếu nhất. Do đó, bên cạnh hoàn thiện pháp luật, nhiệm vụ đặt ra là xây dựng cơ chế thực thi pháp luật thích đáng, nâng cao nhận thức về giá trị của hết quyền SHTT và những vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó, những khác biệt trong hệ thống pháp luật Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới sẽ tạo ra những rào cản cho thƣơng mại quốc tế và ảnh hƣởng xấu đến cạnh tranh. Do đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về những vấn đề liên quan đến hết quyền SHTT thực sự cần thiết và các thỏa thuận song phƣơng hoặc các thỏa thuận khu vực có thể là một trong các giải pháp giúp hài hòa hóa các khác biệt còn tồn tại.
KẾT LUẬN
Hết quyền SHTT không còn là vấn đề mới đối với hầu hết các nƣớc trên thế giới, tuy nhiên đây vẫn là một trong những đề tài liên quan đến SHTT gây tranh luận gay gắt nhất và có lẽ là một trong những vấn đề SHTT liên quan nhiều nhất đến thƣơng mại. Do đó, vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu không chỉ dƣới góc độ pháp luật mà còn là kinh tế, cạnh tranh… Thuyết hết quyền đƣợc hình thành từ những phán quyết của Tòa án và hiện nay đƣợc các quốc gia chuyển tải vào hệ thống các quy định pháp luật. Thuyết hết quyền đƣợc tạo ra nhằm kiểm soát tính độc quyền của quyền SHTT. Thuyết này xác định thời điểm chấm dứt quyền SHTT của chủ thể nắm giữ quyền SHTT đối với sản phẩm cụ thể đƣợc bảo hộ quyền SHTT. Theo thuyết hết quyền SHTT, hết quyền SHTT xảy ra khi sản phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này. Hệ quả là, chủ thể nắm giữ quyền SHTT mất quyền kiểm soát sự lƣu thông tiếp theo của sản phẩm, bao gồm việc sử dụng, tặng cho, bán lại sản phẩm… Bên cạnh đó, quyền kiểm soát hoạt động xuất – nhập khẩu sản phẩm của chủ thể nắm giữ quyền SHTT về nguyên tắc cũng không còn khi cơ chế hết quyền khu vực hoặc hết quyền quốc tế đƣợc áp dụng.
Đi sâu vào tìm hiểu pháp luật Việt Nam về vấn đề này, ta nhận thấy Việt Nam công nhận thuyết hết quyền quốc tế, hệ quả tiếp theo là thừa nhận hoạt động nhập khẩu song song. Cụ thể pháp luật Việt Nam có các quy định không ngăn cản hoạt động nhập khẩu song song với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, chỉ dẫn địa lí; đối với quyền tác giả thì pháp luật Việt Nam chƣa có các quy định cụ thể. Ngoài những đối tƣợng SHTT đó, Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển khác đều rất quan tâm đến một số loại hàng hóa đặc biệt nhƣ dƣợc phẩm. Việc đƣa ra các quy định riêng đối với lĩnh vực nhập khẩu song song dƣợc phẩm thể hiện rằng đây là lĩnh vực đặc thù và rất nhạy cảm, có
tác động rõ rệt đến nền kinh tế và đời sống nên cần có quy định riêng. Tuy nhiên các văn bản nói trên vẫn chƣa đầy đủ và cần hoàn thiện hơn nữa để cân bằng quyền lợi tốt hơn giữa chủ thể nắm giữ quyền SHTT (trong lĩnh vực dƣợc phẩm là sáng chế, nhãn hiệu…) với ngƣời tiêu dùng.
Thực tế đặt ra yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện pháp luật, và đặc biệt là hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật toàn diện, thống nhất và khả thi hơn. Việc hoàn thiện này phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu hội nhập quốc tế, làm cho pháp luật quốc gia hoàn toàn tƣơng thích với các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Hiệp định TRIPS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục văn bản pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 1995
2. Bộ luật Dân sự 2005
3. Luật SHTT 2005
4. Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về
sở hữu công nghiệp
5. Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 hƣớng dẫn thi hành một số quy định
về quyền tác giả
6. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
7. Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa – thông tin
8. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp
9. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
10. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
11. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
12. Thông tƣ số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 của Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trƣờng về hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP
13. Thông tƣ số 27/2011/TT-BVHTT ngày 10/5/2001 của Bộ Văn hóa thông
14. Thông tƣ số 37/2011/TT-BKHCN hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
15. Hiệp định TRIPS về một số khía cạnh của quyền SHTT liên quan đến
thƣơng mại của WTO
II. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
16. Nguyễn Tú Anh (2005) Gia nhập WTO và các vấn đề liên quan đến bảo
vệ quyền SHTT ở Việt Nam, Tạp chí Quản lí kinh tế, N03, tr46
17. Phạm Duy Nghĩa (2005), Tản mạn về Dự luật SHTT, Tạp chí Tia sáng, số
16
18. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, 2012, Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật,
thực tiễn quốc tế và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia
19. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, 2006, Lí thuyết hết quyền SHTT và vấn đề nhập khẩu
song song Luật học, Tạp chí Luật học, Số 1, tr.47-53
20. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, 2012, Cơ chế hết quyền SHTT trong hiệp định Trips
và một số gợi ý cho các quốc gia thành viên WTO, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 18(226), tr.51-58
21. Nguyễn Thanh Tâm, 2006, Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động
thương mại, NXB Tƣ pháp
22. Nguyễn Thanh Tâm, 2003, Tính thương mại của quyền sở hữu công
nghiệp, Tạp chí Thƣơng mại, N045
23. Nguyễn Thanh Tú, Lê Thị Thu Hiền, 2014, Nhập khẩu song song dưới
góc độ pháp luật SHTT, hợp đồng và cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia
24. Nguyễn Thanh Tú, Phan Huy Hồng, 2011, Quyền SHTT và quyền tiếp cận
dược phẩm dưới góc độ quyền con người, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17202
25. Lê Xuân Thảo, 2005, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT, NXB Tƣ
III. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
26. J. Locke, Two Treatise of Government: An essay concerning the true
original extent and end of civil government(Oxford, 1946)
27. J. Waldron, The Right to Private Property(Clarendon, Oxford, 1988)
28. L. Longdin, „Parallel Importing Post TRIPS: Convergence and Divergence
in Australia and New Zealand‟, 50 International and Comparative Law
Quarterly, (2001)
29. M.J. Radin, Reinterpreting Property(University of Chicago Press, Chicago,
1993)
30. P. Drahos and R. Mayne (eds.) Global Intellectual Property Rights,
Knowledge, Access and Development (Oxfam, 2002)
31. P. Goldstein, International Copyright Principle, Law, and Practice(Oxford,
2001) P. L.C. Torremans (ed.), Copyright and Human rights, (Kluwer Law
International, the Hague, 2004)
23. Yang, G. and K.E. Maskus (2003), „Intellectual property rights, licensing
and innovation‟, World Bank Research Working Paper 2973, Washington, D.C.
33. World Intellectual Property Organization (WIPO) (2001), WIPO
Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use, Publication No. 489(E), Geneva, Switzerland.
34. Srinivasan, T.N. (2002), „The TRIPS Agreement‟, in: D. Kenneddy and J.
Southwick (eds), The Political Economy of International Trade Law: Essays in Honor of Robert E. Hudec, New York: Cambridge University Press.
35. Bonadio, E. (2011). Parallel Imports in a Global Market: Should a
Generalised International Exhaustion be the Next Step?. European Intellectual Property Review, 33(3), pp. 153-161.