2.2 NHữNG QUY ĐịNH CủA PHÁP LUậ TV IệT NAM HIệN HÀNH Về HếT QUYềN SHTT
2.2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền tác giả, quyền liên
quyền liên quan trong nhập khẩu song song
Một trong những quyền tài sản của quyền tác giả là “quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm” đƣợc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Luật SHTT. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức đƣợc phép “nhập khẩu bản sao tác phẩm của ngƣời khác để sử dụng riêng” mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 25 Luật SHTT.
Thêm nữa, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quy định xử phạt đối với các hành vi dƣới đây:
(i) xâm phạm quyền phân phối tác phẩm; và
(ii)xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Điều này đƣợc hiểu là bất kì hành vi nhập khẩu hay phân phối bất cứ sản phẩm nào chứa đựng quyền tác giả mà không đƣợc sự đồng ý hay cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả đều đƣợc coi là vi phạm. Ở đây không đề cập đến ngoại lệ rằng hành vi nhập khẩu hay phân phối sản phẩm chứa đựng quyền tác giả là đƣợc phép sau lần bán hợp pháp đầu tiên. Chính vì vậy, Luật SHTT và các văn bản liên quan có thể đƣợc giải thích theo hƣớng là quyền SHTT của các tác giả nƣớc ngoài đều có quyền kiểm soát trong việc phát hành và phân phối tác phẩm của họ, theo đó nhập khẩu song song các sản phẩm chứa đựng quyền tác giả là không đƣợc phép.
Hiệp định WCT cho phép các quốc gia quyền quy định về giới hạn quyền SHTT cũng nhƣ xác định cơ chế hết quyền nào, từ đó là cơ sở để xác định hành vi nhập khẩu song song có hợp pháp hay không. Hơn nữa, Công ƣớc Berne không quy định rõ ràng về vấn đề hết quyền, vì vậy có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam về vấn đề này không trái với các điều ƣớc quốc tế có liên quan.
Đối với phần quy định về quyền liên quan, chúng ta xem xét quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật SHTT về quyền của ngƣời biểu diễn và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Điều 29 không đề cập đến quyền nhập khẩu và phân phối sau khi nhập khẩu bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi mình cuộc biểu diễn của ngƣời biểu diễn. Điều 30 thừa nhận nhà sản xuất có độc quyền
trong việc “nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi
âm, ghi hình của mình”. Về các hành vi xâm phạm quyền liên quan, khoản 9
Điều 35 Luật SHTT liệt kê hành vi “nhập khẩu để phân phối đến công chúng
cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lí quyền dưới hình thức điện tử hoặc bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan”. Điều này đƣợc hiểu là một hành vi chỉ cấu thành vi phạm khi xâm phạm đến thông tin quản lí quyền chứ không phải hành vi nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình nói chung. Ngoài ra, các trƣờng hợp đƣợc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả thù lao (Điều 23 Luật SHTT) và đƣợc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan không phải xin phép nhƣng phải trả tiền thù lao (Điều 33 Luật SHTT) không đề cập đến hành vi nhập khẩu và phân phối sau nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình.
Nhƣ vậy có thể kết luận rằng, tƣơng tự nhƣ quyền tác giả, pháp luật Việt Nam về SHTT không có quy định rõ ràng về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng nhƣ ngƣời biểu diễn. Vì vậy ta có thể giải thích theo hƣớng pháp luật không thừa nhận tính hợp pháp của hành vi nhập khẩu song song các
sản phẩm chứa đựng quyền liên quan. Hiệp định WPPT cho phép các quốc gia tự quyết định giới hạn quyền SHTT và lựa chọn cơ chế hết quyền nên các quy định của pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tuân thủ các cam kết trong các điều ƣớc quốc tế.