Thuyết hết quyền SHTT mang lại nhiều hệ quả pháp lí, trong đó việc chấm dứt quyền kiểm soát việc phân phối hàng hóa của chủ thể nắm giữ quyền sẽ khiến cho bất cứ ai nắm giữ hàng hóa đó đều có thể thực hiện các hành vi thƣơng mại liên quan đến hàng hóa đó. Những hành vi thƣơng mại này có thể là bán lại cho ngƣời khác trên lãnh thổ nƣớc mình, cũng có thể là trên lãnh thổ nƣớc khác; điều này tùy thuộc vào việc cơ chế hết quyền của quốc gia đó có cho phép hay không. Nếu ngƣời nắm giữ hàng hóa phân phối hàng hóa trên lãnh thổ nƣớc khác, tức là nhập khẩu hàng hóa; và hoạt động này tồn tại cùng với kênh phân phối hàng hóa của chủ thể nắm giữ hàng hóa ban đầu (chính là chủ thể nắm giữ quyền SHTT đối với hàng hóa này) trên cùng một thị trƣờng thì đó chính là biểu hiện của nhập khẩu song song.
Câu hỏi đặt ra ở đây là một khi sản phẩm mang quyền SHTT đƣợc bảo hộ đƣợc chủ thể nắm giữ quyền hoặc ngƣời đƣợc chủ thể nắm giữ quyền cho
phép đƣa ra thị trƣờng thì bất cứ chủ thể nào (trên phạm vi thế giới) sở hữu sản phẩm đó có bị giới hạn gì khi tiếp tục lƣu thông sản phẩm đó hay không?
1.3.1 Khái niệm nhập khẩu song song
Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền SHTT đã thể hiện đƣợc sự “va đập” giữa quyền SHTT và nguyên tắc tự do cạnh tranh, thƣờng xuất hiện một vấn đề đƣợc gọi là “nhập khẩu song song”. Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tƣợng sở hữu công nghiệp đƣợc bảo hộ, đƣợc tiến hành bởi một nhà kinh doanh không hề có mối liên hệ nào với
chủ sở hữu đối tƣợng công nghiệp.5
Trên thực tế, khi một nhà sản xuất muốn bán sản phẩm gắn nhãn hiệu của mình ở nƣớc ngoài, nhà sản xuất thƣờng chỉ định một nhà phân phối độc quyền ở quốc gia nƣớc ngoài và bán sản phẩm thông qua nhà phân phối ấy. Nhà sản xuất, ngƣời sở hữu quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa giống hệt nhau ở nƣớc mình và nƣớc ngoài, chọn giải pháp hoặc là cấp li – xăng, hoặc là chuyển nhƣợng nhãn hiệu hàng hóa của mình cho nhà phân phối. Vấn đề nhập khẩu song song sẽ xuất hiện khi một bên thứ ba mua sản phẩm gắn nhãn hiệu hàng hóa tại nƣớc chủ nhà của nhà sản xuất, hoặc một nƣớc nào đó, rồi nhập khẩu sản phẩm vào quốc gia nƣớc ngoài đó, mà không có sự đồng ý của nhà phân phối.
Khái niệm nhập khẩu song song có nhiều cách hiểu, dựa trên cách tiếp cận dƣới góc độ pháp lí hay góc độ thƣơng mại. Ở đây trình bày ra một số cách hiểu về khái niệm này.
Hiểu theo nghĩa chung nhất
Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu đã đƣợc chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc một chủ thể khác với sự đồng ý của
5
Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, TS. Nguyễn Thanh Tâm, NXB. Tƣ pháp, 2006, tr.52
chủ sở hữu quyền (chủ thể này có thể là ngƣời đƣợc cấp li xăng, ngƣời đƣợc phân phối hoặc công ty con, chi nhánh…) đƣa ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Việc kinh doanh này diễn ra song song với các kênh phân phối đƣợc uỷ quyền.
Hiểu dưới góc độ thương mại
Nhập khẩu song song tức là nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối đã đƣợc thỏa thuận bằng hợp đồng bởi nhà sản xuất.
Hay nói cách khác, nhập khẩu song song là việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tƣợng SHTT đƣợc bảo hộ, đƣợc tiến hành bởi một nhà kinh
doanh không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tƣợng SHTT.6
Hiểu dưới góc độ pháp lý
Theo WIPO:
“Parallel imports (PI), also called gray-market imports, are goods produced genuinely under protection of a trademark, patent, or copyright, placed into circulation in one market, and then imported into a second market without the authorization of the local owner of the intellectual property right. This owner is typically a licensed local dealer.”7
(Nhập khẩu song song (Parallel Import - PI), còn gọi là thị trƣờng “nhập khẩu xám” (gray market import), là hiện tƣợng những hàng hoá đƣợc sản xuất dƣới sự bảo hộ đầy đủ của một nhãn hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng đƣợc đƣa vào lƣu thông trong một thị trƣờng, và sau đó đƣợc nhập khẩu vào một thị trƣờng thứ hai mà không đƣợc phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thƣờng là một đại lý đƣợc các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình.)
6
Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, TS. Nguyễn Thanh Tâm, NXB Tƣ pháp, 2006, tr.52
7
http://www.wipo.int/tools/en/gsearch.html?cx=016458537594905406506%3Ahmturfwvzzq &cof=FORID%3A11&q=parallel+import
Khái niệm này đề cập đến việc hàng hóa đƣợc tạo ra một cách “hợp pháp” bởi các chủ thể nắm giữ thƣơng hiệu, bằng sáng chế, bản quyền… hoặc ngƣời đƣợc chủ thể này cho phép sử dụng các đối tƣợng SHTT trên và quá trình lƣu thông của hàng hóa này không bị giới hạn về mặt không gian địa lí mà không đòi hỏi sự đồng ý của các chủ thể nắm giữ/đƣợc sử dụng quyền trong không gian địa lí đó.
Theo WTO:
“When a product made legally (i.e. not pirated) abroad is imported without the permission of the intellectual property right-holder (e.g. the trademark or patent owner). Some countries allow this, others do not.”8
(Nhập khẩu song song đƣợc hiểu là trạng thái) khi một sản phẩm đƣợc tạo ra một cách hợp pháp (tức là không vi phạm bản quyền) ở nƣớc ngoài đƣợc nhập khẩu mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền SHTT (ví dụ nhƣ chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế). Một số quốc gia cho phép điều này, một số khác thì không.
Khái niệm nhập khẩu song song trong WTO đƣợc hiểu tƣơng tự nhƣ cách hiểu trong WIPO, tức là sản phẩm mang quyền SHTT đƣợc tạo ra một cách hợp pháp (do chính chủ sở hữu quyền hoặc chủ thể đƣợc ngƣời này cho phép sản xuất ra) đƣợc sở hữu bởi một chủ thể nằm ngoài quốc gia của chủ sở hữu quyền hoặc chủ thể đƣợc cho phép sử dụng quyền và đƣợc nhập khẩu vào các quốc gia nơi có chủ sở hữu quyền/chủ thể đƣợc cho phép sử dụng quyền.
Tóm lại, nhập khẩu song song là việc một chủ thể (không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền SHTT) tiến hành nhập khẩu hàng hóa (hợp pháp, chính hãng, đã đăng ký bảo hộ) sau khi hàng hóa này được đưa ra thị trường bởi chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc người được chủ thể này cho phép.
8
1.3.2 Đặc điểm của nhập khẩu song song
Nhập khẩu song song với bản chất là một hệ quả của hết quyền SHTT có những đặc điểm sau đây:
(i) Đây là một hiện tƣợng kinh tế và hiện tƣợng này có thể xảy ra đối
với tất cả các loại hàng hoá
(ii) Hàng hoá “hợp pháp” (đƣợc sản xuất/tạo ra bởi chính chủ sở hữu
quyền hoặc chủ thể đƣợc ngƣời này cho phép) đƣợc đƣa ra thị trƣờng nƣớc ngoài bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác đƣợc chủ sở hữu quyền cho phép.
(iii) Chủ thể nắm giữ quyền SHTT ở nƣớc xuất khẩu và ở nƣớc nhập
khẩu là một hoặc là những chủ thể khác nhau nhƣng có mối quan hệ pháp lý và/hoặc kinh tế với nhau.
(iv) Hoạt động này có sự xuất hiện của chủ thể nắm giữ quyền/đƣợc
chủ thể nắm giữ quyền cho phép sử dụng quyền và chủ thể không đƣợc cho phép sử dụng quyền.
Nguyên nhân của nhập khẩu song song là sự khác biệt về giá giữa nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu hàng hoá. Các công ty, hoặc là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, do nhiều lý do đã thiết lập mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm của mình tại các thị trƣờng khác nhau. Vì thế, các nhà nhập khẩu song song thƣờng mua sản phẩm tại một quốc gia với mức giá P1, sau đó họ nhập khẩu vào quốc gia thứ hai nơi mà những sản phẩm này đang đƣợc bán với mức giá P2>P1. Nhà nhập khẩu song song sẽ bán sản phẩm ở thị trƣờng thứ hai này với một mức giá thƣờng nằm giữa P1 và P2.
Có rất nhiều dạng thức của nhập khẩu song song. Ví dụ nhƣ:
Ví dụ 1: Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm X đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A ủy quyền cho đại lý của mình là Công ty B tại Việt Nam đƣợc phép nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm X tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm
X do Công ty A sản xuất và bán ở thị trƣờng nƣớc ngoài, mặc dù không đƣợc sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.
Ví dụ 2: Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y đang đƣợc bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm G tại Việt Nam. Công ty A cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại Việt Nam, đồng thời cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại nƣớc khác. Công ty D mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y do Công ty C sản xuất và bán ở thị trƣờng nƣớc ngoài, mặc dù không đƣợc sự đồng ý của Công ty A, Công ty B và Công ty C.
Ví dụ 3: Công ty A là chủ nhãn hiệu Z đƣợc bảo hộ cho sản phẩm T tại nƣớc ngoài. Công ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam và đồng ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T mang nhãn hiệu Z do Công ty A sản xuất và bán ở thị trƣờng nƣớc ngoài, mặc dù không đƣợc sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.