Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam Luật Dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 45 - 48)

2.2 NHữNG QUY ĐịNH CủA PHÁP LUậ TV IệT NAM HIệN HÀNH Về HếT QUYềN SHTT

2.2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền sở hữu công nghiệp

công nghiệp trong nhập khẩu song song

Quyền sở hữu công nghiệp, theo cách định nghĩa của Luật SHTT thì

đƣợc hiểu là “quyền của tổ chúc, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công

nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.12

Đối với quyền sở hữu công nghiệp, Điều 123 Luật SHTT 2005 trao cho chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp quyền độc quyền sử dụng cũng nhƣ

11

Vấn đề sở hữu trí tuệ trong Hiệp định thương mại VIệt – Mỹ, TS, Phạm Đình Chƣớng, Tạp chí Thƣơng mại số 2/2000

12

cho phép ngƣời khác sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Trong khi đó, Điều 124 Luật này giải thích khái niệm “sử dụng” ở đây, nhất là đối với sáng chế và nhãn hiệu, tƣơng tự nhƣ TRIPS, bao gồm: sản xuất, áp dụng, khai thác, lƣu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ và nhập khẩu. Tuy nhiên, điểm b

khoản 125 Luật SHTT quy định chủ sở hữu đó “không có quyền cấm người

khác thực hiện hành vi… lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài, một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”. Tuy nhiên điểm b

khoản 2 Điều 125 có thêm cụm từ “trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở

hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài” khiến cho quy định về hết quyền sau lần bán đầu tiên theo quy định này có thể đƣợc hiểu chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu chứ không phải tất cả các đối tƣợng sở hữu công nghiệp.

Điều này có thể làm cho một số vụ việc trên thực tế trở nên phức tạp. Hiện nay hãng điện thoại Apple và Samsung đang có nhiều tranh chấp liên quan đến sáng chế áp dụng cho điên thoại thông minh ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Hoa Kì và Hàn Quốc, với một số phán quyết ủng hộ Apple và một số phán quyết ủng hộ Samsung. Theo quy định trên của Việt Nam về hết quyền sở hữu công nghiệp thì nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh nhãn hiệu, hành vi nhập khẩu song song điện thoại thông minh mang nhãn hiệu Apple và Samsung vào Việt Nam là hợp pháp; nhƣng nếu xét tổng thể, hành vi đó có thể vi phạm pháp luật SHTT trong lĩnh vực sáng chế của Việt Nam.

Tuy nhiên, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp (đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010) đã loại bỏ điểm vƣớng mắc trên. Khoản 2 Điều 21 Nghị định 103/2006/NĐ-CP đã giải thích “sản phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng, kể cả thị

trƣờng nƣớc ngoài một cách hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125 của Luật SHTT đƣợc hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, ngƣời có quyền sử dụng trƣớc đối tƣợng sở hữu công nghiệp đã đƣa ra thị trƣờng trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài”.

Bên cạnh đó, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 28) khẳng định thêm nguyên tắc hết quyền sau lần bán đầu tiên trong phạm vi quốc tế khi quy định hàng nhập khẩu song song chứa đựng đối tƣợng sở hữu công nghiệp không phải là hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP quy định khi nhận đƣợc yêu cầu xử lí vi phạm hành chính liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp của ngƣời yêu cầu xử lí vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm có thể yêu cầu ngƣời này cung cấp chứng cứ, thông tin để xác định “hàng nhập khẩu không phải là hàng nhập khẩu song song”. Cần lƣu ý là Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 28/9/2013 nhằm thay thế Nghị định số 97/2010/NĐ-CP theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, nhƣng khoản 2 Điều 26 Nghị định mới này lại tƣơng tự quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP.

Nhƣ vậy, mặc dù Luật SHTT còn quy định chƣa chính xác về vấn đề hết quyền quốc tế đối với đối tƣợng sở hữu công nghiệp, Luật này và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã khẳng định nguyên tắc hết quyền quốc tế đối với tất cả các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, trong đó có sáng chế và nhãn hiệu. Việc nhập khẩu song song sản phẩm chứa đựng đối tƣợng sở hữu công nghiệp vào Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định hành vi nhập khẩu song song là hợp pháp đối với cả sản phẩm đƣợc sản xuất theo:

(ii)“quyền sử dụng trƣớc đối tƣợng sở hữu công nghiệp”

có thể là chƣa hợp lí theo nguyên tắc hết quyền sau lần bán đầu tiên, vì về bản chất trong hai trƣờng hợp này sản phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng nƣớc ngoài không có sự đồng ý hay cho phép của chủ sở hữu đối tƣợng công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam Luật Dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)