Giải thích pháp luật ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải thích pháp luật luận văn ths luật 62 38 01 01 (Trang 41 - 44)

1.3. Giải thích pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới

1.3.2. Giải thích pháp luật ở Hàn Quốc

Hiến pháp của Hàn Quốc tuyên bố pháp quyền là nguyên tắc cơ bản của quốc gia kể từ năm 1947, sau khi giành được độc lập từ chế độ độc tài thuộc địa Nhật Bản. “Pháp quyền” là một trong những nguyên tắc cơ bản mà dựa trên nó nhà nước Hàn Quốc vận hành; quyền lực nhà nước được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp và các quyền tự do của con người được luật pháp bảo hộ. Từ khi nền dân chủ thành lập, không còn ai phủ nhận nền pháp quyền ở Hàn Quốc nữa. Cùng với sự tiến bộ của nền dân chủ, nền tư pháp trở nên độc lập với quyền lực chính trị và được xã hội tôn trọng.

Để tuân thủ pháp luật, cần thiết phải hiểu chính xác ý nghĩa của luật. Giải thích pháp luật chính là thước đo thực tế của nguyên tắc pháp quyền. Ý tưởng của nguyên tắc pháp quyền được biến đổi vào thực tế thông qua giải thích pháp luật. Ở Hàn Quốc do nền tư pháp có thẩm quyền tối cao trong giải thích pháp luật, tính chính trực của nó là đảm bảo sống còn cho việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền.

Ở Hàn Quốc, quyền tối cao về giải thích pháp luật được trao cho các cơ quan tư pháp; các tòa án và tòa Hiến pháp. Giải thích pháp luật của bất kỳ chủ thể nào cũng có thể được cơ quan tư pháp xem xét lại trong vụ án cụ thể. Vì lý do đó, giải thích luật của các cơ quan không là cơ quan tư pháp có thể được coi là dự liệu, tuy nhiên nó cũng có tầm quan trọng của nó vì rằng không thể đem tất cả các vụ việc ra tòa xem xét do các lí do như thiếu thông tin hay thiếu kinh phí, không chắc chắn về quyết định của cơ quan tư pháp, sự cần thiết giải quyết sớm vụ việc.

luật pháp của Hàn quốc. Bản Hiến pháp này đã qui định các loại văn bản luật khác nhau tồn tại theo thứ tự cấp bậc, nhờ đó đã hình thành cơ cấu luật pháp đảm bảo nguyên tắc pháp quyền ở Hàn Quốc. Các đạo luật do Quốc hội ban hành, các sắc lệnh của Tổng thống, và các nghị định do Thủ tướng hoặc các bộ trưởng ban hành đóng vai trò chính tạo lập các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Học thuyết về pháp quyền được thể hiện trong hiến pháp cần phải được thể chế hóa bởi luật trên cả hai phương diện hình thành luật và áp dụng luật. Phạm vi của giải thích luật được xác định dựa vào thứ bậc giữa các luật, vì phải dự tính tránh mâu thuẫn và sự không thống nhất giữa các văn bản luật cấp dưới.

Hiến pháp của Hàn Quốc là cơ sở pháp lý nền tảng nhất hướng dẫn các vấn đề pháp lý cơ bản. Ý nghĩa lập pháp của các điều khoản hiến pháp có được giá trị cơ bản khi được tòa hiến pháp và tòa thông thường xác nhận. Tòa Hiến pháp được giao quyền phán xét tính hợp hiến của các luật, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các tổ chức của Chính phủ, xét xử các đơn kiện liên quan tới hiến pháp của công dân, ra các quyết định cuối cùng đối với tội phản quốc, và xét xử các vụ giải thể các đảng chính trị.

Tại Hàn Quốc, quyền năng giải thích hiến pháp và các văn bản luật khác được trao cho vài thiết chế nhà nước. Tòa hiến pháp có thẩm quyền tối cao giải thích hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp và hành pháp cũng được ủy quyền giải thích hiến pháp và văn bản luật. Trong chừng mực văn bản pháp luật không viện chứng giới hạn của luật cấp trên, cơ quan lập pháp và hành pháp có quyền giải thích hiến pháp và văn bản luật. Tòa hiến pháp quyết định liệu các luật do quốc hội ban hành có hợp hiến không khi có đơn khởi kiện mang ra trước tòa. Và Tòa hiến pháp Hàn Quốc còn có quyền ủy quyền cho một cơ quan nào khác tòa án quyền tối cao giải thích hiến pháp và văn bản luật. Tòa được thành lập từ năm 1988. Trước đó Tòa và Ủy ban hiến pháp đã giữ thẩm quyền này. Công dân bất kỳ có vấn đề tranh chấp có thể khởi kiện ra trước tòa hiến pháp bằng cách nộp đơn yêu cầu tòa hiến pháp xem xét cho ý kiến về tính vi hiến hoặc bằng cách nộp đơn khiếu nại trực tiếp.

Văn bản luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp hoặc hành pháp đều phản ánh giải thích của luật cấp cao hơn vì rằng chúng cần được đặt trong phạm vi ý nghĩa của luật cấp cao hơn. Giải thích văn bản luật là giải thích quy phạm vì bản

chất các văn bản luật về bản chất là quy phạm. Tuy nhiên, văn bản luật chịu sự xem xét thận trọng của các cơ quan tư pháp khi có một bên mang vụ việc kiện ra tòa. Và đó cũng là lúc giải thích quy phạm được tòa thực hiện cụ thể.

Cơ quan hành pháp được ủy quyền ban hành giải thích pháp qui dưới hình thức văn bản bản pháp qui của cơ quan họ. Quyền năng này có hạn chế của nó vì rằng giải thích này phải chịu sự xem xét của cơ quan tư pháp. Giải thích pháp qui của các cơ quan hành chính được tòa án xem xét lại cho từng vụ việc cụ thể. Giải thích pháp qui đúng thẩm quyền của cơ quan hành chính sẽ được tòa thừa nhận nếu không sẽ bị hủy giá trị.

Như vậy, Giải thích qui phạm phải chịu sự xem xét lại cụ thể hóa bới tòa án Hàn Quốc. Giải thích của Tòa án là cụ thể theo định nghĩa chỉ với một ngoại trừ. Tòa án được hiến pháp ủy quyền ban hành luật về các vấn đề tố tụng. Các luật này của tòa án tối cao phản ánh giải thích pháp qui cho các luật liên quan

Một vấn đê đặt ra nữa là trong trường hợp thiếu luật thì một thẩm phán có thể bác bỏ vụ án vì lí do không có luật phù hợp áp dụng? Tại Hàn Quốc câu trả lời là “Không”. LIên quan tới án dân sự, thẩm phán bị cấm không được từ chối xét xử và phải ra phán quyết trong mọi trường hợp. Tại Điều 1 Bộ luật dân sự, đối với án dân sự tòa án phải ra quyết định trước tiên dựa trên luật văn bản. Khi không có qui định của văn bản luật, tòa án phải tìm tới tập tục. Nếu không có luật tập tục, tòa án phải ra phán quyết thông qua nguyên lý chung.

Khi không có luật qui định nguyên tắc tòa trong án lệ, cần phải thừa nhận vai trò quan trọng trong bù lấp lỗ hổng thiếu luật. Hơn nữa, việc giải thích có tính phân tích thường được sử dụng cho các trường hợp như vậy. Đối với án hình sự, do tập tục hình sự và giải thích mang tính phân tích bị cấm, không có hành vi nào có thể bị buộc tội hình sự mà không có cơ sở pháp lý

Đối với quyết định hành chính: Pháp trị là học thuyết dựa trên đó quyền lực nhà nước được thực thi. Pháp trị có nghĩa là quản lý theo pháp luật. Pháp trị trong nghĩa lý tưởng của nó đòi hỏi mỗi quyết định của chính quyền, dù được ban hành bởi tổng thống hay công chức cấp thấp hơn, cần phải gắn chặt với luật và có thể được tòa án xem xét lại. Vấn đề đặt ra là các nhà ra quyết định hành chính có quyền quyết tùy ý khi giải thích luật và khi ranh giới giữa giải thích hợp pháp và giải thích không hợp pháp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhiệm vụ của tòa án là vạch ra đường kẻ giới hạn đó và áp dụng nó một cách thống nhất.

Luật ủy quyền cho văn bản luật cấp dưới quyết định các vấn đề chi tiết nhưng quan trọng diễn ra thường xuyên. Xu hướng này phát triển bởi vai trò ngày càng tăng nền hành chính và độ phức tạp ngày càng tăng của luật. Một luật khung sẽ cho một lượng khổng lồ các trường hợp nhà hành pháp được tự do lấp lỗ hổng pháp lý. Các nhà hành pháp ưa thích tình trạng này vì nó cho cơ hội mở rộng quyền lực của họ. Cơ quan hành pháp ban hành một số loại văn bản dưới các mẫu khác nhau, trong thực tế đó là luật mới nhưng núp dưới danh nghĩa giải thích luật.

Xây dựng luật rõ ràng, chính xác và ngăn chặn nhà hành pháp thực hiện bất hợp pháp quyền tự quyết núp dưới tên giải thích luật là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, luật không thể tránh khỏi trao quyền năng lớn cho quản lý. Việc ngồi chờ các nhà làm luật ban hành các luật có chất lượng đủ tốt để hạn chế một cách đúng đắn quyền của cơ quan hành pháp là không sáng suốt. Vì vậy, văn bản hành chính cần phải chịu sự xem xét kỹ lưỡng của tư pháp. Cần phải mất không ít thời gian cho tòa án thừa nhận hiệu lực bắt buộc của văn bản luật đó và đưa các giấy tờ hành chính đó ra tòa thẩm tra. Sự phát triển còn đang dưới mức tiến bộ ở Hàn quốc. Theo nghĩa này, giải thích luật vừa mang tính chính trị, vừa mang tính định hướng quyền lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải thích pháp luật luận văn ths luật 62 38 01 01 (Trang 41 - 44)