2.2. Quan điểm về đảm bảo vai trò của Tòa án trong giải thích pháp
2.2.2. Giải thích pháp luật của Tòa án nhằm thực hiện vai trò của tòa án trong
trong việc bảo vệ công lý, quyền, lợi ích của con người
Nam, thực hiện quyền tư pháp" [35]. Hiến pháp 2013 xác định rõ ràng, cụ thể vị trí,
vai trò của TAND trong bộ máy cơ quan nhà nước. TAND là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử; TAND là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vì vậy, quy định của Hiến pháp 2013 là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền.
Hiến pháp 2013 quy định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ của TAND. Đó là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nhiệm vụ này được xác định xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng của TAND đã được xác định. Là cơ quan có chức năng ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý, TAND có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Khi quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm hoặc bị tranh chấp, người dân tìm đến Tòa án như là tìm đến công lý. Vì vậy, có thể nói, Tòa án là biểu tượng của công lý và có nhiệm vụ bảo vệ công lý.
Hiến pháp 2013 quy định giao cho TAND tối cao thẩm quyền bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật (Điều 104) cũng là bảo đảm quan trọng trong hoạt động của Tòa án, phù hợp chức năng áp dụng pháp luật của cơ quan tư pháp. Điều này có nghĩa là ngoài tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, TAND tối cao còn có thể bằng các hình thức khác nhau bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử như thực hiện giám đốc xét xử, ban hành án lệ hay nói cách khác là hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án. Hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án nói riêng và các hoạt động khác của Tòa án đều nhằm vào việc thực hiện vai trò của tòa án trong việc bảo vệ công lý, quyền, lợi ích của con người.
TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, xử lý các vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp pháp lý. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đó, TAND được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc mang tính đặc thù. Và một điều đặc biệt, khác với QH, Chính phủ và chính quyền địa phương, các nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức, hoạt động của TAND được hiến định cụ thể tại Điều 103 Hiến pháp. Hiến pháp 2013 kế thừa, phát triển một số nguyên tắc đã được các bản Hiến pháp trước đây quy định. Các nguyên tắc như xét xử có hội thẩm tham gia, nguyên tắc thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, nguyên tắc xét xử công khai, xét xử tập thể, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được tiếp tục ghi nhận và phát triển ở mức cao hơn, chính xác hơn. Quan trọng nhất, việc Hiến pháp quy định nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm là một bảo đảm hiến định quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử. Trong quy định các nguyên tắc này, Hiến pháp 2013 có quy định các trường hợp ngoại lệ đối với một số nguyên tắc để bảo đảm việc áp dụng mềm dẻo, linh hoạt và có hiệu quả trên thực tế.
Hiến pháp 2013 bổ sung một số nguyên tắc mới thể hiện tinh thần đổi mới trong Cải cách tư pháp ở nước ta, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là một bảo đảm quan trọng giúp cho việc xét xử toàn diện, khách quan, bảo đảm quyền con người, quyền tố tụng của những người tham gia tố tụng, hạn chế thấp nhất các trường hợp oan sai trong hoạt động tố tụng tư pháp nói chung, trong xét xử của Tòa án nói riêng. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được quy định trong Hiến pháp 2013 là việc nâng lên tầm hiến định nguyên tắc đã được quy định trong Luật Tổ chức TAND và các luật tố tụng tư pháp trước đây nhằm bảo đảm cho việc xét xử đúng đắn, khách quan, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý.
Cùng với Chương VIII, các quy định ở các chương khác của Hiến pháp 2013 về quyền con người như: quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được suy đoán vô tội...; quy định về QH, Chính phủ, Chủ tịch nước, chính quyền địa phương liên quan đến TAND cũng là cơ sở hiến định quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của TAND. Hiến pháp 2013 đã tạo ra vị thế mới, điều kiện mới cho tổ chức, hoạt động của TAND, thể hiện tư tưởng nhà nước pháp quyền và đường lối cải cách tư pháp ở nước ta. Tuy nhiên, đó mới chỉ là các quy định cơ bản, chung nhất mang tính ổn định lâu dài cho sự phát triển của đất nước nói chung, hệ thống tư pháp và TAND nước ta nói riêng.
Để hoạt động giải thích pháp luật của tòa án thực hiện vai trò của tòa án trong việc bảo vệ công lý, quyền, lợi ích của con người một cách có hiệu quả nhất
thì hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án cần được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức TAND