Giải thích pháp luật của Tòa án phải gắn với đặc điểm chính trị, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải thích pháp luật luận văn ths luật 62 38 01 01 (Trang 105 - 107)

2.2. Quan điểm về đảm bảo vai trò của Tòa án trong giải thích pháp

2.2.3. Giải thích pháp luật của Tòa án phải gắn với đặc điểm chính trị, xã hộ

hội của đất nước và phải có lộ trình hợp lý, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm GTPL trên thế giới

Hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam là một hệ thống chính trị mà các thiết chế trong hệ thống đều có mối liên hệ mật thiết, chịu sự chi phối của các thiết chế trung tâm như Đảng, Nhà nước. Hệ thống chính trị này được xây dựng vững chắc, và nhất quán về mục tiêu và cách thức hành động, nhưng có hạn chế ở tính thích ứng, tính linh hoạt. Đảng và Nhà nước ta đã có nhận thức nhất định về vai trò, vị trí của giải thích pháp luật trong đời sống pháp lý, đã có những chủ trương chính sách, pháp luật nhất định liên quan đến đổi mới, nâng cao chất lượng của giải thích pháp luật, tuy nhiên, sự đổi mới đó cũng cần phải có một quá trình:

Trước mắt, nhiệm vụ về giải thích pháp luật vẫn phải là “Tăng cường hoạt động giải thích luật, pháp lệnh của UBTVQH” mà Bộ Chính trị đã đề ra trong Nghị quyết số 48 ngày 24.5.2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật VIệt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nhà nước ta hiện đã ban hành những quy định mới, bổ sung, sửa đổi đối với giải thích pháp luật trong Luật BHVBQPPL năm 2008. UBTVQH sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tiếp nhận yêu cầu giải thích, trong việc ủy quyền cho các chủ thể Dư thảo Nghị quyết trong việc trình thông qua và ban hành Nghị quyết về giải thích pháp luật để đáp ứng nhu cầu giải thích pháp luật đang hàng ngày, hàng giờ xuất hiện.

Tiếp theo, từng bước phải làm cho nhận thức về vị trí, vai trò của giải thích Hiến pháp đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong các chủ trương, chính sách về pháp luật thành hiện thực. Cần phải triển khai các công việc liên quan đến thiết lập một cơ chế bảo hiến ở Việt Nam. Theo logic của lý thuyết và thực tiễn, thì chủ thể bảo hiến chính là chủ thể sẽ giải thích Hiến pháp, các quy định liên quan đến giải thích Hiến pháp như quy trình giải thích, đối tượng có quyền yêu cầu giải thích, giá trị pháp lý của sản phẩm giải thích sẽ theo đó mà được hình thành.

Cuối cùng, phải xây dựng và ban hành một đạo luật về giải thích pháp luật, đạo luật này sẽ là một cơ hội để các thay đổi nhất định về chủ thể, về quy trình, về đối tượng của giải thích pháp luật được chính thức thể hiện. Tất nhiên các biến đổi quan trọng và cơ bản này phải được thúc đẩy từ những quy định của Hiến pháp

Giải thích pháp luật là một hoạt động có truyền thống lâu đời không kém gì hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật. Thực tế lập pháp của thế giới đã chứng minh các quy định về giải thích pháp luật từng xuất hiện một cách trang trọng trong nhiều bộ luật, đạo luật quan trọng từ cách đây rất lâu, như trong Bộ luật Napoleon của Pháp năm 1804, trong Bộ Dân luật Đức, trong các phán quyết tư pháp nổi tiếng, cho đến các quy định “huyền bí, cũ kĩ” của pháp luật Hồi giáo.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động giải thích pháp luật có sự phát triển vượt bậc. Hoạt động này không những đã làm công việc truyền thống là đưa đến một nghĩa nhất định cho văn bản cần giải thích, mà còn thể hiện được là công cụ để bảo vệ nền pháp quyền, chống sự lạm quyền và nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật. Có những quốc gia với những trường hợp giải thích cụ thể, mà tài năng xuất chúng của các Thẩm phán đã tạo nên những tiêu chí vĩ đại của việc bảo vệ nhân quyền và hạn chế lạm quyền từ phía nhà nước, điển hình như vụ phán quyết nổi tiếng của vụ Mabury kiện Madison năm 1803, vụ Brown kiện Hội đồng giáo dục năm 1951 ở Mỹ (Mabury thua kiện là một thất bại của chủ nghĩa quyền lực, Brown thắng kiện là một thắng lợi trước chủ nghĩa phân biệt chủng tộc).

Mỗi một quốc gia đều có kinh nghiệm và cách tạo dựng mô hình giải thích pháp luật với những đặc trưng nhất định. Tuy nhiên, điều giống nhau là ở quốc gia nào có nền giải thích pháp luật phát triển, hiệu có có nghĩa là quốc gia đó có cơ chế giải thích pháp luật được quy định chặt chẽ, công phu. Tất nhiên, tiêu chí đánh giá mỗi nước khác nhau, nhưng chắc chắn rằng sẽ không thể có một cơ chế thực hiện hiệu quả nếu thiếu một cơ chế pháp lý vững chắc. Ở nhiều quốc gia, các vấn đề giải thích pháp luật được ghi nhận cụ thể, chi tiết và đầy đủ trong một đạo luật riêng biệt. Ví dụ, Luật về giải thích của Canada (năm 1980), Luật về giải thích pháp lênh của Liên bang Úc (năm 1901, sửa đổi bổ sung năm 2008), Luật về giải thích pháp luật của Anh (năm 1978). Trái lại, cũng có quốc gia ghi nhận các quy định về giải thích pháp luật trong cùng một luật khác, như ở Trung Quốc, trong Luật Lập pháp (năm 2000)… Ở đa số các quốc gia có truyền thống về giải thích pháp luật, cơ chế pháp lý của hoạt động này thường được họ quy định khá đầy đủ, từ nguyên tắc đến phương pháp (thậm chí còn ghi nhận rất cụ thể vè giới hạn việc sử dụng các nguyên tắc, các phương pháp giải thích pháp luật trong trường hợp và với những đối tượng nhất định), và đến quy trình, đến các quy định về ủy quyền trong giải thích pháp luật.

Ở nước ta, muốn hoàn thiện cơ chế hoạt động giải thích pháp luật, phải xuất phát từ hoàn thiện về cơ sở pháp lý và cơ chế để thực hiện cơ sở pháp lý đó. Một trong những cách thức giúp đẩy nhanh nhất chất lượng giải thích pháp luật là việc học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài, không phân biệt thể chế chính trị và cách tổ chức nhà nước, nếu như họ sử dụng công cụ giải thích pháp luật thành công trong việc bảo vệ sức mạnh của nhà nước pháp quyền, đạt được những nguyện vọng nhân quyền, nguyện vọng dân chủ đáng trân trọng.

Việc học tập kinh nghiệm quốc tế về giải thích pháp luật phải được xem xét một cách toàn diện, ở tất cả các phương diện liên quan đến giải thích pháp luật từ cách tạo cơ sở pháp lý cho đến cách lập cơ chế thực hiện, từ việc xác định nguyên tắc giải thích đến việc xác định nguyên tắc sử dụng sản phẩm, thậm chí phải xem xét cả đặc tính của chủ thể giải thích từ tư cách pháp lý đến thái độ công vụ thể hiện trong vai trò cá nhân. Khi học tập kinh nghiệm giải thích pháp luật ở một lĩnh vực nào đó, cần phải thận trọng, xem xét đầy đủ điều kiện khách quan và chủ quan của đất nước, để có thể học tập một cách sáng tạo, thích hợp, tránh khiên cưỡng, rập khuôn, tránh khấp khểnh, chắp vá, và nhất là tránh làm rối lý thuyết giải thích pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải thích pháp luật luận văn ths luật 62 38 01 01 (Trang 105 - 107)