Pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 29 - 30)

Đến thời kì Pháp thuộc, nước ta dưới sự đơ hộ của thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng lợi dụng chế độ HN&GĐ phong kiến đã tồn tại và được duy trì ở nước ta trước đó để củng cố nền thống trị của chúng. Với "Hiệp ước hịa bình" năm 1883, nước ta bị chia làm ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với những quy chế chính trị khác nhau. Chính vì vậy, thời kỳ này có ba BLDS được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình. Ở Bắc Kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1931 hay còn gọi là Bộ dân luật Bắc Kỳ. Trung Kỳ có Hồng Việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936 hay còn gọi là Bộ dân luật Trung Kỳ. Nam Kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật giản yếu năm 1883. Về kỹ thuật lập pháp, có thể thấy cả ba bộ luật này đều ảnh hưởng của pháp luật Pháp. Các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân đều là chế định của Luật Dân sự. Về mặt nội dung, xét một cách tổng quát, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Bộ Dân luật Trung Kỳ đều phản ánh phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam về HN&GĐ. Riêng Bộ Dân luật giản yếu chịu nhiều ảnh hưởng của BLDS Pháp năm 1804 nên có nhiều điểm cách tân theo quan niệm của các nhà làm luật phương Tây.

Về cơ bản, các trường hợp cấm kết hôn trong cả ba BLDS thời Pháp thuộc đều có những điểm tương đồng, thể hiện việc chuyển tiếp những giá trị truyền thống từ pháp luật thời kỳ phong kiến qua các quy định như: Cấm kết hơn khi có tang cha mẹ (thời hạn chịu tang là 27 tháng); Cấm được lấy vợ thứ nếu chưa lấy vợ chính; Khơng được lấy người khác làm vợ nếu việc kết hôn hiện hữu với người vợ chính chưa được giải tiêu; Nếu người vợ chính chết thì người chồng chỉ được lấy vợ khác khi đã hết tang vợ chính (1 năm). Đàn bà góa phải để tang chồng 27 tháng mới được tái giá, sau khi ly dị 10 tháng, người vợ mới được kết hôn với người khác; Cấm lấy người thân thích về trực hệ và một số người thuộc bàng hệ. Về cấm kết hôn trong bàng hệ, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Bộ Dân luật Trung Kỳ chỉ cấm kết hôn giữa chị dâu với em

chồng, giữa em dâu với anh chồng cịn cho phép người đàn ơng được lấy em vợ hay chị vợ. Điều này thể hiện rõ quan niệm "nội thân, ngoại thích" của người Việt Nam. Người đàn bà lấy chồng thuộc về nhà chồng nhưng người đàn ơng lấy vợ thì khơng thuộc về nhà vợ, khi vợ chết thì khơng cịn mối liên hệ nào với chị em nhà vợ. Bộ Dân luật giản yếu quy định cởi mở hơn trong việc cấm kết hôn đối với những người thuộc bàng hệ. Đó là cấm kết hơn giữa anh, chị, em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha; giữa anh, chị, em họ đến bậc thứ sáu; giữa cháu gái với chú, bác hay cậu hoặc giữa cháu trai với cơ hay dì. Như vậy, theo Bộ Dân luật giản yếu thì giữa chị dâu và em chồng, em dâu với anh chồng cũng không bị cấm kết hôn.

Có thể nói, so với các quy định cấm kết hôn trong pháp luật thời kỳ phong kiến, phạm vi cấm kết hôn ở cả ba BLDS thời Pháp thuộc đều được thu hẹp hơn. Các quy định cấm nhằm bảo vệ trật tự đẳng cấp của thời kỳ phong kiến khơng cịn được ghi nhận trong pháp luật về kết hơn thời Pháp thuộc. Cũng có thể đánh giá rằng về mặt kỹ thuật lập pháp, đó cũng là bước tiến đáng kể làm phong phú thêm tri thức khoa học pháp lý [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)