ngƣời có họ trong phạm vi ba đời (khoản 3 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000)
Luật HN&GĐ năm 2000 đã giải thích "Những người có cùng dịng máu về trực hệ" bao gồm: cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội, cháu
ngoại [52, khoản 12 Điều 8]; "Những người có họ trong phạm vi ba đời" là:
những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì là đời thứ ba [52, khoản 13 Điều 8].
Việc pháp luật quy định cấm kết hôn đối với những trường hợp trên nhằm đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống được phát triển tốt, đảm bảo lợi ích gia đình và xã hội. Qua nghiên cứu trên cơ sở khoa học hiện đại và từ việc khảo sát điều tra trên thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng, những người có quan hệ huyết thống khơng thể kết hơn với nhau, bởi vì nếu những người này kết hơn với nhau thì con cái của họ sinh ra thường bị bệnh tật và những dị dạng. Theo PGS.TS Trần Đức Phấn, trưởng Bộ môn Y sinh học Di truyền, Đại học Y Hà Nội: những đứa trẻ được sinh ra từ những ơng bố bà mẹ có hơn nhân cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình thường khác. Điển hình của các bệnh máu này là Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền) và các bệnh chuyển hóa khác. Khả năng di truyền Thalassemia là bệnh di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường, đối với những cặp vợ chồng mang gen bệnh sẽ gây bệnh cho tất cả các con ở thế hệ tiếp theo với những dấu hiệu đặc trưng như da xanh xao (do thiếu máu), mũi tẹt, khuôn mặt bị biến dạng, bụng phình to, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm, đúng liệu trình. Đối với bệnh Hemophilia thì người mẹ mang gen bệnh chỉ truyền cho con trai và con gái mang gen lặn với biểu hiện dễ nhận biết nhất là chảy máu nhiều hơn và lâu hơn bình thường. Cả hai bệnh lý về máu này đều đòi hỏi người bệnh phải điều trị suốt đời để có cuộc sống bình
thường. Ngồi những bệnh lý về máu, hơn nhân cận huyết thống còn gây ra một số bệnh lý khác như mù màu, bạch tạng, da vảy cá… làm suy giảm chất lượng dân số, giống nòi và là gánh nặng cho gia đình, dịng họ và cả xã hội. Trong đó có một số bệnh gây ra nguy cơ tử vong rất cao…[1]. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỉ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, cao gấp ba lần so với những người bình thường. Cịn tỉ lệ trẻ bị dị tật thì cịn cao hơn nữa, gấp khoảng năm đến sáu lần [16]. Như thế, nếu kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, sự phát triển nòi giống.
Bên cạnh đó, mục đích của quy định cấm kết hơn đối với những người có quan hệ trên cịn nhằm làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình và phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc. Nếu những người này kết hôn với nhau sẽ phá vỡ tôn ti trật tự trong họ hàng, cách xưng hô; những chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục bị xâm phạm. Từ cổ xưa, ông cha ta đã cấm kết hơn giữa những người có cùng huyết thống dù gần hay xa, thậm chí là cấm kết hơn đến cả những người có cùng một họ. Vũ Văn Mẫu, trong "Cổ
luật Việt Nam lược khảo" đã chỉ ra rằng: Trên phương diện luân thường đạo
lý cũng như vì lý do sức khỏe và tương lai của giống nòi, nên luật pháp nước nào cũng cấm đốn việc kết hơn giữa các thân thích, chỉ khác nhau trong chi tiết cấm đốn các bậc thân sơ mà thơi. Theo quan niệm của Khổng giáo trong luật Trung Hoa, cũng như trong luật Việt Nam, các sự cấm đoán rất nghiêm khắc, rộng rãi, bao trùm tất cả các người cùng một họ [32, tr. 181-182]. Theo Hồng Đức Thiện Chính Thư, đoạn 277 có ghi: Cùng họ mà tương phối, là trái minh lệnh của luật pháp…, làm trái phép nước, không noi trật tự trưởng ấu trong họ, khác nào lòng dạ cầm thú; đem tình cốt nhục đổi làm tình vợ chồng, vậy khép vào tội trượng tám chục và xử phạt tội đồ [32, tr. 184].
Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định: Cấm kết hơn giữa những người cùng dịng máu về trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh
chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hơn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán [48, Điều 9]. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 đã không chỉ cấm kết hôn trong phạm vi ba đời mà cịn cấm kết hơn trong phạm vi bốn đời. Đến đời thứ năm thì việc kết hơn có thể được chấp nhận hoặc khơng được chấp nhận tùy theo phong tục tập quán từng địa phương. Do đó, có thể thấy rằng Luật HN&GĐ năm 1959 đã mở rộng phạm vi cấm kết hơn giữa những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ. Quan hệ thích thuộc về trực hệ là quan hệ giữa một bên vợ hoặc chồng với những người trong họ nhà vợ hay trong họ nhà chồng. Những người trong họ nhà vợ hay họ nhà chồng đó phải khơng được là những người cùng dịng máu về trực hệ. Như vậy, quan hệ thích thuộc về trực hệ là mối quan hệ giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể. Luật quy định như vậy vì được xây dựng trong giai đoạn mà các quan hệ về HN&GĐ vừa chuyển từ chế độ hôn nhân phong kiến sang chế độ gia đình XHCN, cịn chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tập tục cũ. Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 đã thu hẹp phạm vi cấm kết hôn là "ba đời". Nhiều quan điểm cho rằng cần quy định cấm kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi rộng hơn, vì xét về mặt khoa học, việc cấm kết hơn giữa những người có quan hệ gần là nhằm đảm bảo sức khỏe, sự lành mạnh của nòi giống, nên phạm vi cấm kết hôn rộng càng tạo ra những điều kiện tốt hơn cho việc tổ hợp gen, tạo nên những cơ thể mới với những đặc điểm sinh học vượt trội hơn, đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thế hệ mới, do đó, hiện nay có ý kiến cho rằng nên quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi năm đời; có ý kiến lại cho rằng, nên quy định cấm kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi bốn đời. Tuy nhiên, cũng theo tri thức của nền y học hiện đại, những người có quan hệ họ hàng từ đời thứ tư trở đi mà kết hơn với nhau thì khơng ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái. Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 1986 và năm 2000 quy định cấm kết hôn trong phạm vi ba đời.
Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định cấm kết hôn giữa những người có dịng máu trực hệ hoặc có họ hàng trong phạm vi nào đó. Pháp luật ở Bungari quy định cấm kết hơn giữa những người cùng dịng máu về trực hệ và những người thân thuộc bàng hệ trong bốn đời; Luật của Cộng hịa Pháp cấm kết hơn giữa những người cùng một dòng họ trong quan hệ trực hệ; cấm việc kết hơn giữa anh em, chị em chính thức hoặc ngồi giá thú trong bàng hệ trong bàng hệ; đồng thời nghiêm cấm việc kết hôn giữa chú, bác trai và cháu gái; giữa cô, bác gái và cháu trai dù quan hệ họ hàng là chính thức hay ngoài giá thú [41, Điều 161, 162, 163]; hay theo quy định của pháp luật Thái Lan: "Việc kết hôn không thể được thực hiện, nếu người đàn ơng và người đàn bà có quan hệ huyết thống trực hệ, quan hệ họ hàng trên dưới, hoặc anh em, chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ (cùng mẹ khác cha)" [3, Điều 1450].