quy định về cấm kết hôn
Nếu như hủy việc kết hôn trái pháp luật được coi là biện pháp chế tài của Luật HN&GĐ đối với các trường hợp vi phạm quy định về cấm kết hơn thì pháp luật hành chính và pháp luật hình sự cũng quy định các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm các trường hợp cấm kết hôn.
* Pháp luật hành chính
Theo quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã thì: người kết hơn trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính dưới hình thức phạt tiền, người tổ chức kết hơn trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính dưới hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền:
Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tịa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó [8].
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hơn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hơn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
- Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Có thể thấy, so với Nghị định số 87/2001 thì Nghị định số 110/2013 đã có nhiều điểm mới trong quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm các
trường hợp cấm kết hơn: bỏ hình phạt bổ sung và tăng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm, ngoài ra theo Điều 48, hành vi "kết hôn giữa những người cùng giới tính" khơng bị xử phạt nữa. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là bởi mức phạt trong Nghị định số 87/2001 còn thấp, chưa đủ sức răn đe nhằm nâng cao mức tuân thủ của cá nhân. Việc không xử phạt hành vi "kết hơn giữa những người cùng giới tính" là bởi các lý do sau:
- Việc xử phạt hành vi "kết hôn giữa những người cùng giới tính" là khơng khả thi trên thực tế: Luật pháp hiện hành của nước ta quy định "Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hơn". Việc hai người có cùng giới tính muốn đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chắc chắn sẽ khơng được chấp nhận. Do đó, hành vi "kết hơn giữa những người cùng giới tính" khơng xảy ra trên thực tế và xử lý một hành vi khơng có trên thực tế là điều khơng cần thiết.
- Việc quy định xử phạt hành vi "kết hôn giữa những người cùng giới tính" dẫn đến cách hiểu sai của một số cơ quan, chính quyền địa phương: Có khơng ít trường hợp chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với những đám cưới của những người cùng giới tính, ví dụ như đám cưới của cặp đơi đồng tính nam tại Kiên Giang. Quyết định xử phạt sai của chính quyền địa phương xuất phát từ cách hiểu sai về "kết hôn" và "đám cưới", dẫn đến việc lấy quy định xử phạt hành vi kết hơn giữa những người cùng giới tính để xử phạt những đám cưới giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, mức xử phạt tại Điều 47, 48 của Nghị định số 110/2013 là tương đối phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo được tính răn đe đối với các cá nhân và quy định mới này cũng sẽ chấm dứt việc áp dụng sai để xử phạt những đám cưới của những người đồng tính.
* Pháp luật hình sự
Việc vi phạm các trường hợp cấm kết hôn, nếu mức vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo các chế tài hình sự. Chương XV Bộ luật Hình sự
năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định các tội phạm cụ thể xâm phạm chế độ HN&GĐ, trong đó, các điều khoản quy định các tội phạm vi phạm các trường hợp cấm kết hôn:
- Đối với trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng: Sau khi đã áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục kết hợp với việc xử phạt mà vẫn không chịu sửa chữa, lại tái phạm gây hậu quả nghiêm trọng như: làm cho gia đình nạn nhân tan nát, vợ chồng chia lìa, cha mẹ chia lìa con cái hoặc việc đó chưa đến mức tan vỡ gia đình nhưng cuộc sống của gia đình căng thẳng làm cho con cái bị ảnh hưởng, hư hỏng,…, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tịa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [51].
- Đối với trường hợp vi phạm về việc kết hơn với người có họ hàng thân thuộc, Điều 150 Bộ luật Hình sự quy định: "Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm" [51]. Như vậy, chỉ có những người cùng dịng máu về trực hệ kết hôn với nhau mới bị xử lý hình sự về tội loạn luân. Cịn những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn lại không bị coi là tội phạm. Thực tế thời gian qua
khi giải quyết các vụ hình sự đã có một số người vi phạm điều cấm của Luật HN&GĐ như tội giao cấu với cháu, cơ, chú, bác ruột,…(có họ trong phạm vi ba đời) và đã bị Tòa xử lý về tội loạn luân. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự thì khơng coi đây là tội phạm và những trường hợp này bị xem là kết án oan sai và đương nhiên đương sự có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Thiết nghĩ pháp luật hình sự nên bổ sung thêm trường hợp kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời vào Điều 150 Bộ luật Hình sự bởi một khi Luật HN&GĐ đã quy định các trường hợp cấm kết hôn tức là đã cân nhắc kỹ lưỡng tác hại của hành vi vi phạm đến đời sống xã hội mà nếu khơng cấm thì khơng đảm bảo cho xã hội phát triển một cách lành mạnh. Hơn nữa việc kết hơn giữa những người có họ hàng gần như vậy không thể chỉ dừng lại ở xử lý hành chính mà cần phải thêm chế tài hình sự đối với những trường hợp vi phạm này.
Ngoài ra, Điều 146 Bộ luật Hình sự cịn quy định: "Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ" [51]; Điều 148 quy định: "Tội tổ chức tảo hơn, tội tảo hơn" [51]. Những tội này có các hành vi khách quan cấu thành tội phạm là những tình tiết nghiêm trọng, biết rõ hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm, đã bị TAND quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật nhưng vẫn tiếp tục duy trì.
Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000, khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Tịa án u cầu Viện kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp khơng đồng ý thì Tịa án có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên xem xét. Nếu Viện kiểm sát cấp trên cũng khơng đồng ý thì tịa án tiếp tục giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung.
Chương 3